2.4. Đánh giá kết quả quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
- Một số tồn tại hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được trên cho thấy công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số tồn tại hạn chế nhất định cần được khắc phục như:
+ Về công tác chuẩn bị đầu tư: Công tác chuẩn bị đầu tư là khâu quan trọng trong kế hoạch hoá đầu tư. Thực tế, lâu nay chúng ta còn đang thụ động chưa kế hoạch hoá được công tác này. Trước hết là về chủ trương chuẩn bị
đầu tư chưa được quan tâm đúng mức nên khi xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm về xây dựng cơ bản còn thụ động, lúng túng và thực hiện dự án không đồng bộ gây nên sai sót về quy chế và sự chậm trễ trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị khảo sát, điều tra cơ bản và các số liệu cần thiết cho việc xây dựng dự án chưa được chuẩn bị đầy đủ nên một số dự án chất lượng chưa cao nên trong quá trình thực hiện đầu tư phải điều chỉnh bổ sung.
+ Về quy trình xây dựng dự án: Nhìn chung các dự án do Ủy ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư đã thực hiện đúng trình tự theo quy định. Các dự án do các xã quản lý làm chủ đầu tư thì hầu hết không đủ nội dung theo các trình tự yêu cầu theo quy định do hạn chế về năng lực, tổ chức bộ máy quản lý không chuyên nghiệp thiếu năng lực chuyên môn chỉ giao cho một cán bộ phụ trách địa chính xây dựng đảm nhiệm (trừ các dự án được chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý) cho nên việc thẩm định thường phải sửa đi sửa lại nhiều lần gây mất thời gian không cần thiết. Các dự án khi thẩm định thường vướng mắc nhất là thiếu các thủ tục, các căn cứ khoa học, áp dụng một số định mức chưa thống nhất giữa cơ quan quản lý và đơn vị thực hiện, các địa phương gây nên khó khăn trong việc xác định quy mô và khái toán vốn đầu tư.
+ Về công tác đấu thầu và chỉ định thầu: Công tác đấu thầu và chỉ định thầu đó được triển khai theo đúng quy định của nhà nước và các hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương, theo đúng các thủ tục hành chính, nhưng còn một số vướng mắc tồn tại như: Về quy trình thẩm định cũng như duyệt kế hoạch đấu thầu chỉ định thầu nhưng chưa thực sự khoa học. Quy trình thẩm định duyệt kế hoạch đấu thầu và xét kết quả trúng thầu cũng mất nhiều thời gian khiến các công trình chậm triển khai, gây lãng phí. Thời gian trình thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu xong một hồ sơ dự án phải mất từ 10-15 ngày. Thông báo đấu thầu 10 ngày, bán hồ sơ mời thầu 15 ngày, đánh giá hồ sơ dự thầu và thẩm định kết quả đấu thầu 5 đến 10 ngày.... Như vậy, riêng công tác
làm thủ tục đấu thầu đến khi phê duyệt kết quả đấu thầu cũng mất ít nhất 2 tháng dẫn đến lãng phí thời gian, dự án chậm được triển khai.
+ Về quản lý chất lượng công tác giám sát thi công: Năng lực của các Ban quản lý công trình nói chung còn nhiều bất cập, đặc biệt ở các xã thị trấn; phần lớn các cán bộ đều làm việc kiêm nhiệm, thiếu năng lực chuyên môn nên công tác quản lý còn chưa tốt. Công tác quản lý chất lượng và giám sát các công trình xây dựng ngày càng được quan tâm nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp và chưa thường xuyên. Đội ngũ giám sát còn mỏng, năng lực còn nhiều hạn chế. Thiếu nhật ký giám sát thi công, thiếu báo cáo định kỳ trong xây dựng cơ bản, cán bộ giám sát thiếu năng lực, chứng chỉ giám sát theo quy định.
