Tác động của đường lối và chính sách đổi mới đến khu vực kinh tế tư nhân ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới - thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 47 - 53)

- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt

2.2.1. Tác động của đường lối và chính sách đổi mới đến khu vực kinh tế tư nhân ở Hà Nộ

kinh tế tư nhân ở Hà Nội

Như phần trên đã trình bày, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), đến Đại hội lần thứ IX (4/2001), chính sách phát triển kinh tế ở nước ta đã được đổi mới một cách căn bản. Tư tưởng cơ bản của Đảng thể hiện trong các Chính sách kinh tế khẳng định các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh...

Để cụ thể hoá chủ trương mới đã nêu trong Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 9/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị quyết 26/HĐBT và Nghị quyết 27/HĐBT; ngày 15/7/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 16/NQ-TW cho phép các cơ sở kinh tế tư nhân quy mô nhỏ được hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng vận tải, dịch vụ và cho phép đổi mới chính sách cơ chế quản lý đối với các cơ sở

sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các nghị quyết này đã mở đường cho hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân ở các quy mô khác nhau phát triển trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Đặc biệt, vào ngày 21/12/1990, trong kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá VIII đã thông qua Luật Doanh nghiệp tư nhân; sau đó, Luật Công ty được công bố vào 2/1/1991 và có hiệu lực từ ngày 15/4/1991. Tiếp theo là Nghị định 221/HĐBT ngày 23/7/1991 và Nghị định số 222/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành về cụ thể hoá một số điều Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty. Các luật và nghị định này đã cho phép cá nhân hoặc tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty nếu là công dân Việt Nam có đủ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, đối với các cá nhân, nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định theo quy định đối với các doanh nghiệp, cơng ty tư nhân thì được thành lập hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ hoặc nhóm hộ kinh doanh được đăng ký [23, tr.192].

Bên cạnh đó, Điều 21 và Điều 22 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 4/1992) đã khẳng định sự bảo hộ hợp pháp của Nhà nước đối với sở hữu tư nhân, theo đó tư nhân được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về quy mơ, hoạt động trong các ngành nghề có lợi cho quốc tế dân sinh.

Với cơ chế mở cửa, thơng thống và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác trong cả nước (Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí Minh) đã tăng cường liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là Nhà nước liên kết với tư nhân trong nước nhằm tạo ra thế và lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, đồng thời Nhà nước liên kết với tư nhân nước ngoài nhằm tranh thủ thu hút nguồn vốn, kỹ thuật, cơng nghệ từ nước ngồi, thơng qua các dự án đầu tư (nhất là đầu tư trực tiếp FDI).

Tháng 6/1994, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành, và tháng 12/1996 Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam lần đầu tiên được cơng bố và sau đó được bổ sung, đã tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho đầu tư thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Bộ Luật Dân sự năm 1995 cũng đưa ra những quy định cụ thể, tạo ra khung khổ pháp lý cơ bản cho kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên cho đến trước năm 2000, kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội cũng như ở nhiều địa phương khác trong nước vẫn chưa có những bước phát triển mang tính đột phá bởi những ràng buộc của cơ chế cũ vẫn chưa được cởi bỏ hết. Đứng trước thực trạng nói trên, ngày 12/6/1999 Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp, luật này thay thế Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2000. Tiếp đó một số quy định, nghị định mới cũng được ban hành đã tạo điều kiện phát triển thơng thống hơn cho các thành phần kinh tế. Đó là Nghị định số 02/2000/NĐ-CP và Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Quyết định số 1253/QĐ-TTg ngày 19/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các giấy phép trái với Luật Doanh nghiệp [26, tr.42].

Trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, thành phố Hà Nội đã vận dụng trong việc thực hiện Chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Chẳng hạn, ngay từ những năm đầu thí điểm áp dụng cơ chế mới, thành phố Hà Nội đã áp dụng một số biện pháp: đối với kinh tế sản xuất hàng hố nhỏ thì thừa nhận sự cần thiết của họ đối với nền kinh tế, khuyến khích phát triển, nhưng đồng thời chủ trương giúp đỡ họ liên kết với kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, và vận động họ đi vào làm ăn tập thể. Đối với tiểu thương thì sắp xếp, cải tạo và sử dụng họ thành lực lượng bổ sung cho thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, giúp đỡ một bộ phận trước đây hoạt động trong lĩnh vực lưu thông chuyển sang sản xuất và dịch vụ mới. Các

doanh nghiệp tư nhân nhỏ được phép sử dụng vốn, kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm sản quản lý sẵn có để tổ chức sản xuất kinh doanh trong một số ngành nghề thuộc khu vực sản xuất và dịch vụ ở những nơi cần thiết. Quy mô và phạm vi hoạt động của các cơ sở kinh tế tư nhân được quy định tuỳ thuộc vào ngành nghề và mặt hàng, hoạt động của kinh tế tư nhân được hướng dẫn đi theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa thông qua kinh tế tư bản nhà nước, dưới sự kiểm kê và kiểm soát của Nhà nước.

