- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt
2.2.2. Các giai đoạn phát triển và thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mớ
nhân ở thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
2.2.2.1. Về các giai đoạn phát triển
Theo kết quả tổng kết tình hình phát triển các thành phần kinh tế qua 20 năm đổi mới do Thành uỷ Hà Nội chủ trì, có thể chia sự phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội thời kỳ đổi mới thành 3 giai đoạn tương ứng với 3 thời điểm có sự “đột phá” về chính sách để phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước ta:
(1) Giai đoạn 1988 - 1991: Trước năm 1988, ở Hà Nội hầu như rất ít dùng khái niệm kinh tế tư nhân và trên thực tế cả thành phố khơng có doanh nghiệp tư nhân nào hoạt động. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 27NĐ/CP (08/3/1988) cho phép công dân được thuê mướn nhân cơng và mở mang xí nghiệp, 3 năm sau (1988 - 1991) trên địa bàn thành phố đã có hơn 100 doanh nghiệp tư nhân ra đời.
(2) Giai đoạn 1992 - 1999: Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công
ty được ban hành năm 1990, có hiệu lực từ tháng 6/1991. Trong 8 năm sau (1992 - 1999) trên địa bàn thành phố đã có 4.449 doanh nghiệp tư nhân (trong đó có hơn 100 doanh nghiệp được thành lập theo Nghị định 27-NĐ/CP, đăng ký lại với số vốn đăng ký 3.162 tỷ đồng, bình quân mỗi năm có 556 doanh nghiệp mới được thành lập.
(3) Giai đoạn từ đầu năm 2000 đến nay: Việc thực hiện Luật Doanh
nghiệp (năm 2000) cộng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nhạy bén của Thành phố trong việc cải tổ bộ máy đăng ký kinh doanh và xây dựng quy chế tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp (Quyết định 135/QĐ-UB ngày 24/10/2002), đã làm bùng lên làn sóng đầu tư mới ở thủ đô. Sau 4 năm triển khai Luật Doanh nghiệp, Hà Nội đã có thêm 19.672 doanh nghiệp mới, với số vốn đăng ký 35.845 tỷ đồng (bằng 4,42 lần về số doanh nghiệp và 10,9 lần về số vốn đăng ký của 8 năm trước đó cộng lại), đưa tổng số doanh nghiệp có trên địa bàn đến 30/6/2004 lên 24.121 đơn vị, với tổng số vốn đăng ký trên 39 nghìn tỷ đồng (nếu kể cả đăng ký vốn bổ sung, tổng nguồn vốn đăng ký lên tới hơn 50 nghìn tỷ đồng). Đặc biệt, bình quân vốn trên một doanh nghiệp hiện đã tăng gần 2,3 lần, đạt 1.621 triệu đồng so với 710 triệu đồng của giai đoạn 1992 - 1999. Hoạt động đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân lan toả rộng khắp vào các ngành kinh tế, kể cả những ngành đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao như cán kéo thép, chế tạo thiết bị điện máy, máy tính, ơ tơ - xe máy,...
Cho đến nay, thương mại và dịch vụ vẫn đang là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của kinh tế tư nhân ở Hà Nội. Tuy nhiên, hầu như chưa có doanh nghiệp tư nhân nào tham gia vào các hoạt động dịch vụ cao như: kinh doanh bảo hiểm, cho thuê tài chính, kinh doanh các toà nhà đa năng (khách sạn - phòng hội thảo, cho thuê văn phịng), dịch vụ viễn thơng... Trong các ngành y tế, giáo dục và đào tạo, kinh tế tư nhân tham gia ở mức độ rất khiêm tốn.
Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và tạo lực đẩy quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thủ đơ. Tỷ trọng của các doanh nghiệp tư nhân trong GDP thành phố đã tăng liên tục từ 1% (1990), lên 3,4% (1995), 6,1% (2000) và 8,7% (2002). Nếu tính cả các hộ kinh tế cá thể thì mức tương ứng lần lượt là 8,3%, 17,6%, 17,5% và 18,8%. Các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp bằng 9/10 giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước địa phương, đã chiếm khoảng 8% kim ngạch xuất khẩu, 75% tổng mức bán lẻ trên thị trường, cung cấp 60% lượng hàng hố bán bn cho các tỉnh lân cận và thu hút 50% lao động xã hội trên địa bàn thành phố. Tỷ trọng lao động kinh tế tư nhân trên toàn thành phố tăng từ 24,2% năm 1995 lên 47,7% năm 2002 và ước đạt trên 50% năm 2003.
Sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội thời gian qua chủ yếu bắt nguồn từ một số nhân tố dưới đây:
- Nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước và thành phố đã được xây dựng, triển khai và điều chỉnh kịp thời, tạo khn khổ pháp lý ngày càng hồn thiện và hấp dẫn hơn cho các thành phần kinh tế phát triển.
- Sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố đối với công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát
triển sản xuất, kinh doanh (nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể).
