Nhóm giải pháp chính

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG bán HÀNG tại TRUNG tâm DU LỊCH và TRUYỀN THÔNG DANATRAVEL (2) (Trang 67 - 69)

NAM ĐÀ NẴNG 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.2.1. Nhóm giải pháp chính

3.2.1.1. Chuyển đổi cơ cấu thu nhập từ các hoạt động tín dụng sang hoạt động phi tín dụng

Để có thể chuyển đổi cơ cấu Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; Gia tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính và sản phẩm cho vay của chi nhánh.

Ngoài ra để có thể thành công trong quá trình chuyển đổi đòi hỏi Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng cần phải xây dựng một chiến lược toàn diện, mục tiêu và lộ trình cụ thể, đảm bảo các cấp, các bộ phận trong Chi nhánh đều phải tham gia vào quá trình chuyển đổi.

Lấy khách hàng là trung tâm, xây dựng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng đúng, đồng thời gợi mở nhu cầu mới cho khách hàng; có chính sách giá phù hợp đối với từng sản phẩm, từng nhóm khách hàng; ứng dụng công nghệ hiện đại tăng sự trải nghiệm và mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Mở rộng cung ứng dịch vụ tài chính qua các kênh phân phối hiện đại được ứng dụng trên các thiết bị điện tử ở các khu vực phát triển, bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến các kênh phân phối truyền thống tại một số khu vực mà sự phổ cập công nghệ còn

hạn chế để tăng nhận diện thương hiệu của ngân hàng, từ đó thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính của khách hàng.

Đầu tư phù hợp cho việc phát triển hệ thống công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, đồng thời phải đảm bảo an toàn hệ thống, bảo mật thông tin khách hàng. Xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân sự thích ứng với quá trình chuyển đổi số của ngân hàng.

3.2.1.2. Tăng tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đầu tiên, chủ động quan hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh để tìm kiếm doanh nghiệp mới thành lập và nhanh chóng thiết lập quan hệ với những khách hàng này về nhiều mặt để tăng cường hợp tác chiến lược.

Thứ hai, thực hiện tìm kiếm và gia tăng khách hàng mới nhưng cũng không quên việc giữ chân các khách hàng hiện tại, bằng thái độ phục vụ tận tình, chính sách chăm sóc khách hàng tốt.

Cuối cùng, chủ động mở rộng thị trường, tìm kiếm thu hút những khách hàng mới. Tuy nhiên, cần phải chọn lọc kỹ khách hàng làm ăn tốt, dự án có hiệu quả, khả thi và lĩnh vực đầu tư ít rủi ro.

3.2.1.3. Tiếp tục thúc đẩy tổng nguồn vốn huy động

Để Chi nhánh có thể tiếp tục gia tăng tổng nguồn vốn huy động trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và diễn biến phức tạp như hiện nay, chi nhánh cần tập trung một số giải pháp sau:

Một là, triển khai các chính sách thu hút khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp. Với xu thế hộp nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính các NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng; không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong thành phố mà cả đối thủ nước ngoài ở trong thành phố. Tuy nhiên, với việc am hiểu tâm lý của khách hàng và kinh nghiệm của Chi nhánh, rõ ràng là Chi nhánh đang có một lợi thế rất lớn so với các ngân hàng trong và ngoài nước trong cùng thành phố. Các chính sách để Chi nhánh có thu hút khách hàng trong việc huy động vốn bao gồm: Marketing, lãi suất, danh mục dịch vụ và các chính sách khác liên quan đến mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng.

Hai là, chính sách lãi suất hợp lý. Trong hoạt động, công cụ lãi suất luôn được coi là một yếu tố góp phần tạo lập nguồn vốn cho Chi nhánh thông qua huy động vốn từ nền kinh tế. Mặc dù, mỗi thời kỳ khách nhau, mức lãi suất cũng khác nhau nhưng nó vẫn đủ hấp dẫn với khách hàng, giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút thêm các khách hàng mới.

Ba là, đẩy mạnh chính sách Marketing. Đây là một chính sách để Chi nhánh có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới hơn từ đó nâng cao sức cạnh tranh với các NHTM khác trong cùng thành phố; và trong thời gian tới Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này với chiến lược khoa học, lộ trình chặt chẽ để có thể đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.1.4. Cố gắng duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mức trung bình ngành

Để có thể duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mức trung bình ngành Chi nhánh cần quyết tâm thực hiện nghị quyết 42/2017/QH14 của NHNN và để có thể giảm tỷ lệ này xuống Chi nhánh cần theo dõi sát diễn biến dịch bệnh, hoạt động kinh doanh của khách hàng; chủ động đánh giá, dự báo mức độ thiệt hại của khách hàng do ảnh hưởng của dịch nhằm kịp thời hỗ trợ theo quy định. Bên cạnh đó, chủ động nhận diện các khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ trở thành nợ xấu để có giải pháp ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh; tiết giảm chi phí để tập trung hỗ trợ giảm lãi suất cho vay…

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG bán HÀNG tại TRUNG tâm DU LỊCH và TRUYỀN THÔNG DANATRAVEL (2) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w