Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trường hợp Công ty TNHH Hoàn Mỹ. (Trang 46 - 48)

Chƣơng 1 : Giới thiệu về những vấn đề nghiên cứu

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Phương pháp này được áp dụng để có thể nắm rõ thêm thông tin, cũng như cách nhìn nhận đánh giá của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp một cách trực tiếp và gián tiếp về vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

* Phƣơng pháp điều tra trắc nghiệm:

Là phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi đã được thiết kế sẵn từ trước cho các đối tượng được điều tra để thu thập các thông tin có liên quan đến các nội dung cần điều tra nó bao gồm các câu hỏi, các câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất. Bảng câu hỏi này là phương tiện để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.

Bảng câu hỏi tiêu chuẩn được biết như bảng câu hỏi tuyển dụng nhân lực, đào tạo nhân lực, khích lệ lao động, khen thưởng và làm việc nhóm được viết bởi Dinh Viet Hoa (2009) và nhà nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu qui mô của chính sách và thực tiễn trong công ty. Bảng câu hỏi có 5 phần được thể hiện trong hình thức như: tuyển dụng; đào tạo; khích lệ lao động; làm việc nhóm và khen thưởng. Có 50 nhận định được đặt ở bên trong tương ứng với những nhận định cụ thể được nhắc đến với ô đặt trước mỗi số cho câu trả lời của người trả lời đối với mỗi nhận định. Câu trả lời được yêu cầu ĐÁNH DẤU “۷” vào trong những ô nếu những câu hỏi diễn tả ĐÚNG tình hình của công ty. Và BỎ TRỐNG nếu những câu đó diễn tả SAI với tình hình của công ty.

ĐÚNG nghĩa là mỗi nhận định ký hiệu sự tồn tại của vấn đề trong tổ chức. Bất kỳ nhận định nào là SAI được hiệu rằng vấn đề thể hiện trong nhận định không tồn tại.

Ưu điểm của phương pháp: có thể điều tra được trên diện rộng, một số lượng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn, dễ khái quát vấn đề, phương pháp tiến hành đơn giản và mang tính chủ động cao.

Hạn chế: Do thiết kế sẵn câu hỏi và trả lời, nên phương pháp này nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả. Mặt khác điều tra trên diện rộng nên tốn kém chi phí.

Những câu trả lời với những câu hỏi trong bảng hỏi đều được đánh dấu và xếp thành cột.Với bảng hỏi số liệu về tuyển dụng; đào tạo; khích lệ lao động, làm việc nhóm, khen thưởng được tiến hành bằng việc nhóm vào theo những loại sau:

Loại Số Tuyển dụng; 1, 6, 11, 16, 21 26, 31, 36, 41, 46 Đào tạo 2, 7, 12, 17, 22 27, 32, 37, 42, 47 Khích lệ lao động 3, 8, 13, 18, 23 28, 33, 38, 43, 48 Làm việc nhóm 4, 9, 14, 19, 24 29, 34, 39, 44, 49 Khen thưởng 5, 10, 15, 20, 25 30, 35, 40, 45, 50

Những câu trả lời cho những câu hỏi trong bảng hỏi được tính điểm và nhóm theo từng loại riêng. Các vấn đề được xếp loại như là tuyển dụng; đào tạo; khích lệ lao động; làm việc nhóm và khen thưởng với điểm số cao nhất được coi như khía cạnh nghiêm trọng nhất.

* Phƣơng pháp phỏng vấn:

Có nhiều phương pháp phỏng vấn khác nhau: phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn không cấu trúc, phỏng vấn nhóm, … mỗi phương pháp phỏng vấn có những ưu, nhược điểm riêng.

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp là phương pháp mà người thu thập thông tin sắp xếp các cuộc gặp gỡ với đối tượng được điều tra để thực hiện nói chuyện trực tiếp thông qua các câu hỏi mở để thu thập thông tin.

Mục đích của phương pháp này: nhằm thu thập được hơn nữa những thông tin cần thiết cho quá trình điều tra, làm rõ những vấn đề vướng mắc về vấn đề nghiên cứu trong phiếu điều tra chưa được làm rõ đồng thời tìm hiểu quan điểm của người được phỏng vấn về công tác phát triển nguồn nhân lực. Trong quá trình phỏng vấn thì những vấn đề còn vướng mắc sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ giúp cho việc nhìn nhận vấn đề một cách chính xác và khách quan hơn.

Ưu, nhược điểm của phương pháp này: Do gặp trực tiếp nên người điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, giải thích rõ cho đối tượng về câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi chép vào phiếu điều tra, dữ liệu dễ xử lý. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức, thông tin thu thập cứng nhắc do được thiết kế trước, kém kinh hoạt khi phỏng vấn

Nội dung phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước xoay quanh vấn đề phát triển nguồn nhân lực, những ưu nhược điểm, những tồn tại khó khăn liên quan đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Hoàn Mỹ.

Chuẩn bị phiếu phỏng vấn: Chuẩn bị cả về nội dung và hình thức của phiếu phỏng vấn. Thiết kế các mẫu câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm hoặc các câu hỏi đánh giá về tình hình phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.

Xác định đối tượng phỏng vấn: đối tượng được phỏng vấn là giám đốc công ty và trưởng phòng tổ chức hành chính nhân sự, trưởng phòng quản lý dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trường hợp Công ty TNHH Hoàn Mỹ. (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)