Hiện Viettel đã đầu tư tại 10 nước thuộc 3 châu lục: Laos, Cambodia, Haiti, Mozambique, Peru, Timor Leste, Cameroon, Tazania, Burudi, Burkina faso với doanh thu năm 2015 gần 10 tỉ USD và trên 80 triệu thuê bao đang hoạt động. Tại những nước đã kinh doanh, Viettel là doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng lớn nhất ngay tại thời điểm khai trương.
Đầu tƣ tại Campuchia
Cuối năm 2006, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức đặt chân vào thị trường Campuchia, trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên trực tiếp ĐTRNN. Đây là thị trường đầu tiên và cũng thành công nhất của Viettel. Viettel lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn chủ sở hữu để thâm nhập vào một thị trường đang phát triển ở Campuchia. Triết lý: Mạng Metfone là mạng của người Campuchia xuất phát đầu tiên từ sự nhận thức của ban lãnh đạo Tập đoàn khi đầu tư sang thị trường này đó là phải “nhập gia tùy tục”.
Bảng 3.1: Tình hình vốn đầu tƣ qua các năm của Viettel tại thị trƣờng Campuchia Đơn vị: USD Thị trường Vốn đầu tư Vốn VTG đăng ký góp Vốn VTG đã góp 2009 2011 2013 2014 Cam puchia 151.445.689 151.445.689 711.93 9.697.683 18.380.000 11.500.000
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của VTG)
Năm 2014, với số vốn đầu tư lên đến 275,8 triệu USD nên Viettel đã có 2.687 trạm 2G với 3.778 tủ BTS và 29,301 TRX đang hoạt động trong trạm, vùng phủ sóng dân số đạt 99,49%, tổng số xã phủ được là 1414/1621 xã có trạm chiếm 87%. Hiện tại thì còn có 207 xã chưa có trạm nhưng chỉ còn 19 xã chưa có sóng. Còn về trạm 3G: đã có 1237 Node B đang hoạt động, trong đó
có 65% số Node B được khai băng thông 20M; 31,5% số trạm được khai băng thông là 10M và 3,5% số trạm khai băng thông là 8M. Tổng số cáp quang mà Viettel đã đầu tư tại thị trường này đến năm 2011 là 13.795 km phủ sóng đến 100% huyện và 95% các xã.
Viettel chủ trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và chuyển giao tri thức. Mục tiêu cuối cùng là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi chính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh. Điều này khác với những nhà đầu tư khác, tập trung thuê các chuyên gia nước ngoài đã có chuyên môn để đảm bảo công việc, thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho chính đất nước đó. Cách làm này đã được người dân đánh giácao, vì những giá trị thực sự và sự chân thành mà Viettel đang mang đến chođất nước họ. Có được sự tin tưởng này thì Viettel sẽ nhận được sự yêu mến, tin tưởng và thu hút được nhiều người tài.
Viettel lựa chọn đầu tư tại Campuchia vì Vương quốc Campuchia có nền kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính khá ổn định, kinh tế tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dưới 10% năm trong nhữngnăm gần đây. Quan hệ Việt Nam - Campuchia đang phát triển về mọi mặt theo phương châm: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, là nền tảng quan trọng và thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tận dụng các cơ hội tăng cường đầu tư và thúc đẩy thương mại. Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư vào Campuchia hơn TháiLan, Trung Quốc, do vị trí địa lý gần, vận chuyển hàng hoá thuận lợi khi có cả đường sông, đường bộ, đường biển…. cùng nhiều cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho di chuyển nhân sự, hàng hoá qua lại giữa hai nước một cách nhanh chóng. Thị trường Campuchia với thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng với thị trường trong nước, và rất phù hợp với sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam làm ra từ chất lượng đến giá cả, cộng đồng người Việt đông đảo tại Campuchia cũng là đối tượng tiêu dùng quan trọng cho hàng hóa Việt Nam. Đến nay, đã có trên 500
doanh nghiệp Việt Nam đăng ký kinh doanh chính thức tại Campuchia. Viettel có thể tận dung chiến lược kinh doanh đã áp dụng tại Việt Nam sang Campuchia. Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính mở cửa, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, tăng cường đầu tư từ nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân. Bên cạnh đó, quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam - Campuchia đã có bề dầy truyền thống, nhất là về quân đội nên Viettel Cambodia nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo.
