Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách áp dụng cho địa bàn nghiên cứu gồm: Nhóm chỉ tiêu về kinh tế và nhóm chỉ tiêu về xã hội (văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế).

Nhóm chỉ tiêu về kinh tế:

- Tổng số các khoản thu, chi NSNN.. - Chi trong cân đối: Chi thƣờng xuyên. - Chi quản lý qua ngân sách.

- Số tạm ứng chi ngoài ngân sách. - Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới.

Nhóm chỉ tiêu về xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm.

- Tỷ lệ hộ đói, nghèo.

- Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hoá mới.

- Tỷ lệ hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN TẠI HUYỆN VIỆT YÊN, HUYỆN BẮC GIANG 3.1. Khái quát chung về huyện Việt Yên

3.1.1. Đặc điểm địa lý hành chính và điều kiện tự nhiên.

Việt Yên là một vùng đất cổ, xuất hiện khá sớm từ thời Hùng Vƣơng - An Dƣơng Vƣơng, Việt Yên thuộc huyện Tây Vu, bộ Vũ Ninh của nhà nƣớc Văn Lang - Âu Lạc.

Thời Bắc thuộc, Việt Yên vẫn thuộc huyện Tây Vu, huyện Giao Chỉ. Thời Lý, sau chiến thắng quân Tống vào mùa Xuân năm 1077, một vùng đất ven tả ngạn sông Cầu đối diện với Nhƣ Nguyệt - Thị Cầu, Vạn Xuân đƣợc lập ra thành một đơn vị hành chính mới - huyện Yên Việt, thuộc phủ Bình Lỗ, lộ Bắc Giang. Tên gọi Yên Việt tồn tại tới thế kỷ XIX. Tháng 7 năm 1820, (năm Minh Mệnh thứ nhất), huyện Yên Việt đổi tên thành huyện Việt Yên.

Năm 1962, Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết sáp nhập hai huyện Bắc Giang và Bắc Ninh thành huyện Hà Bắc và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1963, huyện Việt Yên thuộc huyện Hà Bắc.

Năm 1996, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bộ máy hành chính hai tỉnh hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Từ đó đến nay, huyện Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang.

Trải qua quá trình lịch sử, địa giới hành chính huyện Việt Yên cũng có nhiều thay đổi. Đến nay huyện Việt Yên có 19 đơn vị hành chính bao gồm 2 thị trấn và 17 xã.

Về địa lý: Huyện Việt Yên thuộc vùng trung du của tỉnh Bắc Giang nằm giữa lƣu vực sông Cầu và sông Thƣơng, có diện tích tự nhiên 17.135 ha. So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tƣơng đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 12km. Phía Bắc giáp huyện Tân Yên, Phía Nam giáp

thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ (Bắc Ninh), Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang Phía Tây giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và huyện Hiệp Hoà.

Thời tiết, khí hậu ở Việt Yên tƣơng tự nhƣ các vùng xung quanh, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, lƣợng mƣa bình quân hàng năm là 1.504mm (năm cao nhất là 2.004 mm, năm thấp nhất 957 mm), độ ẩm không khí là 81,2%. Nhìn chung, thời tiết Việt Yên rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội.

Về đặc điểm xã hội:

Theo kết quả điểu tra năm 2014, dân số trung bình của Việt Yên là 165.561 ngƣời (chiếm trên 10% dân số huyện Bắc Giang), trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 70.000 ngƣời, chiếm 45% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm 95%. Mật độ bình quân 910 ngƣời/km2 (gấp 2,3 lần mật độ của huyện); sự phân chia dân cƣ không đồng đều, trong khi các xã phía Bắc huyện có mật độ bình quân 700 ngƣời/km2 thì các xã ở phía Nam huyện nhƣ Quảng Minh có mật độ 1.698 ngƣời/km2, Tăng Tiến 1.506 ngƣời/km2…

