- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt
2.3.1. Đánh giá tổng quát
Có thể khẳng định rằng việc đổi mới cơ chế kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất tương hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất của các thành phần kinh tế là một thành công lớn về tư duy lý luận cũng như trong chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta trong những năm đổi mới vừa qua. Với những đổi mới tư duy lý luận, đổi mới cơ chế và chính sách, Đảng và Nhà nước đã đổi mới cách nhìn nhận về sự tồn tại các loại hình doanh nghiệp cũng như các doanh nhân, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng này hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ Đại hội lần thứ VI cho đến Đại hội IX, Đảng ta luôn luôn nhất quán đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà đến nay được khẳng định là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối và chủ trương của Đảng đã được cụ thể hoá thành các văn bản pháp luật của Nhà nước, đó là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và phát triển của các thành phần kinh tế, nói chung và thành phần kinh tế tư nhân nói riêng. Trong bối cảnh chung đó, khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội từ sau Đại hội VI của Đảng cho đến nay đã phát triển khá mạnh mẽ, ngày càng thể hiện rõ vai trị tích cực đối với sự phát triển tổng thể của thành phố. Dưới đây chúng tôi xin nêu một số nhận xét khái quát về khu vực kinh tế nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm đổi mới vừa qua:
+ Một là, vị trí vai trị của khu vực kinh tế tư nhân thành phố Hà Nội
năm 1986 chưa được xác định rõ là một khu vực kinh tế trong nền kinh tế - xã hội, mà là đối tượng cần phải cải tạo, chuyển hoá. Từ năm 1986 đến nay, vị trí của khu vực kinh tế tư nhân được Đảng, Nhà nước bảo hộ quyền hợp pháp sở hữu sản xuất - kinh doanh. Hiến pháp và các luật như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, các luật thuế, Bộ luật Lao động, v.v... đã tạo ra môi trường pháp lý và hành lang an toàn cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng sức sản xuất, huy
động được những tiềm năng lớn về vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, mở rộng mối quan hệ với thị trường trong và ngồi nước, v.v... Nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân đã được Đảng và Nhà nước khuyến khích làm giàu cho mình một cách chính đáng và qua đó làm giàu cho đất nước.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VII và nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực (01/01/2000), kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau và với những quy mô cũng rất khác nhau, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở thủ đô, GDP hằng năm của khu vực này chiếm tỷ trọng khoảng 20-22% GDP của thành phố, và cho đến nay, Hà Nội là thành phố có số lượng doanh nghiệp tư nhân nhiều thứ hai trên cả nước (đứng sau thành phố Hồ Chí Minh).
+ Hai là, hình thức tổ chức khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành
phố Hà Nội ngày càng đa dạng, phong phú như: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ hợp sản xuất cá thể, tiểu chủ...; trong đó loại hình sở hữu hỗn hợp chiếm tỷ lệ ngày càng cao và phổ biến (công ty cổ phần, hợp tác xã cổ phần). Về các ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng ngày càng phong phú như: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng cơ bản, tài chính tín dụng...; trong đó thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (51,9%), kế đến là sản xuất công nghiệp (20,8%) năm 2001 mà chủ yếu là công nghiệp dệt, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng, giày da và hàng xuất khẩu, các ngành tiểu thủ công, ngành thủ công mỹ nghệ...
+ Ba là, khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội cũng đã huy động
được hàng chục vạn lao động với nhiều độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ khác nhau để góp phần chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động. Trong điều kiện khu vực kinh tế nhà nước đang bị thu hẹp khả năng thu nhận lao động thì khu vực tư nhân lại góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho thành phố (thu hút khoảng 60% lao động trên địa bàn). Sự phát triển của khu vực
kinh tế tư nhân đã tạo nên một đội ngũ doanh nhân trẻ Hà Nội, có kiến thức, khả năng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng thời cũng tạo nguồn thu cho ngân sách và cho một bộ phận nhân dân của thành phố tương đối khá và ổn định.
+ Bốn là, về nguồn vốn thì khu vực kinh tế tư nhân cũng đã huy động
được rất lớn, tính đến cuối tháng 6/2004 đã lên tới trên 50 tỷ đồng (kể cả đăng ký vốn bổ sung). Cơ cấu đầu tư tư nhân trong tổng số vốn đầu tư xã hội đã tăng nhanh từ 13% năm 2000 lên 33% năm 2002 và tốc độ của các năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Ngoài ra, các loại vốn khác như vốn đầu tư nước ngoài đưa vào sản xuất kinh doanh, các loại vốn tiềm tàng khác như tài sản, nhà cửa, mặt bằng sản xuất, chất xám... cũng cho thấy những tiềm năng to lớn đã được huy động vào sản xuất kinh doanh nhờ cơ chế chính sách đúng và phù hợp. Tuy nhiên, tiềm năng về các nguồn lực vẫn còn lớn hơn nhiều so với số đã được huy động, chẳng hạn như vốn nhàn rỗi trong dân, lượng kiều hối chuyển từ nước ngoài về cho thân nhân trong nước dưới dạng này hay dạng khác cũng đã lên tới hàng trăm triệu USD (chiếm 1/3 trong 2 tỷ USD kiều hối gửi về Việt Nam năm 2003)... Mặt khác, riêng thành phố Hà Nội có hàng nghìn sinh viên du học tự túc, mỗi năm mang theo ra nước ngoài một số lượng lớn ngoại tệ để nộp học phí và trang trải các chi phí về ăn, ở và sinh hoạt cần thiết khác. Hằng năm Hà Nội chuyển về Trung ương 65% tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Các ngân hàng Hà Nội (trong đó có ngân hàng tư nhân thuộc khu vực kinh tế tư nhân) cũng thu hút tới 40% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng cả nước, song lại có tới 50% số đó lại được chuyển đi các tỉnh hoặc địa phương khác.