Mục tiêu của Viettel khi đầu tư vào Campuchia là trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đứng số 1 tại nước này; Đứng đầu về số trạm BTS tại Campuchia;Phát triển các dịch vụ mang lại nhiều tiện ích, nhiều lựa chọn chokhách hàng với giá cả tốt nhất; Số lượng khách hàng nhiều nhất; Chăm sóc khách hàng với chất lượng tốt nhất.
Cùng với chiến lược thâm nhập thị trường trên, Viettel đã thực hiện Chiến lược chi phí thấp. Hiện tại, giá của Viettel rẻ hơn của các nhà cung cấp dịch vụ khác tại Campuchia từ 20- 25%. Ngoài ra, Viettel còn có nhiều chính sách tốt hơn với thuê bao là kiều bào Việt Nam tại Campuchia và thuê bao là kiều bào Campuchia tại Việt Nam. Đó được xem như là sự tri ân để cảm ơn khách hàng. Những khách hàng của Viettel phải được hưởng sự lớn mạnh của Tập đoàn. Ban lãnh đạo Tập đoàn có chính sách cho tất cả khách hàng của Viettel, không kể người Việt hay người Campuchia. Đã là khách hàng của Viettel thì phải được hưởng những gì tốt nhất, lớn nhất của chính sản phẩm. Hơn nữa, Viettel Campuchia còn thực hiện đúng triết lý kinh doanh của Viettel là "kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội", đẩy mạnh những hoạt động xã hội như quỹ người nghèo, ủng hộ các trường học, các bệnh viện... Chính những hoạt động xã hội đó đã giúp thương hiệu Viettel đi sâu vào đời sống người dân Campuchia, chiếm được thiện cảm của người dân để từ đó có chỗ đứng vững chắc trên đất nướcCampuchia.
Đến năm 2105, thế mạnh lớn nhất của Viettel tại Campuchia chính là lĩnh vực di động. Viettel dùng thế mạnh này làm “con thuyền” ra biển lớn, bắt đầu từ các thị trường mới mẻ và còn kém phát triển, cơ may thành công sẽ lớn hơn. Viettel với thế mạnh về tài chính và kinh nghiệm phát triển thị trường viễn thông từ thị trường trong nước đã đầu tư ồ ạt, phát triển cơ sở hạ tầng mạng tại Campuchia. Tập trung phát triển vào các tuyến cáp quang và mạng lưới các trạm BTS phủ sóng tới khắp các huyện, thị xã. Làm cơ sở để phát triển các dịch vụ viễn thông băng rộng trongtương lai, chiếm ưu thế so với các đối thủ khác.
Kết quả thực hiện chiến lược đầu tư tại Campuchia (Xem bảng 3.2)
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của công ty VTG (viettel global)
Đơn vị: USD 2009 Giá trị (USD) 2010 Giá trị (USD) 2014 Giá trị (USD) Doanh thu kế hoạch 100 triệu 200 triệu 100% 300 triệu 100%
Doanh thu thực tế 58 triệu 162 triệu 179% 255 triệu 57%
Lợi nhuận Chưa có lợi
nhuận 4 triệu 40 triệu
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VTG năm 2014)
Từ năm 2014, để phấn đấu phát triển đạt mục tiêu là nhà mạng cung cấp dịch vụ mạng 5 nhất: mạng lưới lớn nhất với cáp quang đường trục có dung lượng 20Gbps, 3000 trạm BTS với 2,55 triệu thuê bao di động; vùng phủ sóng rộng nhất tới 24 tỉnh thành với 100% số cáp quang đến các huyện, mỗi xã có 1 trạm BTS; sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất; giá tốt nhất và hệ thống chăm sóc khách hàng tốt nhất. Vì thế, Metfone đã tập trung đầu tư vào dịch vụ mạng 3G nhiều hơn mặc dù trên thị trường lúc đó đã có nhiều công ty cung cấp dịch vụ 3G nhưng với việc đầu tư trạm phát sóng làm cho mức độ phổ biến và sự phong phú của mạng 3G của Metfone hơn hẳn các dịch vụ khác. Chính nhờ việc đầu tư đúng đắn trên mà chỉ trong vòng nửa
năm mà số lượng thuê bao 3G phát sinh lượng cước đạt 75.000 thuê bao và cước phát sinh di động thuê bao USB 3G cũng tăng lên đáng kể. Viettel cũng đã đầu tư hơn 10.000 km cáp quang phủ sóng hơn 70% số huyện, với dung lượng mạng lõi đáp ứng đến 4 triệu thuê bao…với việc đầu tư mạng lưới rộng lớn như vậy mà Metfone đã chiếm 60% thị phần dịch vụ ADSL và 50% thị phần dịch vụ điện thoại cố định với 2 triệu thuê bao di động.
Việc đầu tư mở rộng các trạm phát sóng giúp cho tổng số thuê bao Reg của nhà mạng Metfone cung cấp đạt được 3.721.028 thuê bao đã đưa Metfone lên dẫn đầu thị trường với thị phần là 48% trên 8 nhà mạng cung cấp là: Mobitel, Hello GSM, Mfone, qb, Star-Cell, Excel, Smart Mobile và Beeline. Thật đáng kinh ngạc khi quý 1/2010, Mobitel của tập đoàn Royal còn chiếm vị trí đứng đầu trên thị trường dịch vụ di động mà chỉ sau có 1 năm Metfone đã vươn lên đứng đầu. Viettel đã vượt qua các nhà mạng lớn chiếm thị phần cao do họ đã xuất hiện trên thị trường Campuchia từ rất sớm và nắm giữ một vị trí quan trọng trong lòng khách hàng, đó quả là một thành công đáng khích lệ cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Sự xuất hiện của Metfone, đã giúp đưa mật độ thâm nhập của điện thoại cố định tại Campuchia từ 0,2% lên 21% trong đó tổng số thuê bao của Methome là 339.000 thuê bao chiếm 89% thị phần. Còn về Internet băng rộng, tổng số lượng thuê bao là 94.000 thuê bao chiếm đến 70% thị phần Internet băng tộng của toàn Campuchia.
Về hạ tầng mạng lưới, Viettel chủ trương đầu tư bằng cách tự làm, thuê đối tác trực tiếp thực hiện, bỏ qua các chủ thầu và khi bắt tay vào làm thì phân tích sâu, chi tiết tới từng hạng mục để có thể đầu tư ghép với gói chung của Viettel ở Việt Nam để giảm giá thành của thiết bị lẫn hàng hóa. Đầu tư hệ thống nguồn điện: đối thủ dùng pin mặt trời và dàn ác quy lớn còn Viettel chỉ mua máy nổ và ắc quy vừa đủ công suất đủ cấu hình nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành và khai thác.
Tính tới thời điểm này, với lượng vốn đầu tư lớn vào thị trường này nhưng doanh thu của Viettel thu được vẫn còn chưa cao. Tuy nhiên, những con
số doanh thu từ thị trường Campuchia cũng có sự tăng lên đáng kể qua các năm cũng là một khởi đầu tốt đẹp cho sự phát triển của Viettel trên thị trường quốc tế. Nhờ sự phát triển thần tốc của mạng Metfone mà doanh thu của Viettel tại thị trường Campuchia trong năm 2009 đã đạt được 58 triệu USD hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong năm, tăng trưởng hơn 667% so với năm 2008. Năm 2010, công ty tiếp tục đạt vượt mức kế hoạch lên đến 162 triệu USD, tăng 2,8 lần so với năm 2009. Đến hết năm 2011, tổng doanh thu đạt 255 triệu USD tăng trưởng 58% so với kết quả thực hiện năm 2010 và cao gấp 1,6 lần so với doanh thu của nhà mạng đứng thứ 2 tại Campuchia là Cell Card. Về lợi nhuận của VTG tính đến hết năm 2010 lợi nhuận đạt 3,8 triệu USD đã trừ lũy kế lỗ qua các năm và cũng là năm đầu tiên kinh doanh thu được lợi nhuận, nhưng đến hết năm 2011 lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể đạt 39,3 triệu USD.
Khi bắt đầu đầu tư tại Campuchia, Viettel vẫn chưa quen với con người, văn hóa, phong cách làm việc tại một thị trường mới này buộc họ phải đưa những nhân viên Việt Nam sang đấy làm và hướng dẫn cho những nhân viên khác tại Campuchia cách làm việc và tiêu chí của Viettel. Metfone cũng đầu tư vốn để mở ra các cửa hàng ở các tỉnh đến tuyến huyện trong khi các mạng khác chỉ có các cửa hàng ở các tỉnh thành phố lớn và cũng là mạng duy nhất đang xây dựng hệ thống nhân viên Metfone làng xã len lỏi đến từng phường xã để phân phối sản phẩm và chăm sóc khách hàng tốt nhất theo đúng tiêu chí của Viettel.
Ngày 7/11/2014, tại lễ trao giải thưởng truyền thông thế giới năm 2014 Metfone đã vinh dự khi nhận được giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển” với số điểm tối đa vì đã thích nghi với những đặc thù của thị trường, có chiến lược thâm nhập hợp lý giúp làm thay đổi bức tranh ngành viễn thông Campuchia.
Sau 6 năm khai thác, thương hiệu mạng viễn thông di động của Viettel là Metfone đã vươn lên vị trí số 1; mật độ di động của Metfone đã tăng lên 9 lần,
Internet băng rộng tăng lên 12 lần và hiện Metfone là nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất tại Campuchia. Tại các thị trường mới khai thác cũng đang có những tín hiệu phản hồi tích cực hứa hẹn đem lại cho Viettel một con số lợi nhuận thỏa đáng với những gì mà Viettel đã đầu tư tại các thị trường này.
Đầu tƣ tại Peru
Ngày 27/1/2011, Viettel trúng thầu dự án đầu tư tại thị trường Peru, hiện tại công ty đang xúc tiến đầu tư khoảng 27 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới di động mới tại Peru. Viettel đã lên kế hoạch đầu tư khoảng 27 triệu USD để xây dựng mạng di động mới tại Peru. Cuộc đấu thầu giấy phép di động thứ 4 ở Peru có sự tham gia của 4 nhà mạng, gồm Viettel, Americatel (công ty con thuộc tập đoàn Entelcủa Chile), Hits Telecom (công ty của Kuwait) và Winner Systems, liên doanh của Nga. Viettel thắng thầu nhờ cam kết phục vụ miễn phí cho 4.025 tổ chức giáo dục ở Peru trong vòng 4 năm, nhiều gấp hơn 2 lần so với cam kết của hai đối thủ tham gia đấu thầu giấy phép di động này. Các điều kiện khác của giấy phép mà Viettel sẽ phải đáp ứng là có tối thiểu 15.000 kết nối trong năm đầu tiên và 338.000 kết nối trong năm thứ 3 cũng như phủ sóng 5 tỉnh ngoài khu vực thủ đô Lima và Callao trong vòng hai năm.Peru hiện có 3 mạng di động hoạt động, gồm Claro (thuộc sở hữu của tập đoàn America Movil SAB của Mexico), Movistar (thuộc sở hữu củaTelefonica Moviles SAC, thành viên của tập đoàn Telefonica SA của TâyBan Nha) và Nextel del Peru SA, thành viên của NII Holdings Inc. Trong đó, theo số liệu tính đến cuối năm 2009, Movistar là nhà mạng lớn nhất, chiếm 63% thị trường di động của Peru với 15,6 triệu thuê bao, tiếp đến là Claro (33% thị phần và có 8,25 triệu thuê bao) và Nextel del Peru SA (hơn 800.000 thuê bao và 3,3% thị phần). Theo website Telecompaper.com, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở Peru đã đạt 97% tính đến cuối năm 2010, tăng 17% so với năm ngoái. Peru có gần 30 triệu dân với thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.500 USD tính đến tháng 6/2010. Quốc gia Nam Mỹ này hiện có hơn 8 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ 27%.
Đầu tƣ tại Mozambique
Tại Mozambique, số vốn Viettel đầu tư cho mạng Movitel gần 400 triệu USD để xây dựng hạ tầng mạng lưới với khoảng 4.500 trạm BTS 2G và 1.200 trạm BTS 3G để phủ sóng rộng khắp nước Mzambique, kể cả các vùng sâu vùng xa. Movitel là một liên minh giữa Viettel và SPI, một công ty cổ phần của Mozambique. Mozambique hiện có 20,3 triệu dân, trong đó có khoảng 7 triệu người dùng dịch vụ di động của hai nhà cung cấp Mcel và Vodacom. Thu nhập đầu người của người dân Mozambique đạt 464 USD vào năm 2009 và là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Movitel đã đánh bại hai nhà thầu khác là Uni-Telecom, một liên doanh giữa Unitel SA của Angola và Energy Capital SA của Mozambique; và TMM, công ty của hãng viễn thông Bồ Đào Nha (Portugal Telecom). Cuộc đấu giá đưa ra các điều kiện là các công ty tham gia phải có ít nhất 2 triệu khách hàng tại những quốc gia mà họ đã hoạt động kinh doanh và phải chứng minh doanh thu đạt trên 50 triệu USD/năm. Movitel đã chi 28 triệu USD để