Nâng cao hiệu quả các khoản chi sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 99 - 106)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiên công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tạ

4.2.6. Nâng cao hiệu quả các khoản chi sự nghiệp

Đối với khoản chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua, Việt Yên có một lƣợng lớn lao động đƣợc đào tạo và có tay nghề tại địa phƣơng di cƣ đến các thành phố lớn hoặc nƣớc ngoài làm cho lực lƣợng lao động chất lƣợng nguồn lao động nói chung của địa phƣơng suy giảm; lao động ở địa phƣơng chủ yếu là không có tay nghề hoặc chỉ là bán lành nghề, làm việc trong nông nghiệp và các ngành liên quan. Bên cạnh đó, dân số sắp bƣớc vào tuổi lao động của địa phƣơng chiếm tỷ trọng đáng kể, đây là nguồn lao động kế cận và sẽ đóng vai trò to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Để có đƣợc nguồn lao động tƣơng lai chất lƣợng thì vai trò của giáo dục và đào tạo nghề có vai trò then chốt; đây nhân tố hỗ trợ quan

trọng cho công cuộc phát triển KT-XH của địa phƣơng trong những năm tới. Từ nguyên nhân đó, địa phƣơng cần phải tăng cƣờng tăng chi cho giáo dục và đào tạo, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của địa phƣơng trong tƣơng lai.

Đầu tiên, nâng cấp chất lƣợng giáo dục phổ thông, tập trung vào phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Để nâng cấp chất lƣợng giáo dục điều đầu tiên cần phải tăng số lƣợng và chất lƣợng giáo viên thông qua chính sách hỗ trợ về ăn ở, hỗ trợ cho việc đào tạo thƣờng xuyên và học hành trong tƣơng lai ở trong và ngoài huyện. Cùng với đó, huyện cần phải cải thiện chất lƣợng cơ sở vật chất cơ bản: trọng tâm ở đây là để đảm bảo có cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết (phòng học chức năng, phòng thí nghiệm) ở tất cả các trƣờng. Nguồn kinh phí này có thể đƣợc các tổ chức phi chính phủ hoặc cơ quan tài trợ cung cấp, sắp xếp thứ tự ƣu tiên trên các lĩnh vực và loại hình cơ sở vật chất đƣợc tài trợ dựa trên nguồn kinh phí có đƣợc.

Thứ hai, nâng cấp giáo dục và đào tạo nghề: Là một huyện phát triển về công nghiệp hàng đầu của tình, để phục vụ cho nhu cầu về lao động trong địa bàn huyện, địa phƣơng cần tăng cƣờng năng lực của các tổ chức dạy nghề hiện có và mở rộng chƣơng trình giảng dạy bao gồm các khoá học chuyên ngành nhắm tới các cụm ngành trọng điểm và trọng tâm ƣu tiên là các ngành hiện có tại địa phƣơng. Các lĩnh vực bao gồm điện tử, hóa chất, sản xuất sản phẩm từ kim loại, dệt may, thƣơng mại, giao thông vận tải, kinh doanh, , xây dựng và đào tạo ngôn ngữ…. Để đạt đƣợc điều đó cần phải thực hiện các vấn đề nhƣ sau:

- Cải thiện cơ sở vật chất của trƣờng dạy nghề, xây dựng quan hệ liên kết với khu vực doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lƣợng giáo viên dạy nghề thông qua chính sách hỗ trợ tài chính để thu hút nhân tài hoặc mời các giáo viên là chuyên gia từ các doanh nghiệp đến dạy các môn học cụ thể và truyền đạt kiến thức của họ cho học viên

trên địa bàn huyện.

- Thiết lập các chƣơng trình kết hợp việc giảng dạy trong các trƣờng đào tạo với kinh nghiệm của một đơn vị sử dụng lao động

- Thu hút những giáo viên có trình độ bên ngoài địa phƣơng bằng các chính sách hỗ nhƣ ký hợp đồng dài hạn hoặc toàn thời gian với các giáo viên để giúp họ yên tâm phát triển chuyên môn, hỗ trợ giáo viên phát triển, đồng thời triển khai nghiêm ngặt việc đánh giá giáo viên dựa trên kết quả, có gắn trực tiếp đến chế độ ƣu đãi, nhà ở, phƣơng tiện đi lại…

Thứ ba, giữ chân các tài năng hiện có và thu hút thêm nhân tài.

+ Giữ chân nhân tài trong huyện: Bên cạnh việc cung cấp giáo dục có chất lƣợng trên địa bàn huyện thông qua cải thiện giáo dục và đào tạo nghề; địa phƣơng cần có những chính sách ƣu đãi, tài trợ học bổng cho sinh viên tài năng để h có thể theo học tập tại các cơ sở giáo dục có chất lƣợng tốt hơn trên địa bàn huyện với cam kết trở lại địa phƣơng làm việc sau khi tốt nghiệp.

