XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam trung quốc (Trang 28 - 30)

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.2.1. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

* Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:

Trong những năm gần đây, xu hướng tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO được coi là nhiệm vụ chính trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế – thương mại quốc tế, xu hướng này đã diễn ra theo chiều hướng sau:

Thứ nhất, phạm vi của tiến trình tự do hóa thương mại đa phương ngày càng được mở rộng, không còn dừng ở các vấn đề mang tính chất thương mại thuần tuý.

Thứ hai, nội dung của quá trình tự do hóa thương mại ngày càng được phát triển theo bề sâu, các cam kết quốc tế ngày càng tác động sâu đến chính sách trong nước.

Thứ ba, trào lưu các nước đang phát triển muốn liên kết, khẳng định tiếng nói của mình được thể hiện ngày càng rõ rệt.

Thứ tư, vị trí của Trung Quốc vừa có lợi cho các nước đang phát triển vừa làm gia tăng cạnh tranh giữa các nước trong thu hút vốn đầu tư, thương mại, đặc biệt là các nước trong khu vực có vị trí và cơ cấu sản xuất gần với Trung Quốc.

Thứ năm, việc xuất hiện “tiêu chuẩn kép” giữa các nước thành viên WTO và các nước trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức này, làm cho các nước xin gia nhập thường phải thực hiện các yêu cầu và các chuẩn mực áp dụng ở mức cao hơn và cao hơn nhiều so với các nước đã là thành viên WTO.

Thứ sáu, việc mở rộng phạm vi và tăng độ sâu của tiến trình đa phương cũng như vai trò ngày càng tăng của các nước đang phát triển làm cho tiến trình trong đàm phán thương mại đa phương có dấu hiệu giảm tốc độ, góp phần làm gia tăng xu hướng đẩy mạnh quá trình tự do hóa thương mại theo khu vực hoặc theo con đường song phương.

Nhận thức được cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam và Trung Quốc đều nỗ lực cải cách, mở cửa, từng bước hoàn thiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự phát triển ngoạn mục: dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm, đạt được những thành tựu tuyệt vời trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Sự kiện này đã đưa lại những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.

* Xu hướng khu vực hóa kinh tế

Quá trình tự do hóa thông qua các Hiệp định mậu dịch tự do và quá trình nhất thể hóa về kinh tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Biểu hiện của xu hướng này là sự hình thành các Khu vực thương mại tự do (FTAs) và các thỏa thuận thương mại khu vực (RTAs) gia tăng nhanh chóng: FTAs và RTAs có mức độ ưu đãi và tự do hóa thương mại cao hơn quy chế tối huệ quốc (MFN) kéo theo những thay đổi lớn trong cục diện thương mại giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, làn sóng tự do hóa thương mại diễn ra sôi động ở khu vực Đông Á. Chẳng hạn như: Khu vực thương mại tự do ASEAN/AFTA, Khu vực ASEAN +3, Trung Quốc ký Hiệp định khung về khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA); Ấn Độ ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện với ASEAN và Nhật Bản ký thỏa thuận khung về đối tác kinh tế toàn diện với ASEAN (5)...Đặc biệt, so với thập kỷ 90, xu hướng khu vực hóa gần đây đã có nhiều khác biệt, cụ thể là:

- Trào lưu của các Hiệp định mậu dịch tự do song phương giữa các nước có hoặc không cùng một khu vực địa lý. Ví dụ: ACFTA, VN – USBTA

về phạm vi, mức độ cam kết, không theo chuẩn mực thống nhất, thường thể hiện cam kết tự do hóa mạnh về phạm vi và mức độ tự do hóa, thể hiện mong muốn thực dụng, có lợi nhất cho lợi ích quốc gia của các nước tham gia.

- Việc ký kết các Hiệp định mậu dịch tự do thường tập trung vào một khu vực địa lý, do một số nước khởi xướng, gây hiệu ứng Đô-mi-nô.

Trào lưu trên về bản chất xuất phát từ các lợi ích kinh tế nhưng cũng có mầu sắc chính trị rõ ràng.

Việt Nam và Trung Quốc nằm trong khu vực châu Á, đây là khu vực được các nước trên thế giới đánh giá là năng động nhất. Do vậy, hai bên đã không ngừng vun đắp quan hệ láng giềng thân thiện, tích cực tham gia liên kết khu vực (APEC, ASEM, ACFTA) và liên kết vùng (GMS) nhằm đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế theo nhiều hình thức, nhiều cấp độ, tạo điều kiện cho hai nước phát huy lợi thế so sánh, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phù hợp với quốc tế hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam trung quốc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)