Quy trình nghiên cứu trải qua 5 bước:
Cụ thể:
Bƣớc 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu
Qua nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về hoạt động quản lý ĐTRNN của Tập đoàn Viettel theo cách tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế, từ vấn đề hoạch
Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu
Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Bước 4: Phân tích dữ liệu
định, chính sách phát triển, đến vấn đề tổ chức thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn.
Bƣớc 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cuối cùng, luận văn hướng đến việc trả lời câu hỏi nghiên cứu: Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã tổ chức quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như thế nào? Những gì là thành công? Hạn chế và nguyên nhân của tình hình là gì? Tập đoàn Viễn thông quân đội cần có những giải pháp gì để hoàn thiện hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Tập đoàn?
Bƣớc 3. Thu thập tài liệu
Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn là nguồn tài liệu thứ cấp được học viên thu thập một cách chọn lọc và xử lý một cách tỷ mỉ để có được nguồn tư liệu trung thực, đáng tin cậy nhất, phục vụ cho việc phân tích thực trạng hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Tài liệu thứ cấp là tài liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài. Tài liệu thứ cấp có thể là tài liệu chưa xử lý (còn gọi là tài liệu thô) hoặc tài liệu đã xử lý. Như vậy, tài liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Ưu điểm của việc sử dụng tài liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền bạc, thời gian; Nhược điểm trong sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp là: (1) Số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề nghiên cứu; khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau...; Tài liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu. Vì vậy trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của tài liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của người khác là dựa vào tài liệu thứ cấp hay sơ cấp. Điều quan trọng là phải kiểm tra tài liệu gốc.
cứu trước có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã được công bố như: đề tài nghiên cứu, giáo trình, sách tham khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước cũng như của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Sau khi thu thập các tài liệu trên, học viên thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong luận văn.
Bƣớc 4. Phân tích dữ liệu
Dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập , tác giả tiến hành phân tích , đánh giá giữa thực trạng hoạt động quản lý ĐTRNN tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội; nhận diện những hạn chế và ảnh hưởng của chúng đến công tác lập và triển khai thực hiện hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Sau đó, tác giả tiến hành đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong việc triển khai thực hiện hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Bƣớc 5. Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu luận văn
Nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nói chung, hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội nói riêng là vấn đề rất phức tạp và khó, bởi vì phạm vi thu thập tài liệu lẫn phạm vi tác động, ảnh hưởng rất rộng, liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực khác. T
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, học viên thực hiện việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý luận của một số ngành khoa học chủ yếu như: khoa học chính sách, khoa học quản lý.
Từ mục đích và phạm vi nghiên cứu đã đề ra cùng với các nội dung nghiên cứu trọng tâm của luận văn được xác định trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp, học viên có thể xác định được khung lý thuyết nghiên cứu của luận văn, cụ thể dưới đây: ( Xem sơ đồ 1).
Sơ đồ 1. Khung lý thuyết nghiên cứu đầu tƣ ra nƣớc ngoài của DN
(Nguồn: Tác giả luận văn)
Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, luận văn được tiến hành theo quy trình sau (Xem sơ đồ 2):
Sơ đồ 2. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả Luận văn)
Nghiên cứu tài liệu trong nước và nước ngoài
Thu thập dữ liệu về ĐTRNN tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Phân tích, đánh giá thực trạng ĐTRNN của Viettel Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu ĐTRNN của doanh nghiệp Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QL ĐTRNN của Viettel
QL ĐTRNN của DN
- Hoạch định đầu tư
- Xây dựng chính sách đầu tư - Tổ chức thực hiện đầu tư
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư
ĐTRNN tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Mục tiêu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
- Phân tích, hoạt động ĐTRNN của Viettel; Đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình.
- Đưa ra các các giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh hoạt động ĐTRNN của Viettel trong giai đoạn tới.
.
Các yếu tố tác động
- Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:Môi trường pháp lý; Môi trường kinh tế; Môi trường khoa học công nghệ.
- Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên trong: lực lượng lao động; Bộ máy QL; Năng lực, trình độ của cán bộ QL; Cơ sở vật chất; Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 3.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tên Công ty: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL)
Trụ sở chính: Số 1 Trần Hữu Dực, Phường Mỹ Đình 2 Quận Nam Từ Liêm Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04. 6255. 6789 Fax: 04. 6299. 6789
Email: gopy@viettel.com.Việt Nam Website: www.viettel.com.Việt Nam Ngày thành lập: 01/06/1989
Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo Quyết định 2079/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 100.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng. Hoạt động kinh doanh chính: Dịch vụ, sản phẩm điện tử - viễn thông – công nghệ thông tin.