+ Về quản lý giá đầu tư xây dựng cơ bản: Trong thời gian qua hệ thống đơn giá xây dựng cơ bản được ban hành soạn thảo tương đối đầy đủ, có hệ thống cung cấp cho các ngành để góp phần tăng cường công tác quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn. Tuy nhiên hệ thống đơn giá của ta hiện nay vẫn đang còn nhiều tồn tại như giá các loại vật liệu biến động thường xuyên khó khăn trong việc quản lý, thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung dự toán, giá hợp đồng do biến động giá nguyên nhiên liệu, nhân công, máy thi công dẫn đến chậm trễ trong đầu tư và xây dựng. Một số công trình có tính đặc thù thì trong đơn giá chưa được phản ánh. Nguồn vốn bố trí hàng năm ít, bị gián đoạn dẫn đến công trình bị chậm tiến độ trong khi đó giá vật liệu nhân công thường xuyên biến động dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần ảnh hưởng đến thời gian tiến độ cũng như chất lượng các công trình.
+ Về năng lực của các đơn vị thi công xây dựng: Số lượng các đơn vị thi công tương đối nhiều nhất là các doanh nghiệp tư nhân nhưng nhìn chung năng lực các đơn vị còn hạn chế kể cả năng lực thi công và năng lực về tài chính (đại bộ phận là vốn vay ngân hàng, vốn tự có rất ít). Đa số các doanh
nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân do thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, thiếu cán bộ có trình độ kỹ thuật và thiếu thiết bị xây dựng nên đó ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công các công trình.
+ Về khai thác nguồn lực còn hạn chế, bố trí vốn đầu tư còn dàn trải: Huy động các nguồn nội lực còn hạn chế, vốn đầu tư các dự án chủ yếu dựa vào nguồn vốn Trung ương hỗ trợ hàng năm. Tổ chức khai thác nguồn lực từ tiềm năng đất đai, tài nguyên để tạo thành nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế. Công tác kế hoạch hóa lồng ghép các nguồn vốn còn thiếu cơ chế cụ thể; nguồn lực đầu tư còn phân tán, bố trí còn dàn trải thất thoát kém hiệu quả, thiếu tập trung không đồng bộ, công trình dở dang. Tình hình nợ khối lượng các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành nhưng chưa có vốn thanh toán đang là vấn đề bức xúc. Các khoản nợ xây dựng cơ bản đang vượt quá khả năng cân đối ngân sách nhà nước đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà thầu.
+ Về tiến độ triển khai dự án còn chậm: Phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các chủ đầu tư với đơn vị thi công để triển khai thực hiện dự án còn chậm; nhất là công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
+ Hiện tượng dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản: Trong những năm qua, mặc dù đã có một số tiến bộ nhưng tình trạng đầu tư dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách chưa được khắc phục triệt để gây lãng phí lớn và hiệu quả đầu tư thấp. Số dự án công trình sử dụng vốn đầu tư trong cân đối ngân sách nhà nước tăng lên qua các năm, không tương xứng với tốc độ tăng của vốn đầu tư, nhiều dự án, công trình được phê duyệt không dựa vào khả năng cân đối nguồn vốn, việc triển khai thực hiện dự án, công trình kéo dài, không theo kế hoạch, khối lượng đầu tư dở dang nhiều. Sự dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản còn thể hiện trong bố trí kế hoạch vốn đầu
tư cho các dự án do bố trí quá nhiều dự án, công trình không tương xứng với nguồn vốn đầu tư nên thị công kéo dài. Đây là những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản hay có thể gọi là những thách thức trong đầu tư xây dựng cơ bản mà chúng ta cần phải đối mặt giải quyết dứt điểm trong thời gian tới. Có như vậy mới mong những công trình đầu tư xây dựng chất lượng ngày càng được tốt hơn.
