Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc
4.1. Bối cảnh mới tác động đến công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản
4.1.2. Bối cảnh của tỉnh Vĩnh Phúc
Về mặt kinh tế Vĩnh Phúc là một vùng kinh tế trọng điểm cũng là nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng đối phát triển, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các tỉnh trong vùng và khu vực, đồng thời là nơi tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, là thị trƣờng cho sự phát triển chung của toàn vùng cũng nhƣ những địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Việc đầu tƣ mới, mở rộng và nâng cấp các trục đƣờng cao tốc Nội Bài đi Lào Cai, đã và sẽ tiếp tục tạo cơ hội phát triển mới cho các tỉnh Bắc Bộ nói chung, các tỉnh phía Bắc sông Hồng, các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong đó có Vĩnh Phúc
nói riêng, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp tạo điều kiện về nguồn thu cho tỉnh Vĩnh Phúc để có cơ hội tăng đầu tƣ cho xây dựng các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn.
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội. Sự phát triển của Hà Nội trong vùng có ảnh hƣởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế – xã hội của Vĩnh Phúc. Khả năng phục hồi và phát triển của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020 có ảnh hƣởng nhiều đến sự phát triển của Vĩnh Phúc. Sự phát triển của Vùng Hà Nội, mà trƣớc hết là sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng sẽ ảnh hƣớng nhiều đến sự phát triển chung của Vĩnh Phúc. Tính đồng bộ trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực, nhƣ là: Mạng lƣới giao thông, trƣờng học, trạm y tế của tỉnh phù hợp với sự phát triển chung trong vùng đảm bảo sự kết nối của mỗi địa phƣơng trong vùng và giữa các địa phƣơng trong vùng với các tỉnh thành của cả nƣớc.
Có thể nói, chủ trƣơng phát triển cũng nhƣ thực tiễn phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội đặt Vĩnh Phúc vào thế đối trọng phát triển với Thủ đô Hà Nội ở phía Bắc ảnh hƣởng rất lớn đến việc đầu tƣ xây dựng các trƣờng học trên địa bàn tỉnh nói chung và đầu tƣ xây dựng các trƣờng THPT nói riêng trong những năm tới.
4.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản khối các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
4.2.1. Tăng cường QLNN về đầu tư XDCB đối với các trường THPT phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN
Quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ XDCB trong các trƣờng THPT luôn là một vấn đề đƣợc xã hội và nhân dân trong tỉnh rất quan tâm ngay từ trong cơ chế quản lý kinh tế cũ, nhà nƣớc đã thực hiện quản lý đối với các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản trong các trƣờng học. Tuy nhiên, trƣớc đây việc quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ XDCB trong các trƣờng THPT đƣợc thực hiện theo cơ
chế, kế hoạch hoá tập trung. Do vậy không tránh khỏi tình trạng can thiệp trực tiếp theo kiểu chỉ huy, mang tính quan liêu, bao cấp của một số cán bộ công chức, viên chức nói chung và cán bộ công chức ngành xây dựng cơ bản trong các trƣờng THPT nói riêng.
Ngày nay, nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực phát triển theo hƣớng kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; do vậy việc quản lý nhà nƣớc với hoạt động đầu tƣ XDCB cần phải thực hiện đúng các quy trình, quy định phù hợp với điều kiện của đất nƣớc nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Định hƣớng hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trƣớc hết là phải hoàn thiện năng lực của cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị tƣ vấn, xây dựng, sở, ngành liên quan đến quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản khối các trƣờng THPT theo hƣớng chuẩn hoá, chuyên môn hoá về năng lực và có đủ tƣ cách đạo đức ngành nghề xây dựng.
4.2.2. Tăng cường quản lý đối với đầu tư XDCB khối các trường THPT trên cơ sở hệ thống văn bản quản lý của luật pháp và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Từ năm 2015 nhà nƣớc đã thay đổi nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tƣ XDCB. Do vậy tỉnh Vĩnh Phúc cần phải thực hiện rà soát, điều chỉnh các văn bản hƣớng dẫn của tỉnh trƣớc đây nhằm hình thành hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, có tính pháp lý cao, để thống nhất thực hiện. Nhất là các chính sách về đấu thầu cần sửa đổi nhằm thiết lập môi trƣờng đấu thầu cạnh tranh lành mạnh tránh tình trạng đấu thầu theo kiểu hình thức, lãng phí về tiền của, thời gian. Cơ chế quản lý các dự án đầu tƣ cần đƣợc cải tiến theo hƣớng tăng cƣờng phân công, phân cấp, tránh chồng chéo kém hiệu quả và bỏ sót về chức năng nhiệm vụ ở tất cả các khâu.
Tăng cƣờng việc quản lý bằng pháp luật, dùng pháp luật để điều chỉnh, xử lý các mối quan hệ trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB; trong quản lý, tránh xử lý tùy tiện, cảm tính hoặc không có căn cứ pháp lý.
Tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có cơ chế quản lý đầu tƣ XDCB trong các trƣờng học phổ thông trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện của thực tế của từng trƣờng, đặc biệt cần phải cân nhắc kỹ việc giao cho các trƣờng THPT trực tiếp làm chủ đầu tƣ xây dựng và cơ chế huy động vốn xã hội hoá làm sao để tránh nợ đọng xây dựng cơ bản trong các trƣờng học. Nhìn chung, các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn rất hạn chế về năng lực quản lý XDCB và khó khăn trong việc huy động đóng góp của phụ huynh để đầu tƣ xây dựng các công trình trong nhà trƣờng, không thu hút đƣợc các nguồn lực của nhà tài trợ để đầu tƣ XDCB. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nƣớc của tỉnh Vĩnh Phúc cần có cơ chế riêng đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo không thể nhƣ các ngành khác hoặc các công trình do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tƣ còn có khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng công trình. Tóm lại đối với các công trình xây dựng trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ vốn thay thế Nghị quyết số 38/2011/NQ- HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Quản lý chặt chẽ việc Quy hoạch xây dựng các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với phát triển của ngành giáo dục và đào tạo cùng với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020. Đồng thời cũng là căn cứ cho việc định hƣớng trong Đầu tƣ XDCB của khối trƣờng trung học phổ thông có vai trò quan trọng qua trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong điều kiện hiện nay, để hoạt động đầu tƣ XDCB trong các nhà trƣờng đúng hƣớng và hiệu quả, công tác QLNN về quy hoạch phải giữ một vị trí quan trọng tránh tình trạng xây dựng bừa bãi, thiếu đồng bộ, thống nhất trong
Quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ XDCB trong các trƣờng THPT phải đúng mục tiêu, kế hoạch, quy hoạch, quy hoạch chi tiết của từng trƣờng phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc; giúp cho ngành Giáo dục Vĩnh Phúc phát triển lành mạnh, đúng hƣớng, có hệ thống, hiệu quả và bền vững. Nếu quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch yếu kém, sẽ dễ nảy sinh tình trạng xây dựng tràn lan, nợ đọng ngày càng nhiều …gây ra những tiêu cực, ảnh hƣởng xấu đến phát triển chung của ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc.
4.2.3. Phát huy vai trò của thanh, kiểm tra, giám sát đối với đầu tư XDCB khối các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc cải cách hành chính của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, với mục tiêu tạo môi trƣờng hành chính thuận lợi, thông thoáng cho các chủ đầu tƣ, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, không có nghĩa là thiếu kiểm soát, thiếu quản lý mà cần kiểm tra chặt chẽ đối với đầu tƣ XDCB khối các trƣờng trung học phổ thông. Muốn thực hiện tốt cơ chế kiểm tra, giám sát trƣớc hết cần có một hệ thống các văn bản nghiên cứu đầy đủ nhằm loại bỏ đƣợc hết các mắt xích có khả năng tạo ra tiêu cực trong đầu tƣ và xây dựng cơ bản. Trên cơ sở đó công khai hóa và kiên quyết thực hiện cơ chế giám sát lẫn nhau trong từng cơ quan, hoặc liên cơ quan đặc biệt là sự thanh, kiểm tra của các cơ quan thanh tra chuyên đề về xây dựng cơ bản của tỉnh, cần kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu của xây dựng cơ bản từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, triển khai thực hiện đến khâu kết thúc đầu tƣ, kịp thời phát hiện sai sót để uốn nắn điều chỉnh.
4.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản khối các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4.3.1. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản.
4.3.1.1.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành XDCB của tỉnh.
phải đƣợc chuyên môn hoá đội ngũ tuyển dụng và đào tạo, bồi dƣỡng đổi mới nâng cao năng lực, chuyên môn, phong cách, thái độ làm việc một cách toàn diê ̣n đáp ứng yêu cầu công việc của một cơ quan tham mƣu cho UBND tỉnh về xúc tiến đầu tƣ theo hƣớng một cửa liên thông hiện đại nhất là khâu tiếp nhận hồ sơ liên quan đến xây dựng cơ bản khối các trƣờng THPT nhƣ thủ tục phê duyệt, chủ trƣơng đầu tƣ, phê duyệt dự án, quyết toán... đƣợc thuận tiện, nhanh gọn, đúng trình tự. Hiện nay vẫn là cán bộ kiêm nhiệm từ các sở ngành khác sang làm theo lịch trực phân công.
Đối với các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Kho bạc nhà nƣớc cần xây dƣ̣ng và thƣ̣c hiê ̣n các chƣơng trình đào ta ̣o b ồi dƣỡng, tâ ̣p huấn phù hợp cho cán bộ , công chƣ́c, có chính sách luân chuyển cán bộ phù hợp, tránh để cán bộ trong các cơ quan qu ản lý chuyên ngành làm việc không đúng chuyên môn đƣợc đào tạo. Cải tiến chế độ tiền lƣơng cho công chức kịp thời.