Dân cƣ trong huyện đa số là ngƣời Kinh, sống chủ yếu bằng nghề nông, c- ƣ trú trong các xóm làng đƣợc lập nên từ lâu đời. Ngoài sản xuất nông nghiệp, một số làng có các ngành nghề truyền thống nhƣ làng Thổ Hà sản xuất đồ gốm, làng Vân (Yên Viên) nấu rƣợu, làng Phúc Tằng đan lát, làng Ninh Khánh rèn sắt. Ở rải rác các làng còn có nghề thợ nề, thợ mộc, làm bún, bánh, ƣơm tơ, dệt lụa. Do có điều kiện thuận lợi của dòng sông Cầu, làng Yên Viên từng là lỵ sở của huyện Yên Việt là nơi giao thƣơng sầm uất. Nhiều chợ phiên của huyện, của tổng phát triển nhƣ chợ Thổ Hà, chợ Vân (xã Vân Hà), Chợ Nhẫm (xã Trung Sơn), chợ Bích Động (thị trấn Bích Động), chợ Nếnh (thị trấn Nếnh), chợ Lai (xã Nghĩa Trung)…

Toàn huyện có 328,7 km đƣờng bộ, trong đó đƣờng quốc lộ có 23 km, huyện lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km. Ngoài ra còn khoảng 520 km đƣờng thôn, xóm xe cơ giới qua lại đƣợc. Hàng năm cứng hoá thêm mặt đƣờng bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng khoảng 15 - 20%. Đƣờng sắt chạy qua 15 km với ga Sen Hồ. Đƣờng sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Tất cả các xã đều có cơ sở bƣu điện văn hoá xã tại khu trung tâm.

Về đặc điểm kinh tế:

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, công nghiệp-xây dựng chiếm 69,7%, tăng 3,7%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 15,3%, cao hơn 3,3%;dịch vụ chiếm 15%. Sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển; an sinh xã hội đƣợc bảo đảm, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên.

Kinh tế huyện Việt Yên đang trên đà phát triển, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều khu công nghiệp lớn điển hình là khu công nghiệp Đình Trám nơi có Nhà máy ô tô Hyundai lớn nhất Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Châu trong quần thể cụm khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ với cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, Khu công nghiệp Hoàng Mai….

Ngoài ra, Việt Yên có những làng rau xanh lớn là Quang Minh,Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thƣợng, Hạ... nơi đây cung cấp ra cho cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu. Trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang, Việt Yên là huyện có thế mạnh nhất. Đây là một miền đất cổ, có bề dày lịch sử, có nhiều làng nghề thủ công nghiệp truyền thồng với một số sản phẩm truyền thống của địa phƣơng nhƣ: Rƣợu Làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến, mỳ và bánh đa nem Thổ Hà.... Đây là cơ sở để đầu tƣ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.

Để phát huy đƣợc ƣu thế sẵn có về thủ công nghiệp và ngành nông thôn, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình “nâng cao chất lƣợng sản

xuất nông nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới”, trong đó áp dụng các cơ chế hỗ trợ; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tập trung khắc phục các yếu tố bất lợi về thời tiết, dịch bệnh; đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp; đƣa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp; quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất rau hàng hoá; tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến sau thu hoạch. Đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng nông nghiệp, tập trung chỉ đạo dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng cánh đồng mẫu, mở rộng quy mô sản xuất, tạo tiền đề để tích tụ ruộng đất và ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hƣởng ứng chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, nhiệm kỳ qua toàn huyện tập trung các nguồn lực thông qua xã hội hóa và nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ đạt 349,528 tỷ đồng. Hiện nay, toàn huyện có trên 5.800 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm ổn định cho trên một vạn lao động, với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/ngƣời/tháng.