Có thể nói, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân đã có tác động rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội. Khu vực kinh tế tư nhân được phát triển mạnh từ khi Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (1990), Nghị định 66/HĐBT (1992). Đặc biệt, từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực (01/01/2000), kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội đã phát triển rất đa dạng và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, với quy mô cũng rất khác nhau.

Thực tế cho thấy khi Luật Doanh nghiệp tư nhân mới có hiệu lực với những quy định thơng thống, thuận lợi về đăng ký kinh doanh, số lượng doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hà Nội đã tăng rất nhanh. Từ hơn 100 doanh nghiệp năm 1991 đến giữa tháng 5/2002 trên địa bàn thành phố có hơn 11.344 doanh nghiệp (khơng kể số đã giải thể hoặc chuyển đi tỉnh khác), với số vốn đăng ký là 11.340 tỷ đồng. Trong đó, số mới thành lập theo Luật Doanh nghiệp là 7.209 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 8.886 tỷ đồng, tăng 1,74 lần về số doanh nghiệp và 3,62 lần về vốn đầu tư so với tổng số của 8 năm trước đó.

- Tính đến 31/8/2002, tại Hà Nội đã có 12.242 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (trong khi cả nước có khoảng 70.000 doanh nghiệp tư nhân), với số vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp là 1.280 triệu đồng. Trong 8 tháng đầu năm 2002, bình quân một ngày có 12 doanh nghiệp đăng ký thay đổi bổ

sung nội dung kinh doanh (bổ sung ngành nghề, tăng vốn điều lệ, thay đổi trụ sở, chuyển đổi hình thức từ cơng ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, thay đổi người góp vốn, người quản lý, điều hành doanh nghiệp... [29, tr.4].

Tính bình qn từ năm 2000 đến năm 2002, mỗi năm số doanh nghiệp thành lập mới và thay đổi bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh đều tăng hơn năm trước khoảng 50%.

Đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế tư nhân đã tiếp thêm sức sống cho khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội hồi sinh và phát triển. Hiện nay Hà Nội là nơi có số lượng các doanh nghiệp tư nhân nhiều thứ hai so với cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nhiều doanh nghiệp tư nhân đang sản xuất kinh doanh công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao.

Nghị quyết 15- NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010, trong phần củng cố phát huy tác dụng của quan hệ sản xuất, phát triển mạnh các thành phần kinh tế đã yêu cầu thành phố Hà Nội phải “thực hiện tốt chủ trương, sắp xếp, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã sau chuyển đổi theo luật về phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới, mở rộng thị trường. Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao quyền tự chủ của các doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật. Động viên, phát triển các thành phần, các loại hình kinh tế, đảm bảo bình đẳng trước pháp luật” [28].

Trên tinh thần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, khi đề cập định hướng củng cố, phát huy tác dụng của quan hệ sản xuất, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, đã

xác định: “Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã sau chuyển đổi về phương thức sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ và tìm kiếm thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hộ gia đình phát triển. Coi trọng sử dụng cơ chế kinh tế gắn với lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động, phát triển mạnh các thành phần, các loại hình kinh tế, phát huy dân chủ từ cơ sở, tạo động lực trực tiếp cho sự phát triển” [11, tr.69].

Dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, các điều khoản trong Pháp lệnh Thủ đơ, Đảng bộ và chính quyền nhân dân thành phố Hà Nội nhận thức và xác định quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010, đặc biệt là từ năm 2001 - 2005 theo hướng cơ bản sau đây:

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí bình đẳng và vai trị của khu vực kinh tế tư nhân, tạo cho khu vực kinh tế tư nhân niềm tin mạnh dạn, chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển hiệu quả trong các ngành kinh tế mà pháp luật không cấm, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành dịch vụ chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm mang sắc thái của thủ đô Hà Nội, nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng kỹ thuật và giá trị tăng cao.

- Khuyến khích và mở rộng các hình thức hợp tác liên kết liên doanh giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, hợp tác xã với các thành phần kinh tế khác trên cơ sở thực hiện chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo nên mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh, hiệu quả và hai bên cùng có lợi.

- Tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm những vướng mắc nhằm tạo cho các doanh nghiệp tư nhân có khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, phấn đấu để tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2006 cũng như thực hiện định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội những năm 2001 - 2005 và 2006 - 2010.

- Tiến hành tổng kết đánh giá những thuận lợi, khó khăn ưu điểm và những hạn chế của kinh tế tư nhân ở Hà Nội; từ đó đưa ra các chính sách giải pháp thích hợp nhằm khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, khắc phục tính thiếu chủ động, tư duy sản xuất nhỏ cịn tương đối phổ biến trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố. Xác định mối quan hệ bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác, giữa chủ doanh nghiệp tư nhân với người lao động, giữa người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân với người lao động trong khu vực kinh tế nhà nước. Khắc phục quan điểm một chiều trong chính sách tơn vinh, khen thưởng, đánh giá đúng sự cống hiến của các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nhân làm ăn giỏi “ích nước lợi nhà” phải được đối xử ngang bằng như các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới - thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)