Nâng cao chất lƣợng đô ̣i ngũ cán bô ̣ công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình hành động về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Đồng thời tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác đào tạo, quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, những cán bộ yếu kém về phẩm chất đạo đức, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, có kế hoạch bố trí công việc khác hoặc giảm biên chế, khen thƣởng kịp thời cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc có sáng kiến kinh nghiệm tốt trong khâu thẩm định, tham mƣu cho lãnh đạo về quản lý đầu tƣ xây dựng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có biện pháp kỷ luật đối với những cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, quan liêu, sách nhiễu dân, để làm gƣơng răn đe những cán bộ công chức khác.
4.3.1.2. Chủ đầu tư:
Tỉnh Vĩnh Phúc có 39 trƣờng trung học phổ thông trong đó có 38 trƣờng công lập dùng vốn ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng các công
trình trƣờng học. Tuy nhiên không trƣờng nào có đủ năng lực về quản lý đấu tƣ xây dựng cơ bản theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, thực tiễn của địa phƣơng tác giả đề xuất giải pháp nhƣ sau:
Không giao cho các trƣờng THPT làm chủ đầu tƣ đối với các công trình có tổng mức đầu tƣ từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc nhỏ hơn 1 tỷ nhƣng có yêu cầu về kỹ thuật phức tạp;
Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc thành lập Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình chuyên ngành trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo có đủ trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm quản lý dự án theo quy định của luật pháp làm chủ đầu tƣ xây dựng công trình khối các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh mới có thể khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng khối các trƣờng THPT hiện nay. Ban quản lý dự án chuyên ngành có đủ năng lực, kinh nghiệm sẽ chỉ đạo xây dựng công trình đúng với quy hoa ̣ch của các trƣờng THPT, đồng bô ̣ và phù hợp với quy hoa ̣ch phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, việc quy hoạch các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lƣợng và phù hợp sẽ tạo đƣợc kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo đú ng đi ̣nh hƣớng quy hoa ̣ch, phù hợp với tình hình thực tế mạng lƣới của các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, có những thiết kế đẹp, phù hợp với công năng sử dụng của mỗi trƣờng, hạn chế đƣợc thất thoát, lãng phí và chậm quyết toán nhƣ hiện nay.
4.3.1.3. Nâng cao chất lượng, năng lực các đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng.
Các chủ đầu tƣ cần lựa chọn các đơn vị tƣ vấn khảo sát, thiết kế phải đủ năng lực để thiết kế công trình, đơn vị tƣ vấn cần tuyển dụng các cán bộ, kỹ sƣ giỏi và giàu kinh nghiệm sử dụng để triển khai sao cho hồ sơ thiết kế đƣợc đảm bảo chất lƣợng. Chú trọng đến không chỉ yêu cầu kỹ thuật mà cả yêu cầu về hiệu quả đầu tƣ, đảm bảo hồ sơ thiết kế có tính khả thi cao.
Khảo sát, thiết kế, dự toán công trình là khâu quan trọng không chỉ quyết định yếu tố đẹp mà còn tính đến độ bền vững, tuổi thọ của công trình, công tác vận hành, khai thác sau này đƣợc thuận lợi. Thiết kế là giai đoạn thể hiện đầy đủ ý đồ của một dự án khả thi đã đƣợc phê duyệt. Trƣớc hết, cần nghiên cứu, chọn lọc đƣợc các dây chuyền công nghệ hợp lí, có kỹ thuật tiên tiến, các chủng loại vật tƣ, vật liệu phù hợp đƣa vào sử dụng trong công trình và phù hợp với công tác giảng dạy, học tập trong các nhà trƣờng, không tác động xấu tới môi trƣờng xung quanh, tiết kiệm vốn đầu tƣ xây dựng trong giai đoạn này có nhiều và có thể thực hiện đƣợc dễ dàng, có phƣơng án thiết kế kiến trúc và kết cấu tốt, tiết kiệm vốn đầu tƣ xây dựng tránh lãng phí nguồn vốn của nhà nƣớc.
Các nhà thầu xây dựng đƣợc chủ đầu tƣ lựa chọn hợp đồng xây dựng công trình cần có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân đủ chứng nhận về chuyên môn tay nghề, bậc thợ theo quy định để thực hiện hợp đồng xây dựng công trình sẽ thi công đúng tiến độ bám sát vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật, dự toán đã đƣợc phê duyệt để quản lý, triển khai thi công. Nếu đội ngũ này giỏi ngoài việc thi công đúng thiết kế còn kịp thời phát hiện những sai sót, bất cập của thiết kế để ý kiến với chủ đầu tƣ, các đơn vị liên quan kịp thời chỉnh sửa giảm thất thoát lãng phí về nguồn vốn và thời gian do phải phá đi làm lại trong quá trình thi công xây dựng công trình hoặc thi công xong nhƣng không sử dụng đƣợc.
4.3.2. Giải pháp về phương pháp quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB.