Một vài kiến nghị về công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho sinh viên nƣớc ta trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 75 - 83)

- Số lượng sinh viên nước ta trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng lên. Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, trong đó có nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên thì việc phối hợp

đồng bộ giữa các bộ phận chức năng (phòng, khoa, ban, Đoàn, Hội...) sẽ có những cải tiến đổi mới ra sao?

Số lượng sinh viên tăng lên, để nâng cao chất lượng đào tạo thì cần phải đảm bảo tỉ lệ sinh viên/giảng viên như thế nào cho thích hợp? Đây là một trong những vấn đề phức tạp, bức xúc hiện nay nhưng không dễ giải quyết được ngay.

- Các trường Đại học thuộc khu vực Hà Nội và trên cả nước nói chung sẽ ngày càng mở rộng, nâng cấp về quy mô và chất lượng đào tạo. Nhiều ngành mới, khoa mới sẽ được hình thành. Các loại hình đào tạo sẽ ngày càng đa dạng, phong phú (chính quy, tập trung, chuyên tu, tại chức, đào tạo từ xa...). Các loại hình trường Đại học và Cao đẳng quốc lập, dân lập sẽ đan xen nhau. Theo chủ trương xã hội hoá giáo dục của Ngành giáo dục thì các loại hình trường dân lập, tư thục sẽ ngày càng nhiều và sẽ thu hút ngày càng đông đảo sinh viên. Việc nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong các loại hình trường dân lập, tư thục sẽ được triển khai như thế nào?

Đối với sinh viên các hệ đào tạo không chính quy, đào tạo từ xa thì việc giáo dục chính trị, tư tưởng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hướng giải quyết sẽ như thế nào? Đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo sớm đưa ra những chủ trương và hướng dẫn kịp thời.

- Cơ cấu sinh viên sẽ có những thay đổi: Tỉ lệ sinh viên từ nông thôn và các vùng sâu, vùng xa vào học trong các trường Đại học, Cao đẳng sẽ ngày càng đông hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương ở cơ sở cần sớm có những bổ sung, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp đối với sinh viên ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; sinh viên thuộc những đối tượng ưu tiên.

- Đại đa số sinh viên nước ta sẽ tích cực chủ động trong học tập, trang bị thêm ngoại ngữ, tin học và kinh nghiệm thực tiễn để có thể đáp ứng những

đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các trường và ngành giáo dục cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ hướng dẫn để đáp ứng yêu cầu học tập, thâm nhập thực tiễn của các sinh viên.

- Trong rèn luyện, sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức phấn đấu vào Đoàn và đứng trong hàng ngũ của Đảng. Sinh viên ngày càng tin tưởng hơn vào đường lối đổi mới, phát triển đất nước của Đảng. Sinh viên trở thành nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao, có sức khoẻ, có trí tuệ và giàu năng lực chuyên môn. Các trường Đại học và Cao đẳng cần tăng thêm số lượng cán bộ Đoàn, Hội; cán bộ làm công tác chính trị, công tác tuyên huấn, phong trào... để đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động Đoàn thể, hoạt động chính trị, xã hội của sinh viên. Có như thế, chúng ta mới có thể đào tạo được ngày càng nhiều những con người vừa "hồng", vừa "chuyên", tiếp bước các thế hệ cha anh trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Tính tích cực chính trị, xã hội của sinh viên nước ta tiếp tục được phát huy. Tuy nhiên, những yếu tố tiêu cực vẫn tồn tại đan xen, tiềm ẩn. Trong sinh viên vẫn còn có những cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái tích cực và cái tiêu cực.

- Từ thực tiễn hoạt động phòng chống ma tuý, mại dâm, tệ nạn xã hội trong các trường Đại học, Cao đẳng, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức Hội nghị chuyên đề về phòng chống AIDS/HIV, phòng chống mại dâm cùng các tệ nạn xã hội mỗi năm một lần. Trên cơ sở đó, các trường có điều kiện trao đổi kinh nghiệm với nhau trong lĩnh vực này, nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống ma tuý, mại dâm, các tệ nạn xã hội trong sinh viên.