3.2. Thực trạng công tác chi thƣờng xuyên NSNN tại huyện Việt Yên.

3.2.1. Tình hình chi thường xuyên NSNN huyện Việt Yên

Hệ thống các văn bản pháp luật qui định về quản lý chi thường xuyên:

Công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại địa phƣơng đƣợc thực hiện theo sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật của Trung ƣơng và địa phƣơng với văn bản cao nhất là Luật NSNN số 01/2002/QH11, ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qui định về tổng thể công tác quản lý thu chi ngân sách nói chung và chi thƣờng xuyên nói riêng. Bên cạnh đó, các văn bản dƣới luật với các Thông tƣ, Nghị định đƣợc ban hành nhằm hƣớng dẫn luật và qui định chi tiết đối với chi thƣờng xuyên nhƣ: Nghị định của Chính Phủ, số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Ngân sách; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa

phƣơng; Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành Luật Ngân sách; Thông tƣ 60/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phƣờng, thị trấn, Thông tƣ 01/2007/TT- BTC ngày 20/1/2007 của Bộ Tài chính, hƣớng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đƣợc NSNN hỗ trợ và NS các cấp...

Cùng với các văn đƣợc Bộ Tài chính ban hành, HĐND, UBND tỉnh và Sở Tài chính cũng đã ban hành một số văn bản qui định, hƣớng dẫn chi tiết đối với công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại địa phƣơng nhƣ: Nghị quyết Số: 31/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Quy định định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc năm 2011 của các cấp chính quyền địa phƣơng tỉnh Bắc Giang; Quyết định Số: 800/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang qui định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH- CN có sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.... Ngoài ra, hàng năm HĐND, UBND huyện cùng phòng Tài chính – Kế hoạch huyên cũng ban hành những văn bản hƣớng dẫn chi tiết đối với công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN đối với các đơn vị sử dụng NS trên địa bàn huyện.

Qui mô ngân sách huyện:

Giai đoạn 2013 - 2015 mặc dù có chịu ảnh hƣởng bởi dƣ âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung, nhƣng số thu ngân sách trên địa bàn vẫn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, tiếp tục duy trì chủ động nguồn thu ngân sách, đảm bảo chi thƣờng xuyên và tăng chi đầu tƣ. Kết quả đó có đƣợc là do huyện đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện luật NSNN và các chế độ quản lý kinh tế tài chính, từng bƣớc đƣa công tác quản lý tài chính vào việc hoạt động có nề nếp từ việc chấp hành

đến quyết toán NS, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế-xã hội của địa phƣơng.

UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo các phòng, ban, ngành thực hiện dự toán NS bám sát mục tiêu và Nghị quyết đảng ủy, HĐND. Việc xây dựng và thực hiện dự toán chi NS luôn đƣợc đảm bảo sát với các quy định của pháp luật về NSNN, đã bám sát các mục tiêu nhiệm vụ chính trị của huyện và Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở trong công tác lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ.

Bảng 3.1: Thu - Chi NSNN huyện Việt Yên (Giai đoạn 2013 – 2015)

ĐVT: Triệu đồng

STT Năm Thu NSNN Chi NSNN

1 2012 395.551 335.070

2 2013 619.095 587.464

3 2014 777.270 738.689

4 2015 801.948 757.176

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo NSNN và báo cáo tình hình KTXH

Nhìn chung trong giai đoạn 2012-2015, các khoản thu NSNN trên địa bàn huyện Việt Yên đều tăng khá nhanh và bình quân tăng khoảng 28,41% năm. Trong đó: Năm 2013, tổng thu NS địa phƣơng của Huyện Việt Yên đạt 619.095 triệu đồng, tăng 156.51% so với cùng kỳ năm 2012. Năm 2014, tổng thu NSNN của Huyện Việt Yên đạt 777.270 triệu, tăng 125,6% so với cùng kỳ 2013. Năm 2015, tổng thu ngân sách huyện đạt 801.948 triệu đồng, tăng 103.17% so với cùng kỳ.

