4.3. Kiến nghị đối với Nhà nước
4.3.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, phápluật về ĐTRNN
Ở Việt Nam hiện nay các văn bản quy định về ĐTRNN vẫn chỉ là nghị đinh, quyết định, thông tư…đều là các văn bản dưới luật làm cho các công ty muốn ĐTRNN vẫn rất mơ hồ. Các văn bản quy đinh này còn không có những hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện như thê nào, không thống nhất giữa các cấp, ban, ngành gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm kìm hãm việc ĐTRNN của các Doanh nghiệp Việt Nam. Khi các văn bản, quy định này trở thành luật nó sẽ mang tính pháp lý cao hơn, mọi người tuân thủ chặt chẽ hơn từ đó các Doanh nghiệp được hưởng lợi và đất nước cũng hưởng lợi. Ngoài ra, khi ban hành các văn bản pháp luật quy định về việc ĐTRNN thì chính phủ cũng nên ban hành thêm các hướng dẫn chi tiết để việc thực hiện được tuân thủ đúng và nghiêm túc.
Không chỉ trong lĩnh vực ĐTRNN mà mọi hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp đều phải dựa trên những chính sách kinh tế vĩ mô, văn bản pháp luật, cơ chế quản lý của nhà nước. Vì vậy, sự ổn định của chính sách, phápluật và vận hành cơ chế có hiệu quả luôn là tiền đề hết sức cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Trước hết cần phải xác định rõ chủ thể ĐTRNN là doanh nghiệp chứ không phải là nhà nước. Nhưng nhà nước có trách nhiệm tạo ra môi trường và
điều kiện, định hướng và dẫn dắt doanh nghiệp ĐTRNN phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của đất nước. Mối quan hệ phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho mục tiêu vi mô của doanh nghiệp thống nhất với mục tiêu vĩ mô của nhà nước, đồng thời qua đó nhà nước sử dụng những biện pháp trong cơ chế quản lý mới và chính sách có hiệu quả của mình để tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển một cách an toàn khi ĐTRNN. Kết quả khảo sát có gần 40% doanh nghiệp cho rằng các chính sách về hoạt động ĐTRNN chưa được rõ ràng, cụ thể và chưa có nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết từng lĩnh vực, ngành nghề. Quả thật, nghiêm túc đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam thời gian vừa qua có thể thấy một số tồn tại sau đây: Các văn bản pháp quy hiện nay do nhà nước ban hành đã lạc hậu, không còn thích hợp với thực tế; quy trình thẩm định và đăng ký cấp giấy phép ĐTRNN còn một số bất cập như để thời gian thẩm định và cấp phép kéo dài, phải qua nhiều đầu mối quản lý nhà nước; chưa có các quy định và chế tài cụ thể về quản lý sau cấp phép, dẫn đến việc nắm bắt hoạt động của các doanh nghiệp ĐTRNN gặp nhiều khó khăn, thông tin không chính xác... Do đó nhà nước cần hoàn thiện chính sách, pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong tiến trình hội nhập kinh tế, cụ thể như sau:
* Xây dựng và ban hành Luật Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
Với số lượng dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày một tăng, cùng những tồn tại trong quản lý nhà nước và tình hình chậm đổi mới hệ thống văn bản chính sách của nhà nước như hiện nay, việc gấp rút nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thay cho Nghị định 78/2006/NĐ-CP vào thời điểm này là hết sức cần thiết. Luật mang tính pháp lý cao hơn, vì thế nó sẽ buộc mọi người phải tuân thủ, qua đó doanh nghiệp được lợi nói riêng và đất nước được lợi nói chung.
Hiện nay các nước đều có luật ĐTRNN và đều hết sức cởi mở với hoạt động này. Khi có một khuôn khổ riêng, mang tính pháp lý cao để điều
chỉnh, nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động lâu dài ở nước ngoài cũng như hỗ trợ họ nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, khi có Luật Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cùng các chế tài cụ thể kèm theo, công tác quản lý và phối hợp giữa các cơ quan bộ, ngành của nhà nước trong lĩnh vực này sẽ khắc phục được sự quan liêu, chồng chéo; đảm bảo cho các doanh nghiệp ĐTRNN hoạt động an toàn và đúng định hướng.
