Định hướng phát triển GTVT Việt Nam từ nay đến năm

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (Trang 35 - 37)

Phát triển CSHT giao thông giai đoạn trước mắt là tập trung đưa vào cấp kỹ thuật và nâng cấp các công trình hiện có, kết hợp xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của trung ương và địa phương, cân đối tỷ lệ hợp lý trong phân bổ vốn giữa đầu tư và bảo trì công trình giao thông. Mục tiêu cụ thể cho từng chuyên ngành như sau:

Đường bộ: Toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ phải được đưa vào

đúng cấp kỹ thuật, mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; Xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc trên các hành lang vận tải quan trọng.

Đường sắt: Hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt cấp đường

sắt quốc gia và khu vực; Xây dựng một số tuyến đường mới có nhu cầu; Xây dựng một số tuyến đường sắt đôi và điện khí hóa; triển khai xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Đường biển: Hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp các cảng tổng hợp quốc gia

chính; Xây dựng cảng nước sau 3 khu vực kinh tế trọng điểm; phát triển cảng trung chuyển quốc tế tiếp nhận tàu trọng tải lớn.

Đường sông: Nâng tổng chiều dài quản lý lên 16.500km; Nâng cấp hệ thống

đường song chính yếu trong mạng đường song trung ương.

Hàng không: Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng không quốc

tế có quy mô và chất lượng ngang tầm với các nước trong khu vực. Hoàn thành nâng cấp xây dựng các sân bay nội địa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.

Giao thông đô thị: Phát triển hợp lý hệ thống CSHT giao thông đô thị và vận

tải công cộng; Đảm bảo quỹ nhà đất dành cho giao thông đô thị đạt từ 15%-20%.

Giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn cho xe cơ giới tới tất cả

các thôn bản, có điều kiện đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường nhựa và bê tông xi măng đạt trên 50%.

TT Chuyên ngành

Những chỉ tiêu chủ yếu đạt được đến năm 2020

1 Đường

bộ

-Tổng chiều dài quốc lộ là 20.000 km (tăng gần 30%) Trong đó : Xây dựng mới 4.000 km đường cao tốc Nối thông, xây dựng mới 1.000 km quốc lộ

-Toàn bộ mạng lưới quốc lộ được nâng cấp, cải tạo đưa vào đúng cấp kĩ thuật

2 Đường

sắt

-Toàn bộ mạng lưới đường sắt đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia và khu vực.

-Xây dựng mới 1.630 km đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đường đôi, điện khí hóa, khổ 1.435 mm.

-Cải tạo xây dựng mới khoảng trên 500 km một số tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi, điện khí hóa, khổ 1.435mm.

3 Đường

biển

-Tổng chiều dài cầu tàu các cảng tổng hợp : 48.000-50.000m -Nâng cấp 6.000m cầu cảng.

-Xây dựng mới 26.000 m cầu cảng, trong đó bao gồm :

+ 3 cảng nước sâu ở 3 khu vực tiếp nhận được tàu 50.000-80.000 DWT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ 1 cảng trung chuyển quốc tế tiếp nhận được tàu 4.000-6.000 TEU.

-Tất cả các cảng tổng hợp quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế.

4 Đường

sông

-Tổng chiều dài hải lý : 16.500km.

-Toàn bộ mạng đường sông và cảng sông chính yếu đạt cấp kỹ thuật quy định.

-Hiện đại hóa thong tin, báo hiệu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

5 Hàng

không

-Hệ thống sân bay gồm :

+ 3 điểm trung chuyển khu vực (Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Long Thành)

+ 3 sân bay quốc tế quy mô vừa và nhỏ ở 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.

-Toàn bộ hệ thống sân bay quốc tế và nội địa đạt tiêu chuẩn quốc tế.

6 Giao

thông

-Tỷ lệ đất dành cho giao thong đô thị đạt 15-25%.

-Tại Hà Nội và TP HCM phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn (tàu điện mặt đất, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm).

7 Giao

thông nông thôn

-Có đường ô tô đến tất cả các xã và hầu hết các thôn, bản có điều kiện.

-Đảm bảo thông suốt quanh năm.

-Tỷ lệ mặt nhựa và BTXM đạt trên 50%.

Bang 5: Những chỉ tiêu GTVT Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (Trang 35 - 37)