Những hạn chế lớn và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới - thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 77 - 83)

- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt

2.3.3. Những hạn chế lớn và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu nói trên, khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội do ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử cũng còn một số những hạn chế:

- Các doanh nghiệp tư nhân hầu hết có quy mơ nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh cịn hạn chế, chưa có chiến lược phát triển bền vững, dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường. Lao động trong các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là lao động phổ thơng, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, cùng với thiếu thông tin thị trường dẫn đến thiếu hiểu biết về phương thức kinh doanh, thiếu hiểu biết về thị trường ngồi nước, trình độ quản lý và chun mơn so với các nước cịn khoảng cách khá xa, cơng nghệ cịn lạc hậu, do đó năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân còn thấp.

- Nếu so với một số địa phương khác, nhiều doanh nghiệp tư nhân của thành phố Hà Nội, có cách làm ăn chắc chắn, thận trọng, nhưng đôi khi dè dặt, vẫn mang nặng tâm lý do dự, ít dám mạo hiểm, điều này một phần chịu ảnh hưởng của quá trình phát triển thăng trầm và cả do tính cách người Hà Nội. Tính hợp tác sản xuất và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị còn, nhiều doanh nghiệp còn hoạt động đơn độc nên thường gây ra tranh mua, tranh bán, tự làm suy yếu lẫn nhau, sức cạnh tranh thấp.

- Nhiều doanh nghiệp còn chưa làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động, chưa có ý thức tổ chức kinh doanh theo pháp luật, thậm chí cịn có những biểu hiện bất hợp pháp, nhiều quan hệ giao dịch còn theo kiểu gia đình, phi chính thức. Về bản chất, kinh tế tư nhân là chạy theo lợi nhuận. Lợi nhuận là mục đích tồn tại của doanh nghiệp, do đó bằng mọi cách họ phải tạo ra lợi nhuận càng cao càng tốt, càng nhiều lợi nhuận siêu ngạch càng hay. Tuy nhiên, vẫn có khơng ít doanh nghiệp tìm mọi cách trốn thuế, lậu thuế, lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà nước để kiếm lời, kể cả vi phạm pháp luật.

- Bên cạnh bộ phận kinh tế tư nhân hoạt động bình thường cịn có bộ phận kinh tế ngầm, nằm ngồi tầm kiểm sốt của các cơ quan quản lý, khó xác định về quy mơ và nội dung hoạt động, tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực như làm hàng giả, kém phẩm chất,... Bộ phận kinh tế ngầm này có liên hệ với nhiều thành phần kinh tế khác. Một số doanh nghiệp đã nhận được hàng vạn USD của các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài hùn vốn kinh doanh trước khi Chính phủ có quy định về vấn đề này, điển hình là các cơng ty VT, TG... nhưng rất tiếc là đã không tận dụng được lợi thế này.

- Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp tư nhân hoạt động không đúng ngành nghề đăng ký, chưa tự giác thực hiện chế độ báo cáo thống kê và mở sổ sách kế toán. Một số doanh nghiệp không hoạt động cũng không bị thu hồi giấy phép dẫn đến tình trạng lợi dụng giấy phép làm bậy, làm hàng giả và lường gạt. Một số doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội để thuê, mua số lượng lớn đất đai, nhà xưởng với giá rẻ, cải tạo thành cơng trình có giá trị lớn, rồi chia tách, chuyển nhượng cho công ty với tên gọi và người đại diện pháp luật mới, rút vốn, lui về tuyến sau hoặc chuyển đi địa phương khác, nhưng thực chất vẫn giữ quyền điều khiển công ty. Một số công ty kinh doanh hàng hoá khác với đăng ký, thậm chí kinh doanh tiền tệ với số lượng lớn (kinh doanh ngầm).

Hiện nay cần chú ý một vấn đề là trong thực tế rất khó xác định chính xác quy mơ thực của các chủ sở hữu đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Lý do ở đây là:

+ Sở hữu vốn trong một doanh nghiệp có thể do nhiều người đóng góp; và ngược lại, một chủ sở hữu lại có thể góp vốn ở nhiều doanh nghiệp tư nhân khác nhau.

+ Có một số trường hợp vốn của người này, nhưng lại đã ký tên người khác.