* Chính sách ngoại hối: Cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn khá cứng nhắc khiến cho doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc có đủ ngoại tệ để thực hiện ĐTRNN, cũng như còn gặp nhiều vướng mắc trong khâu chuyển ngoại tệ ra ngoài và ngược lại. Có hơn 40% doanh nghiệp cho rằng cơ chế quản lý ngoại hối chưa linh hoạt, chưa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đồng thời chưa hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái cho doanh nghiệp. Vì vậy, nhà nước cần: (1) Cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ ổn định và tương đối lớn được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, tiến tới áp dụng chính sách này cho tất cả loại hình doanh nghiệp và loại bỏ việc xin - cho từng trường hợp riêng lẻ như hiện nay; (2) Tiếp tục nới lỏng để dần tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối. Khi chính phủ huy động được một lượng khá lớn ngoại tệ từ trong và ngoài nước, quỹ dự trữ ngoại tệ tương đối ổn định thì sẽ giảm dần sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc đề ra các quyết định quản lý ngoại hối mang tính chất hành chính; và (3) Phát triển thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, đồng thời tạo cơ chế hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp. Như vậy, cần phải thấy rằng một trong những côngviệc quan trọng nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá là dự báo tỷ giá.
* Chính sách thuế: Gần 30% doanh nghiệp không đồng ý rằng nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nhà nước cần áp dụng chính sách ưu đãi về thuế đối với các dự án thực hiện mục tiêu quan trọng, tác động tích cực tới phát triển kinh tế của đất nước,
như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất, chế biến trong nước. Cụ thể hơn, những dự án này sẽ được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước mà doanh nghiệp đầu tư. Chính phủ cũng phải luôn chú trọng việc đi trước mở đường bằng các hiệp định chống đánh thuế hai lần để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vì suy cho cùng, dù làm ăn ở đâu thì lợi nhuận cũng sẽ được chuyển về công ty mẹ. Ngoài ra, cũng cần tính toán để áp dụng các ưu đãi về khoảng thời gian được miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp trong bước đầu triển khai dự án.
* Chính sách đặc thù: Chính phủ cần có chính sách đặc thù để khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực và Liên bang Nga; đặc biệt là Lào và Campuchia để đào tạo lao động do lao động tại hai thị trường này không thể đáp ứng được về số lượng và chất lượng theo yêu cầu. Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các thị trường còn hoang sơ và tiềm năng như Mỹ La-tinh, châu Phi và khu vực Trung Đông do có thể gặp phải những rủi ro tiềm ẩn ban đầu. Chính phủ cũng cần xác định danh mục các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được ưu tiên hỗ trợ là các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên; trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp.
Đồng thời, các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nếu đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng cần phải đưa vào danh mục được khuyến khích và hỗ trợ.
* Cải tiến thủ tục hành chính: Theo kết quả khảo sát, chỉ có 12% ý kiến của doanh nghiệp đồng ý rằng quy trình cấp phép hiện nay là phù hợp và 19,7% đồng ý với việc thủ tục cấp phép sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Rõ ràng là quy trình đăng ký hoặc thẩm tra, cấp giấy
chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần phải được cải tiến để rút ngắn thời gian. Từng bước phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, dần tiến tới loại bỏ quy định bắt buộc thẩm tra trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên (có đến 74% doanh nghiệp không đồng ý với mức chặn 15 tỷ đồng này). Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Với các dự án có số vốn đầu tư lớn và các dự án thực hiện đầu tư có ảnh hưởng đến mục tiêu và lợi ích quốc gia thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên tham mưu nhanh cho Thủ tướng để ra quyết định cho phép hay không cho phép việc triển khai và đưa dự án đầu tư vào hoạt động đúng lúc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt cơ hội một cách có hiệu quả. Vì vậy, về lâu dài việc đăng ký đầu tư và chấp nhận đầu tư nên được diễn ra trên mạng thông tin trực tuyến giữa chính phủ và doanh nghiệp theo mô hình chính phủ điện tử mà các cấp, ngành hành chính của chúng ta đang theo đuổi thực hiện.
4.3.3. Bổ sung thêm một số chính sách ƣu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông xúc tiến hoạt động ĐTRNN
Hiện nay, các chính sách của nhà nước ta trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin - Viễn thông còn thiếu đồng bộ nhất là các chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp, chính sách ủng hộ hàng nội địa, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao… Các doanh nghiệp cũng khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường nghiên cứu của tư nhân có liên quan tới các vai trò của nhà nước. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam luôn mong muốn có sự hỗ trợ về thuế và sự quan tâm đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu tư nhân. Vì thế em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Nhà nước cần hỗ trợ thêm nguồn vốn đầu tư cho cho các dự án về viễn thông thực hiện ở nước ngoài mà có tác động tới sự phát triển kinh tế, mối quan hệ hữu nghị của nước ta, những dự án này có thể sẽ được vay vốn của nhà nước thông quan ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với mức vay tối thiểu là 30% tổng số vốn đầu vào dự án với lãi suất ưu đãi. Nhưng đối với các dự án đầu tư về viễn thông tại Campuchia, Lào thì chính phủ cần bảo lãnh vay vốn tại các ngân hàng thương mại trong nước với mức vay được phép quả 15% vốn điều lệ của Ngân hàng này cho vay.
4.3.4. Xây dựng mối quan hệ giao lƣu hợp tác giữa Việt Nam với các nƣớc mạnh về viễn thông trên thế giới
Khi bước chân ra nước ngoài, Viettel gặp phải rất nhiều khó khăn lớn như Viettel đã muộn hơn các Tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới từ 10- 20 năm và còn rất non trẻ về kinh nghiệm đầu tư, phát triển mở rộng mạng lưới viễn thông. Chính vì vậy Nhà nước ta cần mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các nước mạnh về lĩnh vực viễn thông như Thụy Điển, Thái Lan, NaUy… để tạo điều kiện cho Viettel có thể học tập kinh nghiệm, trao đổi kiến thức về viễn thông để rút ra các kinh nghiệm học hỏi áp dụng vào chính việc mở rộng ĐTRNN của Viettel. Ngoài ra, khi giao lưu với các quốc gia đó sẽ xây dựng được mối quan hệ truyền thống đoàn kết hữu nghị với các nước đó, tạo ra tiềm năng hợp tác to lớn cũng chính là động lực để mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước đó có những bước tiến mới trên cơ sở tăng cường hợp tác đoàn kết hữu nghị với nhau nói chung, hỗ trợ nhau cùng phát triển vì lợi ích của dân tộc và hòa bình thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài: “Quản lý ĐTRNN của Tập đoàn Viễn thông Quân đội” cho phép rút ra các kết luận sau đây:
1. Quản lý ĐTRNN là hoạt động không thể thiếu trong sự phát triển của doanh nghiệp, nó là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Trong lĩnh vực viễn thông, xu hướng quản lý ĐTRNN ngày càng trở nên phổ biến và trở thành chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Hoạt động quản lý ĐTRNN của doanh nghiệp được bắt đầu từ việc hoạch định chiến lược, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, chính sách, đến việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư…
2. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong quản lý ĐTRNN các doanh nghiệp ĐTRNN cần luôn chú trọng và quan tâm đến môi trường đầu tư. Vì vậy cần phải hoạch định đầu tư nghiêm túc, lựa chọn được môi trường đầu tư thật sự thông thoáng, ổn định về KT - XH, về chính sách vĩ mô,...là vấn đề vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cần có những chính sách đầu tư đầu tư hợp lý và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.
3. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 nước thuộc 3 châu lục: Laos, Cambodia, Haiti, Mozambique, Peru, Timor Leste, Cameroon, Tazania, Burudi, Burkina faso với doanh thu năm 2015 gần 10 tỉ USD và trên 80 triệu thuê bao đang hoạt động. Tại những nước đã kinh doanh, Viettel là doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng lớn nhất ngay tại thời điểm khai trương.
4. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành tựu thu được, hoạt động quản lý ĐTRNN của Viettel còn những hạn chế như tiềm lực tài chính và kinh nghiệm, việc chiếm lĩnh thị phần đầu tư kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, như Viettel không có nhiều lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp viễn thông các nước, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế….
5. Để hoàn thiện hoạt động quản lý ĐTRNN trong những năm tới, Tập đoàn Viettel cần phải có những giải pháp thực sự khoa học, khả thi như cần chính sách lựa chọn nhiều hình thức đầu tư thích hợp, tận dụng quyền thường trú tại một số quốc gia phát triển…
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt
1. Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2012. Kinh tế chính trị đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Duân, 2014. Đầu tư nước ngoài tại Bắc Giang. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.
3. Nguyễn Hải Đăng, 2013 có công trình: “Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quôc tế”. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.
4. Phan Huy Đường, 2011. Quản lý kinh tế. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Phan Huy Đường, 2012. Quản lý kinh tế nâng cao. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. GS.TS. Phan Huy Đường, (2015), Chính sách xã hội - các vấn đề và sự lựa chọn theo hướng phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. GS.TS. Phan Huy Đường, (2014, Tái bản 2016), Quản lý Công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.