3.4 Một số kiến nghị nhằm đối phó với các rào cản thƣơng mại đối với hàng
3.4.3. Kiến nghị đối với Chính phủ
Theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thƣơng mại hiện nay, các rào cản về thuế dần đƣợc loại bỏ nhƣng những rào cản về kỹ thuật mà cụ thể là hàng loạt quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng, tiêu chuẩn môi trƣờng… sẽ đƣợc các nƣớc sử dụng ngày một nhiều để bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc. Trong khi đó, các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) vẫn còn lạc lậu, chƣa hài hoà với khu vực và quốc tế và thƣờng không đƣợc đối tác công nhận sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản Chính phủ cần thực hiện các công tác sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các đối tƣợng liên quan trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trƣờng Hoa Kỳ về đảm bảo chất lƣợng, an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm thủy sản.
Chính phủ cần có biện pháp để Hoa Kỳ công nhận kết quả xét nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với các sản phẩm thuỷ sản. Việc này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đƣa thủy sản sang thị trƣờng Hoa kỳ, nhằm hạn chế tối đa rủi ro do sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng đƣợc các yêu cầu của nƣớc nhập khẩu dẫn đến sản phẩm không đƣợc đem vào tiêu thụ, phải tái xuất sang nƣớc khác hoặc phải mang về gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Thông qua đàm phán, thỏa thuận với FDA Hoa Kỳ để có sự trợ giúp trong việc phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ cho các đối tƣợng có liên quan của Việt Nam nhằm giúp các đối tƣợng này đảm bảo an toàn thủy sản, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn mà thị trƣờng Hoa Kỳ đƣa ra, hạn chế tối đa rủi có thể gặp phải.
Bên cạnh đó, do các nguồn lực của Việt Nam hiện còn có những hạn chế, Chính phủ cần tiến hành có các khoá đào tạo ngắn hạn về chế biến thuỷ sản, giám định, xuất khẩu, thu mua và chứng nhận chất lƣợng sản phẩm dƣới sự hƣớng dẫn của FDA của Hoa Kỳ và các chuyên gia về thuỷ sản.
Thứ hai, Chính phủ cần có các tiêu chuẩn, biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng, dƣ lƣợng thuốc kháng sinh và hóa chất độc hại đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ; thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản để có thể nhận diện một thực phẩm, kịp thời
loại bỏ sản phẩm thuỷ sản không đảm bảo an toàn thực phẩm từ thị trƣờng và cơ sở phân phối nhằm bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng và chính lợi ích của những ngƣời xuất khẩu thuỷ sản. Đồng thời thƣờng xuyên tuyên truyền rộng rãi tại cấp cơ sở, triển khai các lớp tập huấn cho ngƣ dân và các nhà sản xuất, khuyến cáo họ không sử dụng các chất kháng sinh và các hoá chất độc hại nhằm tạo dựng một môi trƣờng thuỷ hải sản sạch nhằm đảm bảo các lô hàng xuất khẩu sau khi rời Việt Nam sẽ không bị vƣớng mắc bởi các tiêu chuẩn khắt khe và có thể là các rào cản đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Cần có chế độ thanh, kiểm tra nghiêm túc, chặt chẽ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để các doanh nghiệp kịp thời, nhanh chóng khắc phục các thiếu sót; có chế tài xử lý nghiêm và mạnh tay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng kém chất lƣợng gây ảnh hƣởng tới uy tín chung cho cả ngành.
Thứ ba, cần xây dựng quy hoạch cụ thể vùng nuôi thủy sản tập trung với quy mô lớn, có đầu tƣ thủy lợi hoàn chỉnh để tránh tình trạng nuôi tự phát, thả tràn lan, ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc, gây dịch bệnh và khó kiểm soát nếu dịch bệnh xảy ra. Có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tƣ vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch, đánh bắt để bảo đảm sản phẩm có năng suất cao, chất lƣợng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lƣợng lớn. Cần có chính sách phát triển nguồn giống chất lƣợng cao và đủ khả năng cung cấp cho ngành nuôi trồng. Phát triển các ngành trồng trọt chế biến nguyên liệu làm thức ăn cho ngành nuôi trồng, hạn chế nhập khẩu để làm giảm giá thành.
Thứ tư, Chính phủ cần chú trọng đến công tác xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại cho ngành thủy sản, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đƣa sản phẩm tiếp cận thị trƣờng; tham gia hội chợ hoặc hội
thảo chuyên đề thị trƣờng để nắm bắt tập quán và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng ở từng nơi từng lúc, thông tin phản hồi cho sản xuất để nâng chất lƣợng sản phẩm sát nhu cầu thị trƣờng.