- Sự tích cực, chủ động và năng động của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc huy động vốn đầu tư, đổi mới thiết bị, tìm kiếm và mở rộng thị trường.... đã góp phần hạn chế sự tác động tiêu cực của quá trình hội nhập.
2.2.2.2. Thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội trên một số mặt chủ yếu
* Hiện trạng và quy mô doanh nghiệp từ năm 1991 - 2004:
Như phần trên đã cho thấy, sau gần 20 năm đổi mới, từ năm 1991 với hơn 100 doanh nghiệp đến 30/6/2004 thành phố Hà Nội đã có 24.121 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (trong khi cả nước có trên 70.000 doanh nghiệp tư nhân). Như vậy, trung bình một năm có trên 1000 doanh nghiệp được thành lập. Đặc biệt, từ năm 2000 - 2002 mỗi năm số doanh nghiệp thành lập mới và thay thế bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh đều tăng hơn năm trước là 50%. Trong 8 tháng đầu năm 2002, bình qn mỗi ngày có 12 doanh nghiệp tư nhân được thành lập.
Từ 01/01/2000 đến năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân của Thành phố khơng chỉ tăng nhanh về số lượng mà cịn phát triển rộng về ngành nghề sản xuất kinh doanh. Các đơn vị kinh tế tư nhân hoạt động tập trung trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ phục vụ đời sống hoặc làm đại lý, nhận hàng của các hợp tác xã và doanh nghiệp để buôn bán, bán lẻ. Các hộ kinh doanh cá thể này đã tạo thành một hệ thống bán lẻ và dịch vụ phục vụ tiêu dùng rộng khắp trên địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia tích cực vào các hoạt động bán buôn, bán lẻ và cả xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn. Năm 2000, số các doanh nghiệp tư nhân hoạt động thương mại - dịch vụ chiếm tới trên 81% tổng số doanh nghiệp tư nhân hoạt động tại Hà Nội. Nhiều hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hoá
và hành khách, xây dựng, du lịch... Một số doanh nghiệp tư nhân thực hiện kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa sản xuất, thương mại, tư vấn. Đã có khơng ít các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ địi hỏi có hàm lượng chất xám cao như ngành công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới. Qua khảo sát thực tế cho thấy, những người đứng đầu các doanh nghiệp tư nhân này đều đã từng làm việc trong các cơ quan nhà nước, một số đã được đào tạo tốt ở nước ngoài. Họ đã tập hợp nhiều bạn bè đồng nghiệp, bà con... vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để lập ra các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực cơng nghệ cao, có khả năng tiếp cận thị trường thế giới, mạnh dạn liên kết với cơng ty nước ngồi.
Ngồi ra, thành phố Hà Nội cịn có một số doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng dưới hình thức ngân hàng thương mại cổ phần hoặc công ty đầu tư, cơng ty th mua tài chính quốc doanh. Các tổ chức tín dụng ngồi quốc doanh này đã coi đối tượng phục vụ chính của mình là các doanh nghiệp tư nhân ở quy mô vừa và nhỏ, thủ tục cho vay đơn giản hơn ở các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước nên đã giúp được nhiều doanh nghiệp tư nhân có cơ hội bổ sung nguồn vốn để hoạt động hiệu quả hơn.
Nhiều hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các ngành nghề sản xuất của các hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân rất phong phú và đa dạng, nhưng phần đông tập trung vào sản xuất các sản phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp nhân hoạt động trong các ngành công nghiệp trọng điểm của Hà Nội như dệt - may, da - giầy, cơ - kim khí, chế biến lương thực thực phẩm.
Nhìn chung, hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực mà pháp luật khơng cấm đã góp phần khơng nhỏ vào việc đáp ứng các nhu cầu của người dân trong và ngoài Hà Nội cũng như cho xuất khẩu.
Tuy nhiên trong thời gian đầu, phần lớn các đơn vị kinh tế tư nhân đều ở quy mô vừa và nhỏ (thậm chí rất nhỏ). Đặc biệt nhiều hộ cá thể, thường xuyên thiếu vốn, mặt bằng sản xuất chật hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ tay nghề và quản lý hạn chế, khả năng tiếp cận thị trường yếu nên không đủ sức cạnh tranh, gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. Phần lớn các hộ kinh doanh thương nghiệp cũng ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng (nhiều bà con kinh doanh các chợ thậm chí chỉ mong muốn được vay vốn trong khoảng từ 1 - 5 triệu, với lãi suất và điều kiện tín chấp hợp lý.
Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân có quy mơ nhỏ, năng lực hạn chế, chưa có khả năng phát triển bền vững, dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường. Số vốn điều lệ bình quân của các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chưa đến 1 tỷ đồng. Trong đó 29,4% có mức vốn dưới 100 triệu đồng. Những doanh nghiệp có mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm khoảng trên 1%. Thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân ít có điều kiện đổi mới thiết bị, công nghệ, và vì vậy phần lớn các cơ sở đều sử dụng máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu. Số doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ, thiết bị chưa nhiều [29, tr.6].