- Việc thực hiện quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh sinh viên trong các trường Đại học và Cao đẳng đã thực hiện được 8 học kỳ. Từ khi quy chế được ban hành (21/10/2002) đến nay, thực trạng giáo dục đã có nhiều thay đổi. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có những điều

chỉnh, bổ sung cho các điều, mục, tiêu chí... trong quy chế sao cho phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay.

- Cần phát huy hơn nữa công tác tự quản của sinh viên trên tất cả các mặt hoạt động. Tăng cường hơn nữa vai trò của lớp trưởng, ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, chi hội, đối tượng Đảng... đang công tác quản lý sinh viên.

Theo dõi, đánh giá chính xác, khách quan đối với từng sinh viên, làm tốt công tác thi đua - khen thưởng và kỉ luật sinh viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sinh viên tu dưỡng, rèn luyện, sinh hoạt tốt để học tập tốt.

Các trường tiếp tục đầu tư cho sinh viên như xây dựng, mở mang nhà ăn sinh viên, xây thêm và hoàn thiện các công trình rèn luyện, vui chơi, giải trí cho sinh viên.

Đối với công tác quản lý sinh viên ngoại trú: thực hiện tốt quy trình sử dụng sổ theo dõi lưu trú của sinh viên. Tất cả sinh viên ngoại trú ở các trường đều phải có sổ này. Mỗi khi sinh viên chuyển chỗ ở, sổ theo dõi lưu trú của sinh viên đều phải được chủ nhà cho thuê trọ, tổ trưởng khu phố (hoặc trưởng xóm, trưởng thôn) ghi nhận xét, có xác nhận và đóng dấu của công an khu vực. Kết thúc mỗi học kỳ, sổ này được nộp cho lớp trưởng để trình hội đồng khoa xem xét, đánh giá điểm rèn luyện.

Cần kết hợp thật tốt, thật chặt chẽ giữa nhà trường với chính quyền, công an địa phương trong công tác quản lý sinh viên.

Thường xuyên trong mỗi học kỳ, mỗi năm học, giữa nhà trường với chính quyền địa phương có tổ chức giao ban, thông báo cho nhau kịp thời tình hình sinh viên để xử lý thông tin. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho mỗi người dân, mỗi nhà cho sinh viên thuê trọ đều tích cực tham gia vào công tác quản lý sinh viên, đồng thời nắm giữ quy trình đánh giá toàn diện sinh viên. Các trường cần khẩn trương cử cán bộ chuyên trách theo dõi, giúp đỡ

sinh viên ngoại trú, nắm chắc diễn biến mọi mặt của họ về an ninh trật tự và các vấn đề xã hội.

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường kinh phí và tính chủ động trong sử dụng kinh phí cho các trường, phục vụ công tác phong trào, phục vụ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Cần có chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn trường, cán bộ Hội sinh viên trường là sinh viên.

- Để công tác quản lý, giáo dục sinh viên nói chung trong đó có giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên ngày càng mang lại hiệu quả, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các cấp chính quyền địa phương, các nhà doanh nghiệp cùng với các trường xây dựng ngày càng nhiều những làng sinh viên hoặc các trung tâm ký túc xá sinh viên để giải quyết chỗ ở cho sinh viên. Có như vậy công tác quản lý mới đạt được hiệu quả cao, công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, tệ nạn xã hội mới đạt hiệu quả tốt. Đồng thời, sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất những yếu tố tiềm ẩn sự bất ổn về an ninh trật tự trong trường học.

- Đề nghị với Nhà nước ban hành chính sách về các khoản trợ cấp (trợ cấp chính sách, trợ cấp xã hội...) ngoài quỹ học bổng của sinh viên; các khoản kinh phí này sẽ chi trả trực tiếp tại địa phương (Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội quận, huyện) để đảm bảo công bằng cho mỗi sinh viên, đảm bảo sự công bằng giữa các trường.

Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cần có sự thống nhất mẫu sổ “xoá đói giảm nghèo” trên phạm vi toàn quốc và phân cấp cho các sở Lao động - Thương binh - Xã hội cấp sổ và quản lý để các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc thực hiện chính sách đối với sinh viên được thuận lợi.

- Từ năm học 2003 - 2004, các chương trình cho sinh viên vay được chuyển cho ngân hàng chính sách, thực hiện theo hướng dẫn số 318/NHCS - KH ngày 02/5/2003 của tổng giám đốc ngân hàng chính sách. Theo chúng tôi

điều này sẽ là thuận lợi cho việc thực hiện chương trình cho vay sinh viên. Nó tạo nên sự tách bạch trong phục vụ khách hàng, giữa một bên là đối tượng kinh doanh, một bên là đối tượng chính sách.

Chương trình cho vay sinh viên có ý nghĩa hết sức tích cực, nhờ đó mà nhiều sinh viên khó khăn không phải bỏ học.

Để chương trình cho vay sinh viên đạt được hiệu quả cao, theo chúng tôi cần từng bước mở rộng các đối tượng cho vay (cả sinh viên chính quy và sinh viên không chính quy); hình thức cho vay bảo đảm tính mềm dẻo và liên thông đối với các chương trình, chính sách tài chính khác.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa các đối tượng, lực lượng tham gia thực hiện chương trình cho vay sinh viên là một yêu cầu quan trọng đảm bảo cho việc cho vay đúng đối tượng, kịp thời và bền vững. Đặc biệt cần từng bước xã hội hoá các hình thức cho vay sinh viên, góp phần động viên được nguồn lực trong xã hội cho giáo dục đại học thông qua các chương trình này. Chúng tôi cũng đề nghị ngân hàng cần điều chỉnh mức vay sao cho phối hợp với từng đối tượng sinh viên (ngành học, loại hình đào tạo, hoàn cảnh thực tế), phù hợp với từng mức giá sinh hoạt ở các vùng miền khác nhau.

KẾT LUẬN

Nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết được xác định bởi mục tiêu giáo dục là đào tạo những người lao động có lí tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức, có tri thức văn hoá, có sức khoẻ và có kỉ luật.

Những năm vừa qua, chúng ta đã chú ý hơn đến việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là chú trọng xác lập cho thế hệ trẻ lí tưởng phục vụ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phục vụ nhân dân, có ý thức tổ chức kỉ luật, tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội. Chúng ta cũng đã chú ý nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với nhận thức của sinh viên. Chúng ta cũng đã khắc phục được tình trạng xem nhẹ giáo dục toàn diện cho sinh viên.

Có rất nhiều yếu tố tạo nên chất lượng nguồn nhân lực xây dựng đất nước, trong đó một trong những yếu tố hàng đầu là ý thức chính trị, tư tưởng của đội ngũ sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên nước ta là một nội dung cơ bản không thể tách rời của quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước. Đó là công việc thường xuyên liên tục gắn chặt với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Thực hiện được nội dung đó chính là làm cho sinh viên nước ta nâng cao bản lĩnh chính trị, lòng yêu nước, giác ngộ lí tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, giúp cho họ có ý thức phấn đấu vào Đoàn và đứng trong hàng ngũ của Đảng, có lí tưởng và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có lối sống trong sạch, lành mạnh. Sinh viên nước ta sẽ ngày càng tin tưởng hơn vào đường lối đổi mới, phát triển đát nước mà Đảng và Nhà nước ta đang lãnh đạo nhân dân thực hiện.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cần thiết và bức xúc đặt ra đối với nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức xã hội, trong đó có ngành giáo dục, các trường Đại học và Cao đẳng. Vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền.

Những vấn đề được đề cập trong luận văn này mới chỉ là bước đầu rút ra từ thực tiễn giảng dạy, công tác của chúng tôi ở một số trường Đại học ở Hà Nội - phạm vi và nội dung của luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Hy vọng là các nhà quản lí, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp sẽ tiếp tục bổ sung góp ý giúp chúng tôi khắc phục những tồn tại của luận văn, góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên nước ta, nguồn nhân lực có chất lượng cao, những người chủ nhân tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)