Công ty có nhiệm vụ kinh tế
Triển khai cung cấp dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ điện thoại cố định, nội hạt, điện thoại đường dài, cho thuê kênh truyền dẫn, dịch vụ bưu chính và Internet… nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Phát triển kinh doanh gắn liền với phát triển công ty vững mạnh toàn diện. Tiếp tục phát huy các thế mạnh về sản xuất kinh doanh các ngành nghề truyền thống trong những năm qua như: Thiết kế, xây lắp công trình, xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông…
Nhiệm vụ quốc phòng
Phát triển nhanh mạng lưới thông tin quân sự theo yêu cầu về nhiệm vụ an ninh - quốc phòng.
Tạo nguồn ngân sách để cho vào ngân sách của Bộ Quốc Phòng như cho thuê vào các khoản đầu tư khác trong sản xuất kinh doanh.
Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức hiện đại, đổi mới trong lĩnh vực thông tin liên lạc, công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ của tập đoàn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và cũng là nơi dự trữ, bổ sung cán bộ cho binh chủng và toàn quân khi có yêu cầu.
Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Ngày 01/06/1989: Căn cứ vào nghị định số 58/HĐBT của hội đồng Bộ trưởng Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin được quyết định thành lập và trực thuộc Bộ Tư Lệnh thông tin liên lạc, Bộ Quốc Phòng.
Ngày 21/03/1991: Căn cứ vào quyết định số 11093/QĐ-BQP của Bộ Quốc Phòng quyết định thành lập Công ty điện tử thiết bị thông tin và tổng hợp ở phía nam trên cơ sở Công ty Điện tử Hỗn hợp II là một trong ba đơn vị được thành lập theo quyết định 189/QĐ-BQP ngày20/06/1989 quy định cơ cấu nhiệm vụ quyền hạn của Tổng công ty Thiết bị thông tin.
Ngày 27/07/1993: Theo quyết định số 336/QĐ-BQP của Bộ Quốc Phòng (do thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên ký) thành lập lại doanh nghiệp nhà nước: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin với tên giao dịch là SIGELCO.
Ngày 13/06/1995: Chính phủ ra thông báo số 3179 cho phép thành lập Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội. Căn cứ vào thông báo này 14/07/1995 đổi tên Công ty thiết bị điện tử viễn thông thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel.
Ngày 28/10/2003: Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 262/2003/QĐ-BQP quyết định đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội Viettel với tên giao dịch VIETTEL.
Ngày 27/04/2004: Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định ngày 01/07/2004 điều chuyển Công ty Viễn thông Quân đội từ Bộ Tư Lệnh thông tin về trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tên là Công ty Viễn thông Quân đội Viettel.
Ngày 06/04/2005: Tổng công ty Viễn thông Quân đội chính thức được thành lập theo quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, tên giao dịch quốc tế là VIETTEL CORPORATION viết tắt là Viettel.
Ngày 14/12/2009: Theo quyết định số 2079 QĐ-ttg Tổng công ty Viễn thông Quân đội chính thức trở thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội với vốn điều lệ là 50.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, xem xét các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định, các nhà quản lý của Viettel đã lựa chọn chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vị thế của Viettel bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mà hiện là thế mạnh của Viettel như: điện thoại quốc tế, các dịch vụ thông tin di động, internet, bưu chính, tài chính, nhân lực. Viettel còn thực hiện chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ.
Với kinh nghiệm và sức sáng tạo không ngừng nên Viettel ngày càng làm hài lòng và tiếp tục chinh phục khách hàng bằng sự tự tin với một tinh thần lớn đó là tinh thần của những người lính để xây dựng, quảng bá làm cho tên tuổi Viettel ngày càng trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi tổ chức, mọi các nhân trong đời sống xã hội.
Năm 2012, Viettel trở thành 1 trong 30 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất toàn cầu và có thị trường quốc tế hơn 110 triệu dân (gồm Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique, Cameroon, Haiti và Peru), kinh doanh có lãi ở 4 nước với gần 10 triệu thuê bao.
