Tình hình cho vay của Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG bán HÀNG tại TRUNG tâm DU LỊCH và TRUYỀN THÔNG DANATRAVEL (2) (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG, GIA

2.2.2. Tình hình cho vay của Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng

Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn được coi là hoạt động trọng tâm, mang lại doanh thu lớn nhất cho Chi nhánh và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn lớn của các khách hàng trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Tình hình cho vay của Chi nhánh trong 3 năm từ 2019 đến 2021 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. 2. Tình hình cho vay ở Agribank CN Nam Đà Nẵng, giai đoạn 2019-2021

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh

lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh 2,259,541 1,793,254 2,284,226 (466,287) -20.64% 490,972 27.38%

số cho vay Doanh số thu nợ 2,284,636 1,678,526 2,018,559 (606,110) -26.53% 340,033 20.26% Dư nợ 1,595,406 1,710,496 1,956,162 115,090 7.21% 245,666 14.36% Nợ xấu 14,365 8,716 13,383 (5,649) -39.32% 4,667 53.55% Tỉ lệ nợ xấu(%) 0.90% 0.51% 0.68% -0.39% 0.17%

(Nguồn: Phòng kế toán Agribank CN Nam Đà Nẵng)

Hình 2. 3. Tình hình cho vay ở Agribank CN Nam Đà Nẵng, giai đoạn 2019-2021

Qua bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy:

Doanh số cho vay: DSCV năm 2020 chỉ có 1,793,254 triệu đồng giảm 466,287 triệu đồng tương đương với tỷ lệ -20.6% so với năm 2019, sang năm 2021 CN đã cải thiện được khi chỉ số này đạt được 2,284,226 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 27.4% so với năm 2020. Từ bảng đó ta có thể hiểu được vì sao chỉ số này có sự tăng trưởng lên và xuống như vậy, bởi vì trong năm 2020 các DN đều bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh Covid-19 cho nên các DN chỉ cố gắng xoay xở trong mức của mình mà không đi vay NH. Sang năm 2021 khi mà dịch bệnh đã được kiểm soát và Nhà nước cũng đưa ra các gói hỗ trợ cũng như mọi người cũng dần quen với cuộc sống sau dịch thì các DN bắt đầu đi vay nhiều hơn để có thể phục hồi công việc SXKD của mình.

Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ năm 2020 đạt 1,678,526 triệu đồng và giảm 606,110 triệu đồng tương ứng với -26.5% so với năm 2019 là 2,284,636 triệu đồng, năm 2021 con số này tăng lên 2,018,559 triệu đồng và tăng 340,033 triệu đồng tương ứng với 20.3% so với năm 2020. Mặc dù doanh số thu nợ trong năm 2020 giảm nhưng sang năm 2021 CN đã cải thiện công tác quản lý, xử lý và thu hồi nợ và đây là một tín hiệu tốt đối với CN. Bởi vì cho vay mà thu hồi được nợ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Dư nợ: ở năm 2020 DN đạt 1,710,496 triệu đồng, tăng 7.2%, tương ứng với 115,090 triệu đồng so với năm 2019 là 1,595,406 triệu đồng. Năm 2021 DN đạt 1,956,162 triệu đồng, tăng 14.4%, tương ứng tăng 245,666 triệu đồng so với năm 2020.Với mức dư nợ vẫn còn tăng thì công tác kiểm soát sau vay của chi nhánh vẫn

chưa được thắt chặt, chưa đảm bảo dòng tiền đi đúng hướng theo như thỏa thuận giữa DN và ngân hàng.

Nợ xấu: trong năm 2020 mức nợ xấu là 8,716 triệu đồng, giảm 39.3% tương ứng với 5,649 triệu đồng so với năm 2019. Tuy nhiên sang năm 2021 mức nợ xấu là 13,383 triệu đồng, tăng tới tận 53.3% tương ứng với 4,667 triệu đồng so với năm 2020.

Tỷ lệ nợ xấu: ở năm 2020 là 0.51% giảm so với năm 2019 là 0.39%, thế nhưng sang năm 2021 tỷ lệ này lại tăng lên 0.17% so với năm 2020 là 0.68%. Mặc dù NH đã cố gắng tìm mọi biện pháp để có thể thu hồi nợ, nhưng có vẻ các biện pháp vẫn chưa có hiệu quả.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG bán HÀNG tại TRUNG tâm DU LỊCH và TRUYỀN THÔNG DANATRAVEL (2) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w