Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về huyện Việt Yên

3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội

Về đặc điểm xã hội:

Theo kết quả điểu tra năm 2014, dân số trung bình của Việt Yên là 165.561 ngƣời (chiếm trên 10% dân số huyện Bắc Giang), trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 70.000 ngƣời, chiếm 45% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm 95%. Mật độ bình quân 910 ngƣời/km2 (gấp 2,3 lần mật độ của huyện); sự phân chia dân cƣ không đồng đều, trong khi các xã phía Bắc huyện có mật độ bình quân 700 ngƣời/km2 thì các xã ở phía Nam huyện nhƣ Quảng Minh có mật độ 1.698 ngƣời/km2, Tăng Tiến 1.506 ngƣời/km2…

Dân cƣ trong huyện đa số là ngƣời Kinh, sống chủ yếu bằng nghề nông, c- ƣ trú trong các xóm làng đƣợc lập nên từ lâu đời. Ngoài sản xuất nông nghiệp, một số làng có các ngành nghề truyền thống nhƣ làng Thổ Hà sản xuất đồ gốm, làng Vân (Yên Viên) nấu rƣợu, làng Phúc Tằng đan lát, làng Ninh Khánh rèn sắt. Ở rải rác các làng còn có nghề thợ nề, thợ mộc, làm bún, bánh, ƣơm tơ, dệt lụa. Do có điều kiện thuận lợi của dòng sông Cầu, làng Yên Viên từng là lỵ sở của huyện Yên Việt là nơi giao thƣơng sầm uất. Nhiều chợ phiên của huyện, của tổng phát triển nhƣ chợ Thổ Hà, chợ Vân (xã Vân Hà), Chợ Nhẫm (xã Trung Sơn), chợ Bích Động (thị trấn Bích Động), chợ Nếnh (thị trấn Nếnh), chợ Lai (xã Nghĩa Trung)…

Toàn huyện có 328,7 km đƣờng bộ, trong đó đƣờng quốc lộ có 23 km, huyện lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km. Ngoài ra còn khoảng 520 km đƣờng thôn, xóm xe cơ giới qua lại đƣợc. Hàng năm cứng hoá thêm mặt đƣờng bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng khoảng 15 - 20%. Đƣờng sắt chạy qua 15 km với ga Sen Hồ. Đƣờng sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Tất cả các xã đều có cơ sở bƣu điện văn hoá xã tại khu trung tâm.

Về đặc điểm kinh tế:

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, công nghiệp-xây dựng chiếm 69,7%, tăng 3,7%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 15,3%, cao hơn 3,3%;dịch vụ chiếm 15%. Sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển; an sinh xã hội đƣợc bảo đảm, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên.

Kinh tế huyện Việt Yên đang trên đà phát triển, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều khu công nghiệp lớn điển hình là khu công nghiệp Đình Trám nơi có Nhà máy ô tô Hyundai lớn nhất Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Châu trong quần thể cụm khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ với cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, Khu công nghiệp Hoàng Mai….

Ngoài ra, Việt Yên có những làng rau xanh lớn là Quang Minh,Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thƣợng, Hạ... nơi đây cung cấp ra cho cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu. Trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang, Việt Yên là huyện có thế mạnh nhất. Đây là một miền đất cổ, có bề dày lịch sử, có nhiều làng nghề thủ công nghiệp truyền thồng với một số sản phẩm truyền thống của địa phƣơng nhƣ: Rƣợu Làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến, mỳ và bánh đa nem Thổ Hà.... Đây là cơ sở để đầu tƣ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.

Để phát huy đƣợc ƣu thế sẵn có về thủ công nghiệp và ngành nông thôn, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình “nâng cao chất lƣợng sản

xuất nông nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới”, trong đó áp dụng các cơ chế hỗ trợ; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tập trung khắc phục các yếu tố bất lợi về thời tiết, dịch bệnh; đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp; đƣa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp; quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất rau hàng hoá; tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến sau thu hoạch. Đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng nông nghiệp, tập trung chỉ đạo dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng cánh đồng mẫu, mở rộng quy mô sản xuất, tạo tiền đề để tích tụ ruộng đất và ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hƣởng ứng chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, nhiệm kỳ qua toàn huyện tập trung các nguồn lực thông qua xã hội hóa và nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ đạt 349,528 tỷ đồng. Hiện nay, toàn huyện có trên 5.800 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm ổn định cho trên một vạn lao động, với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/ngƣời/tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)