Về công tác giáo dục hành vi đạo đức, giáo dục nănglực hành động cải tạo thực tiễn và giáo dục toàn diện cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 49)

Ý thức chính trị, tư tưởng của sinh viên không chỉ được biểu hiện bởi sự nhận thức đúng mà còn biểu hiện ở hành vi, ở việc làm, ở nhân tính, ở giá trị sống. Hơn nữa việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên không chỉ nhằm hình thành ý thức đúng. Nhận thức được điều này, các cấp lãnh đạo cũng như Ban giám hiệu các trường đều tiến hành nhiều mặt giáo dục khác như giáo dục đạo đức công dân và đạo đức nghề nghiệp, tiến hành các mặt giáo dục toàn diện nhằm hình thành cho được con người phát triển toàn diện, có cả tài và đức để thực hiện nhiệm vụ mà xã hội kỳ vọng ở đội ngũ lao động có trình độ cao của đất nước.

a) Về việc giáo dục động cơ, ý thức học tập, đánh giá điểm rèn luyện, quản lý nề nếp học tập và nghiên cứu khoa học trong sinh viên: Trong Báo cáo tổng kết về công tác học sinh sinh viên giai đoạn 2002 - 2005 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã đánh giá như sau: "Hầu hết học sinh sinh viên có nếp

vẫn giữ được phong cách truyền thống dân tộc, có nếp sống lành mạnh,... Hiện tượng học sinh sinh viên vi phạm đạo đức, pháp luật, tệ nạn xã hội có chiều hướng giảm". Tuy nhiên một bộ phận sinh viên cũng còn các tồn tại như thiếu trung thực trong thi cử và học tập, vi phạm kỷ luật, tệ nạn xã hội, chưa có hoài bão, lý tưởng sống. Để khắc phục những nhược điểm này và phát huy các ưu điểm đã đạt được, nhiều trường đã chú ý giáo dục xây dựng nề nếp học, nghiên cứu khoa học; Đánh giá điểm rèn luyện, đưa các công tác này vào nề nếp. Có thể thấy ở điều này qua các trường đã khảo sát như sau:

Trường Đại học Lâm nghiệp rất chú trọng giáo dục ý thức, động cơ học tập cho sinh viên. Những năm gần đây, việc cạnh tranh tìm kiếm công ăn việc làm, tìm cách hội đủ các tiêu chí để đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường đã làm cho sinh viên nhận thức rõ hơn về mục đích, động cơ học tập. Bên cạnh đó, nhà trường đã quản lý chặt chẽ và có nhiều hình thức quản lý giúp sinh viên có tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. Kết quả điểm học tập và rèn luyện của sinh viên những năm gần đây đã được nâng cao rất nhiều. Ví dụ từ 2000 trở về trước, điểm trung bình học tập của học sinh toàn trường là 5,6, hiện nay đã nâng lên 6,4. Điểm rèn luyện cũng tăng. Việc cấp học bổng trước đây cho sinh viên chỉ cần đủ điều kiện theo quy định (điểm học tập 7,0) nhưng nay phải xét, chọn lọc trong số những sinh viên có kết quả học tập từ 8,0 trở lên. Nhà trường cũng chấn chỉnh kỷ cương học tập như nâng cao ý thức giờ lên lớp, giờ tự học, trong thi cử, kiểm tra. Tuy nhiên, hiện tượng đi học hộ, vi phạm kỷ luật thi cũng vẫn còn. Thậm chí theo thống kê của nhà trường, mỗi năm vẫn còn 1 - 2 sinh viên không đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp vì vi phạm kỷ luật, sao chép lại chuyên đề của người khác. Trường cũng tổ chức cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học nhằm rèn luyện không những năng lực mà cả ý thức thái độ của cán bộ khoa học kỹ thuật thời kỳ mới. Các kỳ thi Ôlimpic năm nào trường cũng đạt một số giải thưởng. Để thực hiện tốt giáo dục ý thức, động cơ học tập, nâng cao kết quả rèn luyện toàn diện cho sinh viên, nhà trường đã thực hiện các biện pháp như: Tăng

cường công tác giáo dục ý thức, tinh thần học tập cho sinh viên (qua Tuần sinh hoạt đầu khóa, qua các buổi tuyên truyền, giới thiệu về ngành nghề, xác định động cơ học tập đúng,...); Tăng cường công tác kiểm tra dạy và học; cải tiến công tác tổ chức thi nhằm hạn chế tối đa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra; Thực hiện giao ban công tác sinh viên giữa trường và các khoa vào tuần đầu mỗi tháng; Tổ chức thực hiện chặt chẽ Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên. Việc đánh giá kết quả rèn luyện được thực hiện một cách dân chủ, công khai, theo một quy trình chặt chẽ. Chính vì vậy, hiệu quả giáo dục ý thức, động cơ học tập, giáo dục đạo đức, hành vi cho sinh viên thông qua quản lý và đánh giá điểm rèn luyện rất cao.

Trường Đại học Nông nghiệp 1 cũng quan tâm đến mảng giáo dục này và có nhiều hình thức giáo dục phong phú. Trường tổ chức các phong trào thi đua học tập, rèn luyện nhằm giúp sinh viên xác định rõ động cơ học tập, nề nếp, kỷ luật học tập. Ngoài Quy chế của Bộ, trường ban hành thêm một số văn bản quy định về nội quy học tập, thực tập, các điều kiện thực hiện đề tài và thi tốt nghiệp,... Điều này đã giúp trường quản lý một cách chặt chẽ và thống nhất quá trình giảng dạy và học tập trong toàn trường. Ngoài ra trường còn thực hiện một số biện pháp như tổ chức phổ biến quy chế học tập đến từng sinh viên; Tổ chức Hội nghị trao đổi phương pháp học tập cho sinh viên ở các cấp hàng năm; Tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm. Những biện pháp quản lý chặt chẽ trên đã góp phần nâng cao kết quả điểm rèn luyện của sinh viên hàng năm.

Đối với trường Đại học Lao động - Xã hội, việc quản lý, đánh giá kết quả rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, lối sống của sinh viên cũng rất được chú ý. Xác định đây là công tác có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục chính trị và tư tưởng cho sinh viên, rèn luyện các phẩm chất đạo đức và năng lực hành động cho người cán bộ tương lai, nhà trường đã thành lập Ban đề án nghiên cứu và cụ thể hoá các tiêu chuẩn đánh giá kết quả rèn luyện của Bộ sao cho phù hợp với thực tế của trường; Sau đó, tổ chức tập huấn cho cán bộ

các khoa, phòng để tổ chức thực hiện. Việc thực hiện qui chế đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên trong hai năm qua đã có những tác dụng tích cực: Thứ nhất là ý thức, nhận thức chính trị và tư tưởng, hành vi đạo đức, sinh hoạt của hầu hết sinh viên đã có những chuyển biến tích cực. Việc chấp hành nội qui, qui chế tự giác hơn. Sinh viên tham gia các hoạt động xã hội tích cực hơn, các hiện tượng tiêu cực và số các vụ vi phạm kỷ luật giảm rõ rệt; Thứ hai là, qui chế đánh giá công bằng, dân chủ và toàn diện giúp cho sinh viên không chỉ cố gắng trong học tập mà còn phải cố gắng trong rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện; Thứ ba là qua đánh giá, sinh viên đã được phát huy quyền dân chủ, được tôn trọng nên các em thấy tự tin và năng động hơn trong học tập và rèn luyện. Ngoài ra, trường cũng thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhằm nâng cao ý thức và động cơ học tập, giáo dục ý thức kỷ luật trong học tập và rèn luyện. Điều này giúp các em trưởng thành và chững chạc hơn khi tiếp xúc với thực tế.

Học viện Tài chính rất chú trọng giáo dục ý thức, động cơ học tập cho sinh viên. Không chỉ giáo dục động cơ, ý thức học tập, nhiều khoa trong trường còn tổ chức hội nghị Đổi mới phương pháp học tập, kết hợp với việc quản lý, nhắc nhở kịp thời các em học tập yếu kém. Điều này làm giảm hẳn tình trạng học tập đối phó, học theo mùa vụ,... Trường cũng tổ chức thực hiện Quy chế đánh giá kết quả điểm rèn luyện của sinh viên. Căn cứ vào Quy chế của Bộ, Học viên đã soạn thảo lấy ý kiến của sinh viên, của các khoa, các cán bộ quản lí, tổ chức hội thảo... xây dựng thành đề tài nghiên cứu cấp Học viện và cuối cùng là ban hành thành Quy định về đánh giá điểm rèn luyện cho sinh viên của Học viện. Quy định này được áp dụng từ năm 2002 - 2003. Sau mỗi năm thực hiện lại tiến hành chỉnh sửa một số điểm cho phù hợp với điều kiện, thực trạng của học viện. Nhờ đó đã tạo được sự công bằng, dân chủ, khách quan và công khai trong việc đánh giá điểm rèn luyện cho sinh viên; tạo ra động lực thúc đẩy sinh viên phấn đấu toàn diện, làm cơ sở cho việc khen thưởng và tính học bổng, học phí cho sinh viên.

b) Về công tác chăm lo giáo dục đời sống văn hóa, tinh thần cho sinh viên:

Đây cũng là một mảng công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Các trường đại học đều nhận thức được vai trò, tác dụng của hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với sinh viên, được sinh viên ưa thích nên có khả năng giáo dục lối sống, hình thành tính năng động, sự hoạt bát và cảm xúc tích cực. Những yếu tố này góp phần củng cố hiệu quả của việc hình thành ý thức chính trị. tư tưởng, củng cố hiệu quả của việc dạy học các môn Lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì hiểu rõ ý nghĩa đó nên các trườngđều có nhiều hình thức tổ chức phong phú. Ở trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, các hoạt động được chú ý tổ chức như Hội diễn văn nghệ, Hội thi thể dục, thể thao hàng năm. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức thi vẽ tranh áp phích và mở triển lãm tranh nhân các ngày lễ lớn (như: Kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điên Biên Phủ; 75 năm thành lập Đảng; 60 năm thành lập nước, ngày sinh nhật Bác 19/5 hàng năm...). Ngoài ra, theo đặc thù của hoạt động chuyên môn đào tạo, nhà trường còn tổ chức Hội diễn ca nhạc - thời trang, kết hợp biểu diễn văn nghệ với biểu diễn thời trang, là các sản phẩm học tâp của sinh viên khoa thời trang. Các đợt triển lãm tranh, tượng, gốm vừa là triển lãm kết quả học tập của sinh viên, song nó đồng thời cũng có ý nghĩa tăng cường hoạt động vănhóa, văn nghệ trong trường, làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên. Ngoài ra, trong ký túc xá, sinh viên còn được thường xuyên đọc báo, nghe đài, ti vi hoặc các chương trình phát thanh, cổ động tuyên truyền.

Ở trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, việc tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được chú trọng. Nhà trường tổ chức thi đấu bóng đá, bóng chuyền; Tổ chức thi văn nghệ, hoặc giao lưu văn nghệ, tổ chức hội trại, đêm hội hoa đăng, thi cắm hoa hoặc nấu ăn nhân ngày 8/3,...) Tuy nhiên

những hoạt động này còn bị gò bó trong khuôn khổ của hình thức, chưa phát huy tính tự quản và khả năng sáng tạo của sinh viên.

Ở trường Đại học Lâm nghiệp, do địa bàn trường đóng xa các trung tâm văn hóa nên nhà trường rất coi trọng mảng hoạt động này. Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nhằm thu hút sinh viên vào các hoạt động bổ ích. Thông qua những hoạt động này, nhiều sinh viên đã có những tiến bộ rõ rệt trong nhận thức chính trị, tư tưởng và trong quan hệ giao tiếp. Về hoạt động văn nghệ, nhà trường thành lập một Đội ca khúc chính trị gồm những sinh viên có khả năng văn nghệ, có nhiệt tình và ý

thức rèn luyện tốt. Đội được trang bị đầy đủ các phương tiện tập luyện và biểu diễn, sẵn sàng biểu diễn, tuyên truyền trong các đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức Hội thi Tiếng hát sinh viên, Hội diễn văn nghệ hàng năm. Về thể thao: nhà trường tổ chức nhiều đội tuyển như bóng bàn, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền,... Sinh viên của trường tham gia tích cực các đội tuyển. Đội tuyển không những có thể tham gia thi đấu khi cần mà nó còn là nhân tố tích cực thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục, thể thao trong nhà trường. Như vậy sinh viên của trường tham gia nhiều đợt Hội diễn văn nghệ, Hội thao thể dục, quân sự và đã giành được nhiều giải thưởng. Một trong những nguyên nhân khiến các hoạt động này có hiệu quả là nhà trường đã trang bị và hỗ trợ, đầu tư khá toàn diện, kể cả hỗ trợ kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức các đội tuyển và có các chính sách hỗ trợ cụ thể như bồi dưỡng tiền, cộng điểm khuyến khích vào điểm rèn luyện,... Việc duy trì phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ đều đặn trong nhiều năm đã đóng góp một cách tích cực cho phong trào học tập và rèn luyện, củng cố kết quả của việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên.

Ở trường Đại học Lao động - Xã hội, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia, qua đó giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống và tinh thần tương thân, tương ái trong sinh viên. Nhà trường thành lập các câu

lạc bộ: Câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ nữ công, câu lạc bộ vũ quốc tế...; Tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn thường xuyên được tổ chức giữa các khoa.

Nhờ có những giải pháp tích cực trên đây, nên tình hình chính trị, tư tưởng trong sinh viên của nhà trường về cơ bản là ổn định, không có biểu hiện gì diễn biến phức tạp hoặc sai trái.

Trong Học viện Tài Chính, nhà trường rất coi trọng công tác xây dựng đời sống văn hoá cho sinh viên. Học viện đã coi công tác này là một trong những hoạt động quan trọng để giáo dục sinh viên về nhân cách, lối sống, ý thức xã hội... nhằm mục đích tạo ra cuốc sống vui tươi. lành mạnh cho sinh viên. Từ đó thúc đẩy phong trào rèn luyện học tập ngày một tốt hơn. Học viện tổ chức thành lập nhiều câu lạc bộ sinh viên như Câu lạc bộ sinh viên doanh nghiệp; Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học; Câu lạc bộ tiếng Anh; Câu lạc bộ võ thuật; Câu lạc bộ văn nghệ; Câu lạc bộ bạn gái; Câu lạc bộ hiến máu nhân đạo... đã thu hút nhiều sinh viên tham gia. Ngoài ra Học viện thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao, thi văn nghệ, thi cắm hoa, thi thời trang... Trong ký túc xá sinh viên, Học viện còn tổ chức các sân bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn,... mặc dù diện tích của Học viện có hạn. Trong ký túc xá còn trang bị vô tuyến truyền hình cho sinh viên theo dõi thời sự, giải trí,...

Những hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao trong các trường đã được chú ý tổ chức thường xuyên, có hiệu quả, qua đó đã góp phần nâng cao ý thức chính trị tư tưởng cho sinh viên, nâng cao sức khoẻ, làm phong phú cuộc sống tinh thần, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện.

c) Một nội dung giáo dục có ý nghĩa lớn trong giáo dục toàn diện cho sinh viên, một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên là giúp sinh viên nhận thức và phòng chống các tệ nạn xã hội, chống các thế lực thù địch lôi kéo. Vai trò của công tác này là ở chỗ nó tăng cường sức chiến đầu của giới trẻ, tăng cường sức kháng thể đối với những yếu tố tiêu cực ngoài xã

hội. Việc này được thực hiện ở các trường như sau: Trong trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, công tác phòng chống AIDS, ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội được quán triệt ngay từ đảng uỷ và Ban giám hiệu. Ngay từ đầu nhiệm kỳ (2000 - 2005), Đảng uỷ và Ban giám hiệu đã quyết định thành lập Ban phòng chống AIDS, ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội gồm 11 thành viên do một đồng chí phó hiệu trưởng làm trưởng ban, đồng chí trưởng phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)