NAM ĐÀ NẴNG 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Đánh giá tổng quát đối tượng nghiên cứu (SWOT)
Để có thể đưa ra được những giáp pháp, chúng ta cần dựa trên những số liệu đã có được ở chương 2 cũng như xem các sản phẩm cho vay đối với KHDN của Chi nhánh đã đủ hấp dẫn hay chưa; thì chúng ta cần đánh giá Chi nhánh theo mô hình SWOT để có thể trả lời những câu hỏi đó.
3.1.1.1. Điểm mạnh
Nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng tăng trưởng đều trong 3 năm, bất chấp năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề của dịch tổng nguồn vốn huy động trong năm 2020 tăng 102.7% so với năm 2019. Với nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm như vậy thì Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng có đủ sức mạnh tài chính để cho các doanh nghiệp vay. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế.
Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng luôn ở mức dưới trung bình của ngành. Điều này cho ta thấy rằng chất lượng các khoản vay ở Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng là có hiệu quả
Ngoài ra, kết quả kinh doanh ở Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng cũng rất tốt; tuy ở năm 2020 có giảm nhẹ nhưng sang năm 2021 lại tăng vượt bậc. Để có được kết quả khả quan như vậy là do sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc Ngân hàng cùng với sự nổ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể các bộ nhân viên giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, điều này cho thấy Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng hoạt động, quản lý chi phí rất tốt và hiệu quả.
3.1.1.2. Điểm yếu
Dựa vào bảng 2.3 ta có thể thấy rằng cơ cấu thu nhập của Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng vẫn xoay quanh hoạt động tín dụng. Khi mà xu hướng của các NHTM khác đang dần chuyển đổi cơ cấu thu nhập của mình sang các phi tín dụng nhiều hơn;
cụ thể ở đây là Techcombank khi mà cơ cấu thu nhập của ngân hàng này hiện tại là 50% từ các hoạt động phi tín dụng và 50% từ hoạt động tín dụng.
Dựa vào bảng 2.2 ta cũng có thể thấy Dư nợ của cho vay khách hành doanh nghiệp của Agribank Chi nhánh Nam Đà Nẵng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó, khi mà tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong dư nợ của các năm.
3.1.1.3. Cơ hội
Với việc NHNN triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022- 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như sẽ có động lực đi vay để có thể tái SXKD.
Ngoài ra, các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp của Chính phủ cũng một phần nào đó cho các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với vốn vay của Chi nhánh hơn.
3.1.1.4. Thách thức
Tuy đại dịch đã chấm dứt nhưng trong thời gian tới sẽ đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng và điều sẽ khiến Ngân hàng và doanh nghiệp gặp nhiều thách thức.
Đầu tiên, cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine sẽ khiến cho việc xuất-nhập khẩu của các doanh nghiệp bị, chi phí tăng cao và các nguyên, nhiên vật liệu nhập từ Nga cũng có giá tăng cao hơn. Và nó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng .
Tiếp theo, sự lạm phát của thế giới đang có sự diễn biến phức tạp sẽ khiến cho nguồn tiền huy động của ngân hàng giảm sút bởi vì khi gửi tiền vào ngân hàng sẽ khiến cho đồng tiền bị mất giá; từ đó hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng sẽ bị giảm sút. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khi mà giá nhập khẩu một số nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước quý 1/2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao