CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG, GIA
2.1.2. Bộ máy tổ chức của Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng
Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng hoạt động theo mô hình, cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội sở và 08 Chi nhánh loại II trực thuộc, cụ thể:
Hội sở có 91 cán bộ, nhân viên làm việc trong 08 Phòng nghiệp vụ và 05 Phòng giao dịch trực thuộc, cụ thể:
Hình 2. 1. Sơ đồ tổ chức của Agribank CN Nam Đà Nẵng
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank CN Nam Đà Nẵng)
Theo sơ đồ trên, cơ cấu tổ chức của Agribank CN Nam Đà Nẵng gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc, có 08 Phòng nghiệp vụ, gồm: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân; Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn; Phòng Tổng hợp; Phòng Kế toán và Ngân quỹ; Phòng Dịch vụ và Marketing; Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ và Phòng Điện toán. Ngoài 08 Phòng nghiệp vụ co 05 Phòng giao dịch trực thuộc, gồm:
+ Phòng giao dịch Hòa Cường – Khuê Trung + Phòng giao dịch 2-9
+ Phòng giao dịch Nguyễn Văn Linh + Phòng giao dịch Thuận Phước
Các Chi nhánh loại II: Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng ngoài Hội sở còn có 08 Chi nhánh loại II và 10 Phòng giao dịch trực thuộc bao gồm: CN huyện Hòa Vang (Hội sở và 02 Phòng giao dịch), CN quận Cẩm Lệ (Hội sở và 03 Phòng giao dịch), CN quận Liên Chiểu (Hội sở và 02 Phòng giao dịch), CN khu công nghiệp Hòa Khánh (Hội sở và 02 Phòng giao dịch), CN Chợ Cồn (Hội sở và 01 Phòng giao dịch), CN Tân Chính, CN Ông Ích Khiêm và CN Chợ Mới.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ
i) Phòng Khách hàng Doanh nghiệp
Đầu mối tham mưu, đề xuất Giám đốc Chi nhánh xây dựng mục tiêu, chiến lược khách hàng doanh nghiệp, danh mục đầu tư tín dụng, phân loại và đề xuất các chính sách khách hàng doanh nghiệp nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng.
Tiếp thị, phát triển sản phẩm, dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn.
Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ, phân tích nợ đối với khách hàng doanh nghiệp. Triển khai quy chế, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ cấp tín dụng, xử lý nợ đối với khách hàng doanh nghiệp trong Chi nhánh.
Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng doanh nghiệp.
Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các quy chế, quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của Chi nhánh.
ii) Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân
Đầu mối tham mưu, đề xuất Giám đốc Chi nhánh xây dựng mục tiêu, chiến lược khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, danh mục đầu tư tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách khách hàng hộ sản xuất và cá nhân nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng.
Đầu mối tổng hợp báo cáo phương án xử lý, thu hồi nợ XLRR; tổng hợp, báo cáo kết quả thu hồi nợ XLRR tại Chi nhánh.
Tham mưu, đề xuất Ban lãnh đạo giao các chỉ tiêu kế hoạch dư nợ, thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR… tại các Chi nhánh loại II, Phòng giao dịch trực thuộc.
Tiếp thị, bán sản phẩm, dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng cho khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn.
Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ, phân tích nợ đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân.
Triển khai quy chế, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng, xử lý nợ đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong Chi nhánh.
iii) Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn
Đầu mối tổng hợp, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của Chi nhánh phù hợp với môi trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo quy định của Agribank. Trực tiếp tham mưu xây dựng chiến lược huy động vốn của Chi nhánh.
Đầu mối xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của Chi nhánh theo định hướng kinh doanh của Agribank.
Đề xuất giao, quản lý, điều chỉnh và quyết toán kế hoạch kinh doanh đối với Hội sở, Chi nhánh, Phòng nghiệp vụ, Phòng giao dịch trực thuộc. Tổng hợp, phân tích, đề xuất giải pháp thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.
Quản lý cân đối vốn, đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi,… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.
Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn,…).
Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro theo quy định; thư ký hội đồng xử lý rủi ro tại Chi nhánh.