Từ năm 2002 đến nay, khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội đang có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng, lĩnh vực và phạm vi hoạt động, đứng thứ hai cả nước, trong đó riêng năm 2003 có 5.907 doanh nghiệp thành lập mới, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tăng 38% so với năm 2002, với tổng số vốn đăng ký 13.437 tỷ đồng. Hoạt động của các doanh nghiệp đã có đóng góp quan trọng trong việc tăng giá trị GDP của thành phố, làm ra nhiều của cải vật chất và đáp ứng tốt các nhu cầu của đời sống xã hội thủ đô.
Ở từng lĩnh vực theo thống kê của Sở Công nghiệp, năm 2003 thành
phố có 1.500 doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất đạt 1.959 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59% trong cơng nghiệp
ngồi quốc doanh nói chung, thu hút hơn 60.000 lao động; 400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, doanh thu 1.500 tỷ đồng, thu hút hơn 10.000 lao động; 250 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, doanh thu 500 tỷ đồng, thu hút 4.000 lao động; 271 doanh nghiệp khách sạn, doanh thu 222 tỷ đồng; 2.129 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động lữ hành, chiếm 40% thị phần khách nội địa và 20% khách quốc tế; 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá; trên 10.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, trong đó hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia bán buôn, 800 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Trong số này có nhiều doanh nghiệp đạt giá trị sản xuất hoặc doanh thu trên 100 tỷ đồng, với mức tăng trưởng hàng năm hơn 50% trở lên. Địa bàn và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp cũng không ngừng được mở rộng, chuyển dịch từ nội thành ra ngoại thành và phát triển sang nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận và thực hiện các phương thức kinh doanh mới, tiên tiến, văn minh thương mại, thuận tiện cho người tiêu dùng. Đặc biệt, một số doanh nghiệp hoạt động thành công trong những lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành có yêu cầu cao về nghiệp vụ như tài chính ngân hàng, cơng nghệ thông tin, tư vấn đầu tư hoặc ở một số lĩnh vực lâu nay chỉ có cơ quan nhà nước làm như đào tạo, dạy nghề, kiểm toán, xuất khẩu lao động, bảo vệ, khám chữa bệnh, vệ sinh mơi trường... Có thể nêu ra các doanh nghiệp đang hoạt động rất có hiệu quả, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động như T&T, Hoà Phát, Hồng Hưng Hà, Thế Trung, AP Việt Nam, Nam Hồ, Minh Trí, Việt Á, Diana, Xuân Kiên, Kekta, Thành Nam, ADC, Tân Mai, Thái Hà, Quang Vinh, Nhân Hồ, Phương Đơng, Thiên Hoà An. Đây cũng là những doanh nghiệp biết tính tốn, đầu tư máy móc thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật làm ra nhiều sản phẩm, hàng hố có chất lượng cao, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và bước đầu xuất khẩu, có được vị trí nhất định trên thị trường quốc tế [2, tr.1-2].
Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần phân theo quy mô tổng nguồn vốn năm 2000
Quy mô vốn DN tƣ nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần
< 1 tỷ 346 1.282 34 1 - 5 tỷ 94 1.049 86 > 5 - 10 tỷ 14 200 28 > 10 - 50 tỷ 5 164 37 > 50 - 200 tỷ - 15 6 > 200 - 500 tỷ - 1 - >500 tỷ - - 5
Nguồn: Báo cáo về tình hình kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội của Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội
Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần theo quy mô vốn (tỷ đồng) năm 2001
Vốn (tỷ đồng) DN tƣ nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần 2 thành viên 1 thành viên < 1 tỷ 278 1.511 16 84 1 - 5 tỷ 18 1.063 08 372 > 5 - 10 tỷ 01 50 01 93 > 10 - 20 tỷ 0 13 0 38 > 20 - 30 tỷ 0 02 0 11 > 30 - 50 tỷ 0 01 0 08 > 50 - 100 tỷ 0 01 01 02 > 100 - 150 tỷ 0 0 0 01 > 150 tỷ 0 0 0 0
Nguồn: Báo cáo về tình hình kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội
* Thực trạng về hình thành nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội:
Vốn là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh nói chung. Đối với khu vực kinh tế tư nhân, việc hình thành nguồn vốn, nhất là nguồn vốn ban đầu, thực sự không phải là đơn giản, vì khơng chỉ trơng chờ vào Nhà nước. Trong suốt thời gian khá dài (từ 1954 đến cuối 1986), kinh tế tư nhân đã phải chịu mặc cảm “xoá bỏ”, cho nên bị mai một, năng lực về vốn không nhiều. Qua thời gian gần 20 năm đổi mới, đến nay, nhờ sự hoạt động của quy luật tích tụ và tập trung vốn, bằng nhiều con đường khác nhau, tiềm năng của lực lượng kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và kinh tế tư