Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 72)

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất cho hạ tầng kỹ thuật như: Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình đê kè v.v... Do đó chi phí trong đầu tư xây dựng cơ bản luôn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ các nguồn như: Ngân sách Trung ương đầu tư hàng năm, vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn tín dụng ưu đãi. Cụ thể trên địa bàn huyện nguồn vốn này được hình thành từ các nguồn như:

Vốn ngân sách tập trung: Bao gồm vốn ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm cho đầu tư xây dựng cơ bản và vốn cân đối ngân sách địa phương. Đây là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm.

Vốn hỗ trợ theo mục tiêu: Là vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu cho các chương trình trọng điểm quốc gia, các chương trình mục tiêu như đầu tư huyện mới chia tách, chương trình huyện nghèo 30a, chương trình mục tiêu Văn hóa, Y tế, Giáo dục Đào tạo... Đây là những dự án có ý nghĩa thiết thực và quan trọng do đó cần có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, tránh tình trạng tham nhũng và thất thoát lãng phí trong đầu tư.

Vốn khác: Bao gồm vốn huy động từ các tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng, quỹ hỗ trợ. Mục đích của nguồn vốn này là để bù đắp cho những khoản thiếu hụt hoặc trực tiếp thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản.

Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện, Ban A xây dựng cơ bản huyện được giao nhiệm vụ quản lý các dự án do Ủy ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư tiến hành lập danh mục đầu tư cho kế hoạch năm tiếp theo trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét. Ủy ban nhân dân huyện căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư của đơn vị giao phòng Tài chính Kế hoạch tổng hợp, đề xuất kế hoạch vốn đầu tư hàng năm trình Sở Kế hoạch và Đầu tư

xem xét bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho năm tiếp theo, trên cơ sở đó thống nhất danh mục dự án để lập kế hoạch triển khai.

Về cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2008 - 2012 cho các dự án phân cấp do Ủy ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện được phân bổ như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn do Ban A xây dựng huyện quản lý giai đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Tổng vốn đầu tƣ 14.928 38.688 96.009 132.243 134.281

Công trình dân dụng 9.068 18.088 42.847 53.604 41.081

Công trình công nghiệp 0 800 395 2.143 11.200

Công trình giao thông 2.860 4.600 50.600 54.493 52.000

Công trình thủy lợi 3.000 15.200 2.167 22.003 30.000

Nguồn: Ban A xây dựng huyện Vũ Quang

Qua số liệu thống kê tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Quang từ năm 2008 - 2012 là: 416.149 triệu đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư hàng năm tăng bình quân 1,9%. (Năm 2008 - 2009: 2,6%; năm 2009 - 2010 tăng 2,5%; năm 2010 - 2011 tăng: 1,4%; năm 2011 - 2012 tăng: 1%). Cơ cấu vốn đầu tư được phân bổ như sau:

Năm 2008 tổng vốn đầu tư 14.928 triệu đồng, trong đó: Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng 9.068 triệu đồng chiếm 61%; Công trình giao thông

2.860 triệu đồng chiếm 19%; Công trình thủy lợi 3.000 triệu đồng chiếm 20%; Chưa đầu tư phát triển công nghiệp.

Năm 2009 tổng vốn đầu tư 38.688 triệu đồng, trong đó: Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng 18.088 triệu đồng chiếm 47%; Công trình công nghiệp 800 triệu đồng chiếm 2%; Công trình giao thông 4.600 triệu đồng chiếm 12%; Công trình thủy lợi 15.200 triệu đồng chiếm 39%.

Năm 2010 tổng vốn đầu tư 96.009 triệu đồng, trong đó: Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng 42.847 triệu đồng chiếm 45%; Công trình công nghiệp 395 triệu đồng chiếm 0,4%; Công trình giao thông 50.600 triệu đồng chiếm 53%; Công trình thủy lợi 2.167 triệu đồng chiếm 2%.

Năm 2011 tổng vốn đầu tư 132.243 triệu đồng, trong đó: Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng 53.604 triệu đồng chiếm 41%; Công trình công nghiệp 2.143 triệu đồng chiếm 2%; Công trình giao thông 54.493 triệu đồng chiếm 41%; Công trình thủy lợi 22.003 triệu đồng chiếm 17%.

Năm 2012 tổng vốn đầu tư 134.281 triệu đồng, trong đó: Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng 41.081 triệu đồng chiếm 31%; Công trình công nghiệp 11.200 triệu đồng chiếm 8%; Công trình giao thông 52.000 triệu đồng chiếm 39%; Công trình thủy lợi 30.000 triệu đồng chiếm 22%.

Với bình quân bố trí vốn đầu tư cho các dự án hàng năm là khá thấp, chủ yếu vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, nguồn cân đối ngân sách địa phương khó khăn. Có những dự án nhóm C với thời gian thực hiện của dự án tối đa là 03 năm nhưng kế hoạch vốn chỉ bố trí 500 triệu đồng/năm, dự án nhóm B với thời gian thực hiện của dự án tối đa là 05 chỉ được bố trí vốn 1 đến 2 tỷ đồng/năm. Nếu so với tổng mức đầu tư đối với các dự án nhóm B là các công trình có tổng mức đầu tư ít nhất từ 30 tỷ đồng trở lên (Phân toại theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ) với kế hoạch vốn cấp hàng năm như vậy khó có thể đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án. Mặt

khác, do huyện mới thành lập nên một lúc cần thiết đầu tư trên nhiều lĩnh vực, nhiều công trình nên nguồn vốn đầu tư bị dàn trải đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công của các công trình dự án. Nguồn vốn đầu tư đã hạn hẹp lại phải phân tán, làm nhiều dự án cùng dở dang chậm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả vốn đầu tư và phải điều chỉnh hợp đồng do biến động giá vật liệu, nhân công máy thi công. Đây là một nguyên nhân không nhỏ gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng việc khắc phục còn chậm, chưa mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, cơ chế chính sách trong quản lý vốn đầu tư chưa đồng bộ, năng lực của các cá nhân tham gia các khâu trong quá trình đầu tư chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra. Việc thực hiện giám sát, quản lý chất lượng công trình cũng như việc xử lý các sai phạm còn hạn chế cũng dẫn đến lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý vốn đầu tư cũng như chất lượng, tiến độ của các dự án trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cho đến nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà đặc biệt cần lưu ý đó là việc xác định cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tính dàn trải trong đầu tư vẫn còn lớn, không những thế công tác quản lý vẫn còn lỏng lẻo chưa tốt ngay từ khâu xác định chủ trương, lập, thẩm định, quyết định, xác định tổng mức dự toán, dự toán công trình... cho đến tận những khâu triển khai và thực hiện dự án. Nguyên nhân chủ yếu là do việc bố trí vốn đầu tư chưa tập trung, vốn đầu tư được bố trí cho cả những dự án, công trình chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, trình độ và năng lực của chủ đầu tư, của đơn vị thi công và tư vấn đáp ứng ở mức thấp. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đấu thầu tiếp tục phải được chấn chỉnh, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm và nhiều vướng mắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)