Những bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 61)

Việc thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên ở một số trường đại học, cao đẳng trong 5 năm qua đã đạt được một số kết quả và tiến bộ đáng kể như đã nâng cao hơn các phẩm chất chính trị, tư tưởng cho sinh viên; Thực hiện được một số nội dung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần củng cố kết quả học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, phục vụ đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Có nhiều giải pháp, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục phong phú, phù hợp, có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất và bản lĩnh chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Tuy nhiên, thực trạng công tác này ở một số trường cũng còn tồn tại, hạn chế. Từ thực tiễn công tác của các trường đã khảo sát, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, để công tác này có hiệu quả, cần xác định rõ nội dung giáo dục

chính trị, tư tưởng cho sinh viên trong thời kì mới, xác định hệ giá trị và phẩm chất về chính trị tư tưởng cho sinh viên trong thời kì mới. Khi nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng được xác định rõ ràng sẽ thuận lợi cho việc lựa chọn các nội dung và hình thức, các giải pháp giáo dục phù hợp. Điều này làm cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng có tính thuyết phục đối với sinh viên, có

thể thu hút được sinh viên tham gia nhiệt tình, từ đó nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng.

Hai là, cần có sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ từ trên xuống, cần có sự

quan tâm sâu sát của Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường Có thể nói từ sau khi có Chỉ thị số 34/CT/TƯ của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (30/05/1998) "Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng; củng cố tổ chức

Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học", công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên trong các trường học

đã có sự khởi sắc và có sự chỉ đạo thống nhất. Mỗi trường, ngoài việc thành lập hoặc tái thành lập phòng Chính trị và công tác sinh viên, chuyên trách mảng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, còn đưa một đồng chí trong Đảng uỷ và trong Ban giám hiệu chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức các bộ phận trong trường phối hợp thống nhất, thực hiện công tác này trong trường. Các trường đã tăng cường công tác quản lý, giáo dục sinh viên một cách toàn diện, từ hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, đến việc tăng cường giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Đặc biệt các trường đã có nhiều cải tiến về nội dung, tổ chức và tăng cường các biện pháp tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên và quản lý sinh viên một cách toàn diện.

Ba là, muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

cho sinh viên, tạo ra một hiệu ứng đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường, cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với sinh viên . Việc nhận thức tầm quan trọng của công tác này cho phép các bộ phận, các lực lượng giáo dục, kể cả sinh viên tích cực hành động, hợp tác, có nhiều sáng kiến trong hoạt động, có ý thức tự giác khi tham gia. Qua nghiên cứu những tồn tại về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên ở các trường cho thấy một nguyên nhân phổ biến của các trường là chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

đối với sinh viên, vì thế chưa động viên được sức mạnh tổng hợp của toàn ngành nói chung, tơàn trường nói riêng cho công tác này.

Bốn là, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo

đức, lối sống cho sinh viên, cần thành lập một bộ phận chuyên trách, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Sau Chỉ thị số 34/CT/TƯ của Bộ Chính trị (1998), việc thành lập hoặc tái thành lập phòng Chính trị và Công tác sinh viên ở các trường, với quy định về 18 nhiệm vụ của phòng. Ngoài ra, nhiều trường cũng có những văn bản quy định, bổ sung, trong đó nhấn mạnh đến sự phối hợp trách nhiệm quản lý sinh viên giữa các bộ phận trong trường, quy định về họp giao ban định kỳ về công tác sinh viên. Ví dụ như trường Đại học Lâm nghiệp, năm 2004, nhà trường đã chỉ đạo xây dựng "Đề án công tác sinh viên trong tình hình mới" và đã đưa nó vào thực hiện. Thông qua đề án, nhiều việc đã được làm rõ và phân cấp về đến đơn vị khoa. Việc phân cấp, phân công, phân nhiệm rõ ràng đã làm cho công tác quản lý sinh viên nói chung, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của sinh viên trong trường những năm gần đây có hiệu quả rõ rệt.

Như vậy, nhờ việc kiện toàn bộ máy tổ chức chuyên trách và phân định rõ chức năng cũng như trách nhiệm phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường, đồng thời cán bộ của nhà trường và phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Khoa Mác - Lênin luôn năng động, phát huy quyền dân chủ và luôn nêu gương tốt cho sinh viên noi theo, hiệu quả của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên đã nâng cao hiệu quả rõ rệt.

Năm là, thực hiện sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng giáo

dục, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong trường, như Đảng uỷ, Ban giám hiệu, phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Khoa Mác - Lênin, Bộ phận Ký túc xá, các tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên,... Sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục bên ngơài như nhà trường với chính quyền địa phương, với công an, với cha mẹ học sinh trong

việc quản lý con em họ, với các chủ trọ cho sinh viên thuê nhà; Phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng cũng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và rèn luyện cho sinh viên.

Nghiên cứu những tồn tại trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ở một số trường,có thể thấy nếu chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp từ các bộ phận, các đơn vị khoa, phòng, ban, các thầy cô giáo, cán bộ công chức, chưa có sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, hiệu quả của công tác này sẽ rất thấp, thậm chí còn bị buông lỏng.

Sáu là, muốn nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

cho sinh viên, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách của phòng Chính trị và Công tác sinh viên, cán bộ Đoàn thanh niên và Hội sinh viên, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên giảng dạy khoa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh... Cán bộ có chuyên môn mới có thể nắm bắt một cách nhanh chóng và kịp thời các diễn biến tư tưởng trong sinh viên để có biện pháp giáo dục kịp thời. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên có cao mới có đủ sự hiểu biết và kinh nghiệm thuyết phục sinh viên nghe và tin theo. Mặt khác, đội ngũ này cần có năng lực tổ chức hoạt động mới có thể thiết kế và tổ chức nhiều hoạt động giáo dục phong phú, sinh động, thu hút sinh viên tham gia.

Bảy là, muốn thu hút sinh viên vào các hoạt động giáo dục nhằm tăng

cường hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức thu hút sinh viên. Các hoạt động giáo dục gồm nhiều loại như: hoạt động giảng dạy (trong giờ lên lớp đến ngoài giờ lên lớp); Hoạt động tuyên truyền (như sinh hoạt chính trị, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nói chuyện thời sự, thi tìm hiểu về lịch sử, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, ma tuý, cờ bạc,...);

Hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện (như tham gia lao động công ích, hoạt động tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, hiến máu nhân đạo, tham gia các hoạt động cộng đồng); Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (như văn nghệ, thể dục, thể thao, cắm trại, tham quan, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, ..); Tổ chức các hoạt động tư vấn (như sinh hoạt nghề nghiệp, tư vấn học đường, tư vấn tâm lý giáo dục, tư vấn tìm việc làm...). Nghiên cứu những mặt tồn tại của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên ở một số trường cho thấy một nguyên nhân, đó là chưa tiến hành đồng bộ, thường xuyên công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên; Nội dung các hoạt động chưa thật sự sâu sắc, hình thức chưa được phong phú và còn thiếu tính thuyết phục. Do vậy, chưa thực sự làm cho sinh viên nâng cao ý thức chính trị một cách tự giác, chưa có tác dụng giáo dục tư tưởng cho sinh viên.

Tám là, muốn nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

cho sinh viên, cần tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên. Điều này đòi hỏi các trường cần có những biện pháp quản lý sinh viên (cả nội và ngoại trú).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)