- Nguyên nhân tồn tại: Nói về nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế còn tồn tại trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều nhà quản lý thường đổ lỗi là do cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; do sự bất cập giữa thể chế nhà nước với quy luật của thị trường và xã hội; do thể chế tổ chức và quản lý doanh nghiệp chưa theo kịp các cải cách về luật lệ và chính sách kinh tế. Tuy nhiên, có thể khách quan nhìn nhận rằng, nguyên nhân của những tiêu cực đó không hoàn toàn thuộc về cơ chế, chính sách và cũng không hoàn toàn thuộc về phía những nhà quản lý. Những hiện tượng tiêu cực đó có thể đúc rút lại từ những nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ cả ba phía cả chủ đầu tư, các nhà thầu và từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên, song một số nguyên nhân chủ yếu cần phải kể đến ở đây là:
+ Nguyên nhân xuất phát từ phía chủ đầu tư cho dự án: Nguyên nhân về phía chủ đầu tư chính là do thực hiện quản lý đầu tư xây dựng yếu kém. Có nhiều dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa được bố trí vốn đầu tư nhưng vẫn triển khai thực hiện xây dựng với hy vọng cứ làm rồi sẽ được hoàn tất thủ tục và cấp vốn. Không chỉ vậy nhiều trường hợp chủ đầu tư lại lập dự toán mà không tính đầy đủ các hạng mục, các chi phí cần thiết nhưng khi thực hiện bổ sung nhiều, làm quá mức vốn đầu tư được duyệt, nhưng không được bổ sung, điều chỉnh vốn. Thiếu chủ động về vốn để thanh toán cho các nhà thầu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành chậm. Mặt khác, một nguyên nhân nữa cũng có
thể coi là xuất phát từ phía chủ đầu tư, đó là việc tổ chức công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành. Hạ giá thầu thấp để trúng thầu sau đó điều chỉnh giá theo giá tại thời điểm thi công.
+ Nguyên nhân xuất phát từ phía các nhà thầu: Nguyên nhân gây nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản về phía các nhà thầu là một số đơn vị thi công năng lực yếu kém về nhân lực, thiết bị và tài chính không sẵn sàng để huy động nguồn lực để thi công. Một số doanh nghiệp lớn làm nhiều công trình trở nên quá tải với năng lực của chính mình cũng là một trong số những nguyên nhân làm chậm tiến độ và giải ngân chậm. Các nhà thầu chưa quan tâm quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, dẫn đến không ghi tăng tài sản kịp thời để theo dõi, khấu hao và do vậy, không có nguồn để hoàn lại.
+ Nguyên nhân xuất phát từ cơ quan quản lý nhà nước: Việc ban hành các quy định về thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng ngày càng phức tạp, hệ thống pháp luật về đầu tư văn bản thường xuyên thay đổi, bổ sung một số nội dung cần phải xử lý trong giai đoạn chuyển tiếp nên các ngành, các chủ đầu tư còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Ngoài ra giá vật liệu, hệ số nhân công, máy thi công, mức lương tối thiểu liên tục thay đổi nên phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư, tổng dự toán gây khó khăn cho quá trình thực hiện.
Phía các cơ quan quản lý bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, không phù hợp với tiến độ và mức vốn của dự án đã được duyệt. Mặt khác, kế hoạch vốn hàng năm thoát ly kế hoạch khối lượng, bố trí vốn không căn cứ vào mục tiêu, khối lượng hàng năm, do đó có những công trình thực hiện vượt tiến độ cũng không được bố trí vốn thanh toán kịp thời; không quan tâm bố trí vốn để nợ khối lượng đã thực hiện từ năm trước (khối lượng nằm trong dự án đã được duyệt) nhất là đối với những dự án đã hoàn thành, bố trí vốn còn nặng về cơ chế “xin cho”. Các cơ quan quản lý cũng chưa có biện pháp xử lý các chủ đầu tư về các khoản nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản.
Chƣơng 3
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN VŨ QUANG, TĨNH HÀ TĨNH