Tại Lào, Viettel là nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất trong lĩnh vực viễn thông. Chỉ sau chưa đầy 2 năm đầu tư vào mạng di động Unitel (liên doanh của Viettel và Lao Asia Telecom), nhà mạng này đã trở thành công ty số 1 của Lào cả về thị phần thuê bao cũng như hạ tầng mạng.
Nước láng giềng Campuchia cũng là một địa chỉ đầu tư rất thành công của Viettel. Metfone (thương hiệu của Viettel) đã trở thành nhà cung cấp có hạ tầng mạng lớn nhất và chỉ 2 năm sau đã chiếm vị trí số 1 về thị phần thuê bao.
Bên cạnh đó, bất chấp trận động đất làm hơn 300.000 người chết ở Haiti, Viettel đã khai trương mạng di động chỉ trong vòng hơn 1 năm xây dựng. Vào ngày khai trương 7/9, Natcom (liên doanh mà Viettel chiếm 60% vốn) đã trở thành hãng di động có hạ tầng mạng lớn nhất, với số trạm thu phát sóng lên tới gần 1.000 trạm - nhiều hơn 30% so với nhà cung cấp lớn nhất trước đó là Digicel thực hiện trong 6 năm.
Đặc biệt, một trong những thị trường thành công nhất của Viettel tại nước ngoài là Mozambique với thương hiệu Movitel. Viettel xúc tiến đầu tư vào Mozabique từ năm 2008, đến tháng 11/2012 được cấp giấy phép và đi vào hoạt động từ tháng 5/2012. Sau nửa năm, vào tháng 11/2012, Movitel đã được trao giải “Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông cho khu vực nông thôn châu Phi”. Chỉ sau một năm, vào tháng 5/2013 doanh thu của Movitel đạt 113,5 triệu USD với 2 triệu thuê bao. Movitel được đánh giá là dự án đầu tư hiệu quả nhất của Việt Nam vào châu Phi.
Viettel đặt mục tiêu đến năm 2016 sẽ có thị trường quy mô 300 - 500 triệu dân. Nếu đạt được con số này, Viettel sẽ đạt doanh thu từ thị trường nước ngoài lớn gấp 3 - 5 lần thị trường trong nước và trở thành một trong 10 doanh nghiệp viễn thông ĐTRNN lớn nhất thế giới.
Từ năm 2000 đến năm 2015 doanh thu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tăng 2,8 nghìn lần (từ 53,7 tỷ đồng lên 196.650 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế tăng 22 nghìn lần (từ 1,25 tỷ đồng lên 27.514 tỷ đồng);
nộp ngân sách tăng 2.834 lần (từ 4 tỷ đồng lên 15.981 tỷ đồng); tổng giá trị tài sản tăng 41,9 nghìn lần (từ 2,3 tỷ đồng lên 96.529 tỷ đồng); vốn chủ sở hữu tăng 9,3 nghìn lần (từ 6,6 tỷ đồng lên 63.166 tỷ đồng.
Thương hiệu Tập đoàn Viễn thông Quân đội luôn được tôn vinh, ghi nhận (đứng thứ 4 trong Top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam và thứ 83/100 thương hiệu viễn thông mạnh nhất thế giới năm 2009).
Hiện nay, Tập đoàn đang là doanh nghiệp viễn thông tiên phong đầu tư ra nước ngoài, đến nay đã đầu tư sang hang chục nước tại các châu lục. Khách hàng trên toàn cầu là trên 75.800.000 người.
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực của Tập đoàn
3.1.2.1. Nhân lực
Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Tập đoàn Viễn thông Quân đội có nhiệm vụ vừa sản xuất kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa bảo đảm thông tin vu hồi phục vụ nhiệm vụ quốc phòng-an ninh QP-AN. Để thực hiện tốt nhiệm vụ có tính đặc thù đó, ngay từ khi thành lập, Tập đoàn đã đặc biệt chú trọng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực và xác định đây là nhân tố nền tảng, then chốt, giúp tạo ra sự khác biệt, mang lại lợi thế và năng lực cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển nhanh, bền vững của Tập đoàn.
Cùng với thường xuyên xây dựng, kiện toàn mô hình tổ chức, Tập đoàn đã thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút, giữ gìn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bằng các hình thức phù hợp. Tập đoàn đã triển khai xây dựng và áp dụng các bộ quy trình, quy chế trong tuyển chọn, đánh giá chất lượng lao động, mô tả chức năng, công việc cho từng vị trí; chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ sở đào tạo để tạo