+ Thu hút nhân tài của địa phƣơng quay lại và nhân tài ở nơi khác đến các ngành trọng điểm làm việc. Để làm đƣợc điều đó, cần phải:

- Có chƣơng trình quảng bá sự phát triển và công nghiệp hoá của địa phƣơng nhằm thu hút ngƣời lao động có kỹ năng mà địa phƣơng cần.

- Xây dựng chƣơng trình với những ƣu đãi đặc biệt về chuyển việc làm hoặc tạo việc làm mới với các hỗ trợ sinh hoạt.

Đối với khoản chi sự nghiệp y tế

Nâng cấp cơ sở hiện tại: Huyện sẽ nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, tập trung tăng số lƣợng giƣờng bệnh 30% để đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia (từ 19 giƣờng/100 dân lên 25 giƣờng/100 dân vào năm 2020), và nâng cấp thiết bị và cơ sở vật chất y tế.

Nâng cao hiệu quả và năng suất trong tiếp cận khu vực nông thôn và cung cấp dịch vụ ở cấp xã: Huyện cần đảm bảo tất cả trung tâm các xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Ngoài ra, các cơ sở y tế nhỏ tại

các xã sẽ đƣợc hợp nhất để phát huy hiệu quả cao hơn. Số lƣợng bác sĩ ở cơ sở y tế xã phƣờng cũng sẽ đƣợc cải thiện.

Huyện cần tập trung đầu tƣ vào mạng lƣới tổng hợp các trạm xá lƣu động vùng nông thôn và dịch vụ xe cứu thƣơng có trang thiết bị chăm sóc cơ bản tại các trạm xá lƣu động, và đảm bảo ngƣời bệnh nhanh chóng đến đƣợc bênh viện gần nhất.

Khuyến khích khu vực tƣ nhân đầu tƣ vào chăm sóc sức khoẻ: Địa phƣơng sẽ vận động và khuyến khích đầu tƣ trong lĩnh vực này đồng thời tạo ƣu đãi thích hợp để thu hút đầu tƣ nhƣ ƣu đãi về đất đai và giảm thuế.

Tăng số lƣợng cán bộ đủ trình độ: Mục tiêu chính của huyện trong công tác này là phấn đấu đạt 8 bác sỹ/10.000 ngƣời vào năm 2020, 90% số xã có bác sỹ. Ngoài ra, huyện sẽ tập trung thu hút nhân tài ngành y tế trong các lĩnh vực đƣợc xác định; có ƣu đãi để giải quyết ba vấn đề chính liên quan đến việc giữ chân và thu hút nhân tài:

- Thu nhập thấp và tƣơng lai không hấp dẫn: Cần có chính sách tăng lƣơng, thƣởng, cùng các ƣu đãi khác nhƣ nhà ở, hỗ trợ sinh hoạt khác; bên cạnh đó cần cao nhận thức của ngƣời dân về tƣơng lai tích cức của địa phƣơng.

- Môi trƣờng phát triển chuyên môn nghèo nàn: Cần có các chƣơng trình đào tạo đƣợc tổ chức tốt để giúp cán bộ phát triển kỹ năng liên tục. Xây dựng các chƣơng trình hợp tác với các cơ sở đào tạo, cơ sở khoa học để đẩy mạnh các sáng kiến xây dựng năng lực cho cán bộ

- Cách biệt địa lý với các trƣờng đào tạo về y tế: Tài trợ cho những học sinh có tài năng của địa phƣơng đi học cao hơn và các chƣơng trình học từ xa.

Đối với khoản chi khoa học công nghệ và môi trường

Khoa học công nghệ sẽ là yếu tố them chốt giúp tăng trƣởng kinh tế. Đẩy mạnh triển khai và ứng dụng công nghệ sẽ là một điều kiện giúp địa phƣơng thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Yếu tố chính của việc áp dụng khoa học, công nghệ đối với kinh tế của địa phƣơng bao gồm:

- Áp dụng các công nghệ có chất lƣợng cao, tiết kiệm năng lƣợng và thân thiện với môi trƣờng. Đặc biệt chú ý đến việc hiện đại hóa nghành nông nghiệp bằng tăng cƣờng áp dụng các công nghệ mới giúp tăng năng suất và chất lƣợng hoa màu. Áp dụng khoa học công nghệ trên phạm vi các ngành du lịch, thƣơng mại, vận tải, may mặc, dịch vụ truyền thông… để đảm bảo chất lƣợng cao và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng năng lực: lồng ghép khoa học, công nghệ vào giáo dục tại các cấp, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, thành lập cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ.

Tăng quy mô chi ngân sách cho KH - CN, đây phải đƣợc xem là một trong những ƣu tiên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng. Để thực hiện yêu cầu này ngân sách có thể dựa trên những nguồn chủ yếu nhƣ:

- Mức tăng thu của NSNN trên cơ sở tăng trƣởng kinh tế.

- Cân đối lại các khoản chi tiêu.

Ngoài phần hỗ trợ từ ngân sách còn có thể thực hiện từ những nguồn nhƣ: + Nguồn động viên từ khu vực tƣ nhân.

+ Nguồn tín dụng ƣu đãi khi thực hiện các chƣơng trình KH-CN.

Về môi trƣờng: Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trƣờng sẽ là một ƣu tiên hàng đầu của bất cứ một địa phƣơng nào. Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện mục tiêu đặt ra là bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Địa phƣơng cấn giải quyết các vấn đề sau:

- Thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng để hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các lĩnh vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, bao gồm quản lý chất thải bền vững, quản lý nƣớc và bảo vệ, phủ xanh đất trống đồi trọc.

- Thực thi chƣơng trìnhtuyên truyền và giáo dục theo kế hoạch để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và doanh nghiệp về các tác động của việc biến

đổi khí hậu.

Đối với khoản chi hành chính, Đảng, Đoàn thể

Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm đối với chi quản lý hành chính đòi hỏi phải tinh giảm bộ máy quản lý bằng những giải pháp đồng bộ sau:

- Rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý nhằm loại bỏ sự chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ, phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tập thể, cá nhân tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lƣợng công việc.

- Từng bƣớc hợp lý hoá thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản, gọn nh , hợp lý, quy định cụ thể thời gian xét duyệt, giải quyết công việc tình trạng kéo dài, gây phiền hà cho ngƣời dân.

- Xác định số lƣợng biên chế cần thiết để bố trí nhân lực phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tinh thần trách nhiệm của công chức nhà nƣớc cùng với xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp sai phạm nhƣ tham nhũng, cửa quyền góp phần thanh lọc đội ngũ quản lý.

Tham khảo kinh nghiệm, nghiên cứu triển khai áp dụng các mô hình, quản lý tiên tiến, hiện đại. Đồng thời cần có sự khen thƣởng xứng đáng cho những tập thể, đơn vị có sáng kiến nâng cao hiệu quả công việc.

Thực hiện phân loại khu vực hành chính Nhà nƣớc để áp dụng chủ trƣơng khoán chi và thực hiện cải cách chính sách tiền lƣơng cho phù hợp. Cụ thể nhƣ:

+ Đối với khu vực các đơn vị có thu thì ngân sách sẽ chi hàng năm các khoản chi nhƣ lƣơng đào tạo cán bộ, công chức… Còn lại đơn vị tự đảm bảo cân đối từ nguồn thu của mình, đơn vị có chủ động trả lƣơng lớn hơn quy định theo chất lƣợng, hiệu quả công việc để khuyến khích ngƣời lao động.

+ Đối với khu vực không có thu nhƣ cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan hành chính UBND sẽ đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ nhu cầu chi, song cần tiếp tục nghiên cứu để tinh giảm biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

Đối với các loại chi sự nghiệp khác

Đối với các loại chi sự nghiệp khác, để nâng cao hiệu quả đồng thời giảm bớt tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn tài chính của ngân sách cần tăng cƣờng kiểm soát chi thƣờng xuyên, góp phần đƣa pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào cuộc sống.

Giải pháp riêng cho một số lĩnh vực cụ thể:

- Đối với chi sự nghiệp văn hoá - thể dục thể thao: Cùng với chủ trƣơng khoán chi cho các cơ sở văn hoá - nghệ thuật, thể dục - thể thao cần thực hiện chính sách hỗ trợ thoả đáng cho những ngƣời làm công tác nghệ thuật; chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng phát hiện tài năng trẻ trên lĩnh vực văn hoá thể thao.

- Đối với chi sự nghiệp kinh tế: Có thể cho phép các đơn vị sự nghiệp kinh tế thực hiện liên kết với thị trƣờng nhằm tạo nguồn thu thông qua những đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp hoặc từ cá nhân có yêu cầu về thiết kế, khảo sát, thăm dò theo nhu cầu của khách hàng… qua đó, góp phần tăng thu nhập ngoài lƣơng cho cán bộ nghiên cứu hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế.

Tóm lại, chi thƣờng xuyên là khoản chi mang tính tiêu dùng nhƣng lại có ảnh hƣởng không nhỏ đến nhiều mặt của đời sống đời sống kinh tế và xã hội. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trƣờng với cải cách bộ máy quản lý hành chính sao cho ngày càng phù hợp với đổi mới của nền kinh tế; vấn đề khoán chi hành chính đối với những đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu đã làm thay đổi phƣơng thức quản lý quỹ ngân sách và kiểm soát chi ngân sách, tạo điều kiện tự chủ tài chính cho các đơn vị. Cùng với đó, việc mở rộng từng bƣớc thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính Nhà nƣớc đã bƣớc đầu có những kết quả nhất định nhƣ tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ công chức. Mặc dù còn những tồn tại nhất định, nhƣng cơ chế quản lý và sử dụng các khoản trong chi thƣờng xuyên của

ngân sách đã có những thay đổi tích cực, đáp ứng ngày càng cao cho việc thực hiện chức năng quản lý của Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn cần thực hiện một cách đồng bộ tích cực các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)