Đối với chi ngân sách, cùng với đà tăng thu ngân sách, chi ngân sách của Huyện Việt Yên cũng có xu hƣớng phát triển nhƣ thu ngân sách, cụ thể: Năm 2013, tổng chi NS địa phƣơng: 587.464 triệu đồng, tăng 175,33% so với cùng

kỳ 2012 và bằng 94,89% mức thu NS. Năm 2014, tổng chi NS của địa phƣơng: 738.689 triệu đồng, tăng 125,91% so với cùng kỳ 2013 và bằng 95,03% so với tổng thu. Năm 2015, tổng chi NS địa phƣơng: 757.176 triệu đồng, tăng 128.89% so với cùng kỳ 2014 và bằng 94.42% tổng thu NS.

Qui mô chi thường xuyên:

Chi NSNN cấp huyện gồm: Chi cho đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên, chi bổ sung cho ngân sách xã, chi chuyển nguồn ngân sách cấp huyện năm trƣớc sang năm sau.

Bảng 3.2. Tổng hợp các khoản chi NSNN tại Huyện Việt Yên (Giai đoạn 2013 - 2015)

ĐVT: Triệu đồng

Chi ngân sách 2013 2014 2015

A. Tổng chi cân đối NS 580.604 732.415 751.038

- Chi đầu tƣ phát triển 87.774 120.052 134.726 - Chi thƣờng xuyên 325.639 396.879 407.214 - Chi bổ sung NS cấp dƣới 100.106 130.215 122.090 - Chi chuyển nguồn năm sau 57.463 72.513 72.616 - Chi chƣơng trình mục tiêu 2.942 9.843 12.229 - Chi nộp NS cấp trên 1.007 854 800 - Chi từ nguồn thu phạt ATGT 5.670 2.052 1.361

B. Chi quản lý qua NS 7.331 6.273 6.384

Tổng số 587.464 738.689 757.422

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo NSNN và báo cáo tình hình KTXH

Thực hiện tiết kiệm chi thƣờng xuyên NSNN nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mô, đảm bảo an sinh xã hội và khắc phục tình trạng mất cân đối NS do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế. Các cơ quan, ban ngành hƣởng thụ NSNN trên địa bàn huyện đã tăng cƣờng quản lý chi tiêu công, đảm bảo chặt chẽ, đúng qui định, thực hiện tốt việc tiết kiệm, chống lãng phí và công khai

cấu tổng chi NS có xu hƣớng giảm chậm, cụ thể là năm 2013 chi thƣờng xuyên chiếm 55.43% tổng chi NS, 53,76% tổng chi NS năm 2014, 53,73% tổng chi NS năm 2015. Vì chi thƣờng xuyên là khoản chi mang tính chất chủ yếu nuôi bộ máy quản lý nhà nƣớc và cung cấp các dịch vụ công cộng chủ yếu cho ngƣời dân nên hầu nhƣ mức chi ít có biến động và không chịu ảnh hƣởng nhiều bởi tình hình kinh tế của huyện cũng nhƣ của tỉnh và cả nƣớc.

Tuy nhiên về số tuyệt đối, số chi vẫn tăng, tỷ lệ tăng trong giai đoạn từ 2013 đến 2015 năm sau so với năm trƣớc lần lƣợt là 13,58% và 2.6%. Tốc độ tăng chi thƣờng xuyên đã có dấu hiệu giảm xuống, điều này cho thấy các chính sách về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm chi tiêu của địa phƣơng đã phát bắt đầu phát huy đƣợc hiệu quả tƣơng đối. Tuy nhiên, do do sự phình to của bộ máy nhà nƣớc với đội ngũ nhân sự gia tăng làm cho quĩ lƣơng tăng lên là nguyên nhân chi thƣờng xuyên vẫn tăng lên qua các năm.

Bảng 3.3. Cơ cấu chi NSNN theo phân cấp tại Huyện Việt Yên (Giai đoạn 2013-2015) ĐVT: Triệu đồng Chi ngân sách 2013 2014 2015 NS huyện NS xã NS huyện NS xã NS huyện NS xã A.Tổng chi cân đối

NS 434.373 146.231 509.406 223.009 516.064 234.947 - Chi đầu tƣ phát triển 27.660 60.114 19.221 100.832 31.415 103.311

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)