Thứ năm, Chính phủ cần quan tâm, đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, ngoài việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề. Vì vậy, Chính phủ cần tổ chức nhiều chƣơng trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực để tạo ra đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề, mở các trung tâm đào tạo công nhân cho các khu chế biến, tránh tình trạng nhận các công nhân phổ thông không qua đào tạo. Đồng thời Việt Nam nên phối hợp với các nƣớc để gửi cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trẻ, còn triển vọng ra đào tạo ở nƣớc ngoài.
Ngoài vấn đề chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật, Viêt Nam cần phải quan tâm đào tạo để đội ngũ cán bộ thƣơng mại nhằm góp phần đƣa sản phẩm thủy sản có chất lƣợng cao tới thị trƣờng. Mặt khác, thị trƣờng Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật khá phức tạp, bao gồm luật pháp của liên bang và luật pháp của riêng từng bang vì vậy, việc đào tạo, nâng cao năng lực về pháp luật, chính sách của Hoa Kỳ cho các cán bộ xuất nhập khẩu cũng cần đƣợc chú trọng để các doanh nghiệp tránh bị thua thiệt khi tham gia kinh doanh tại thị trƣờng này.
Thứ sáu, Chính phủ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn đầu tƣ để cải tạo và xây dựng mới hệ thống nhà kho bảo quản hợp lý với kỹ thuật, công nghệ bảo quản phù hợp, đầu tƣ trang thiết bị, nhà xƣởng; có các chính sách định hƣớng nhằm thúc đẩy việc phát triển đánh bắt thủy sản xa
bờ, hạn chế phát triển đánh bắt ven bờ để khối lƣợng đánh bắt có số lƣợng lớn, đạt chất lƣợng cao.
Thứ bẩy, Chính phủ cần quan tâm, sửa đổi lại các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan nhằm giảm bớt các thủ tục, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện công tác xuất khẩu; Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trong nƣớc để đƣợc công nhận trên trƣờng quốc tế, đủ khả năng bảo vệ doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp bất đồng thƣơng mại.
Thứ tám, Chính phủ cần nâng cao chức năng của hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin thị trƣờng, doanh nghiệp để hiệp hội ngành hàng thực hiện tốt chức năng là sợi dây kết nối giữa chính phủ và doanh nghiệp, là pháp nhân thay mặt nhà nƣớc đại diện cho doanh nghiệp. Đồng thời Chính phủ cần có các cơ chế can thiệp kịp thời khi có biến động mạnh về giá cả và thị trƣờng tiêu thụ nhằm bảo đảm quyền lợi của ngƣời sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, cũng nhƣ duy trì chiến lƣợc phát triển lâu dài cho sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.
KẾT LUẬN
Xu hƣớng tự do hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa thị trƣờng, dỡ bỏ các rào cản thƣơng mại cản trở sự di chuyển của các luồng hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, trên thực tế bên cạnh việc cắt giảm dần mức thuế xuất nhập khẩu, các quốc gia vẫn không từ bỏ hoàn toàn các công cụ phi thuế quan nhằm thực hiện một số mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Trong khi mức thuế xuất nhập khẩu dần giảm về 0%, các rào cản phi thuế quan, rào cản kỹ thuật với những ƣu điểm nổi trội đang đƣợc các nƣớc phát triển trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ sử dụng ngày càng nhiều. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói riêng những thách thức không nhỏ khi muốn chiếm lĩnh thị trƣờng tiềm năng này.
Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng từ chính bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ và Hiệp hội sản xuất chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng cần phải đóng vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vƣợt qua các rào cản, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan thông qua các hoạt động tạo dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ tiếp cận vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ cung cấp thông tin, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp thƣơng mại,…
Thông qua nghiên cứu các rào cản thƣơng mại, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan đối với ngành thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, Luận văn với chủ đề trên đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng đúng mục đích nghiên cứu đã đề ra.
Về mặt lý luận, đã hệ thống hoá đƣợc một số vấn đề lý luân về rào cản thƣơng mại nói chung và các rào cản thƣơng mại áp dụng đối với sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu tại thị trƣờng Hoa Kỳ nói riêng.
Về mặt thực tiễn, đã nêu ra các rào cản thƣơng mại mà mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam gặp phải tại thị trƣờng Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 1994 đến nay. Từ đó, đánh giá các ƣu điểm, nhƣợc điểm trong nỗ lực vƣợt qua các rào cản thƣơng mại của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam; đề xuất đƣợc các giải pháp, khuyến nghị nhằm vƣợt qua các rào cản thƣơng mại, đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trƣờng này.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ đã nêu trên, luận văn vẫn còn nhiều hạn chế không thể tránh khỏi. Luận văn chƣa thể thống kê hoàn toàn đầy đủ các rào cản Hoa Kỳ đã áp dụng với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1994 đến nay; nội dung đƣợc đề xuất trong luận văn mới chỉ dừng lại ở việc đƣa ra những giải pháp mang tính định hƣớng. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thế giới luôn biến động, các thông tin và số liệu thu thập đƣợc có thể còn thiếu sót và chƣa cập nhật đầy đủ. Vì vậy, để có những giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản bền vững sang thị trƣờng Hoa Kỳ cần có thêm những đề tài nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn về việc đáp ứng các rào cản thƣơng mại của thị trƣờng Hoa Kỳ đối với sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1 Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhƣợng (2009), Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thuỷ sản Việt Nam, Nxb. chính trị quốc gia.
2 Nguyễn Văn Bình (2006), Cẩm nang thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế giới. 3 Tạ Hà (2013), “Hàng thuỷ sản bị từ chối có phải vì kém an toàn thực phẩm”, Bản tin thương mại thuỷ sản số 12 – 2013, ngày 29/3/2013.
4 Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) (2012), “Báo cáo xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2012”.
5 Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) (2009), “Đĩa CD thống kê xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1998 – 2008”.
6 Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Bản tin tuần thƣơng mại thuỷ sản từ năm 2009 đến 2012.
7 Đào Thị Thu Giang (2009), Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Tài chính.
8 Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại, Nxb Lao động xã hội.
9 Trần Văn Nam, Hàng rào kĩ thuật của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Năm 2006.
10 Trịnh Việt Tiến (2003), Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, Nxb Thống kê.
11 Đinh Văn Thành (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế, Nxb Thống kê.
12 Võ Thanh Thu (2002), Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, Nxb thống kê.
13 Võ Thanh Thu, Đoàn Thị Hồng Vân, Nguyễn Đông Phong (2009), “Cẩn nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam”, Nxb Lao động – Xã hội.
14 Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền (2009), “Cẩm nang rào cản thương mại quốc tế đối với mặt hàng nông lâm thuỷ sản xuất nhập khẩu của Việt Nam”, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
15 Vũ Thị Bạch Tuyết (2003), “Các rào cản thƣơng mại quốc tế mới”, Tạp chí tài chính Số 11 [tr. 61 – 63].
16 Thủ tƣớng Chính phủ (2010), Quyết định số 1690/QĐ-CP ngày 16/9/2010 phê duyệt Chiến lƣợc phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.
17 Viện Kinh tế quy hoạch thuỷ sản - Tổng cục thuỷ sản, “dự thảo Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
Website
18 Nguyễn Hữu Dũng (2013), “Cú đánh úp 14/3 với cá tra Việt Nam”,
http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news.
19 Hải Hà (2011), “Thị trƣờng thuỷ sản Mỹ và cơ hội cho Việt Nam”,
http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/chuyengiatuvan/59555/
20 Doãn Công Khánh (2013), “Hàng Việt Nam trong “cuộc chiến” với rào cản thƣơng mại quốc tế”, trang thông tin điện tử tạp chí Cộng sản http://www.tapchicongsan.org.vn
21 “Giới thiệu biểu thuế nhập khẩu Hoa Kỳ”, http://www.vietnam- ustrade.org/index.php?f=news&do=detail&id=1&lang=vietnamese.
22 “Nhìn lại những vụ kiện tôm xuất khẩu của Việt Nam tại Mỹ”, http://gafin.vn/20130122044139286p39c45/nhin-lai-nhung-vu-kien-tom-xuat- khau-viet-nam-tai-my.htm.
23 Trang thông tin thị trƣờng hàng hoá việt Nam, Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thƣơng Mại - Bộ Công Thƣơng (VITIC), “Kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ quí I/2010 tăng so với cùng kỳ”,
http://www.vinanet.com.vn
24 Trang thông tin về WTO và tiếp cận thị trƣờng, http://wto.nciec.gov.vn, “Bản chất của các rào cản thƣơng mại quốc tế hiện đại và cam kết của Việt Nam”.
25 Trang thông tin điện tử của Bộ Công thƣơng, “Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ công bố quyết định sơ bộ của cuộc rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 7 đối với sản phẩm Tôm nƣớc ấm đông lạnh xuất khẩu Việt Nam”,
http://www.moit.gov.vn
26 www.chongbanphagia.vn, trang web về chống bán phá giá của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam.
27 www.vasep.com.vn, trang web của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
28 www.vietfish.org, trang web của tạp chí Thƣơng mại thuỷ sản. 29 www.thuysanvietnam.com.vn, trang web của Tạp chí thuỷ sản.
30 www.agroviet.gov.vn, trang web của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
31 www.nafiqad.gov.vn, trang web của Cục quản lý chất lƣợng nông lâm sản và thuỷ sản.
32 www.fistenet.gov.vn, trang web của Tổng cục thuỷ sản
33 www.customs.gov.vn, trang web của Tổng cục Hải quan Việt Nam 34 www.spsvietnam.gov.vn, trang web của Văn phòng quốc gia SPS Việt Nam.
35 www.tbtvn.org, trang web của Văn phòng tƣ vấn và hỏi đáp quốc gia