+ Có một số trường hợp cán bộ cơng chức, trong đó có đảng viên, góp vốn vào các doanh nghiệp tư nhân, thậm chí, góp vốn cho các hoạt động kinh tế ngầm nhưng lại khơng đứng tên rõ ràng. Điều này phản ánh tính chất phức tạp của quá trình hình thành và phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Thực tiễn cũng cho thấy, đằng sau sự thành đạt của một số doanh nghiệp tư nhân lớn ở Hà Nội (và cả nước) thường được hỗ trợ bằng những quan hệ gần gũi trực tiếp hoặc gián tiếp giữa doanh nghiệp với các cán bộ đương chức ở Trung ương hoặc địa phương.

- Hạn chế khác là hiện nay hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, quy định hướng dẫn rải rác với quá nhiều văn bản. Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung trước đây làm cho Nhà nước ban hành quá nhiều văn bản cho kinh tế nhà nước, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân lại quá thiếu, quản lý hành chính ở địa phương đặt ra quá nhiều thủ tục, q nhiều loại phí, có tình trạng “phép vua thua lệ làng”, vận dụng còn tuỳ tiện luật pháp và chính sách của từng cấp chính quyền và cán bộ.

- Đặc biệt về phương diện nhận thức, định kiến về khu vực kinh tế tư nhân còn nặng nề. Nỗi ám ảnh về “thành phần” làm cho doanh nghiệp và cả những người thực thi công vụ cũng e dè, ngần ngại mỗi khi phải giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của khu vực kinh tế tư nhân (tất nhiên, không loại trừ những trường hợp công chức thiếu năng lực, tắc trách hoặc lợi dụng vì mục đích riêng tư). Một bộ phận doanh nhân tư nhân kinh doanh trong tâm trạng “vừa làm, vừa lo”, không để cho hoạt động kinh doanh của mình được coi là lớn, là phát triển; nếu đã lớn thì chia ra, phân tán ra để thành nhỏ, hoặc che giấu vốn, che giấu doanh thu lợi nhuận... Nhiều doanh nhân chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển lâu dài mà chỉ làm ăn theo kiểu “chụp giật” hoặc “lách luật”, đầu tư “chui”, làm giảm lợi thế kinh doanh, gây thiệt hại cho cả bản thân doanh nghiệp và nhà nước. Tình trạng đó cũng là một nguyên nhân khiến nền kinh tế phát triển dưới mức tiềm năng; đồng thời nó

cịn tạo cơ hội cho một số người ngăn cản sức sáng tạo, thậm chí để trục lợi cá nhân.

- Về tổng thể, khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức dưới hình thức các cơng ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, rất hiếm các doanh nghiệp tư nhân cỡ lớn, hoạt động xuyên quốc gia. Các hình thức doanh nghiệp cổ phần chưa phổ biến (mặc dù 2 năm gần đây có xu hướng tăng nhanh), đặc biệt các tập đoàn kinh doanh tư nhân chưa phát triển (mới có hình thức sơ khai ban đầu ở lĩnh vực cơng nghệ thơng tin).

Khả năng tích tụ và tập trung vốn, quy mơ sản xuất, kinh doanh, trình độ kỹ thuật và cơng nghệ, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp và tay nghề của người lao động cũng như khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế. Đa số doanh nghiệp tư nhân chưa tạo ra được uy tín và thương hiệu sản phẩm riêng, kinh doanh không ổn định; tập trung nhiều vào những ngành nghề địi hỏi vốn ít, thời gian thu hồi vốn nhanh; tính liên kết, hợp tác thành cộng đồng thấp, cịn cạnh tranh khơng lành mạnh, chèn ép nhau, hiệu quả kinh doanh còn thấp, kém bền vững. Ngồi ra, các doanh nghiệp tư nhân cịn gặp những khó khăn hơn so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác về diện tích mặt bằng và tiếp cận những điều kiện khác ...

- Còn nhiều rào cản các doanh nghiệp tư nhân tham gia và rút khỏi thị trường, liên quan đến những điều kiện kinh doanh cụ thể: đăng ký mã số ngành nghề kinh doanh; thẩm quyền của các cơ quan đăng ký kinh doanh; rút giấy đăng ký kinh doanh và việc phá sản của doanh nghiệp.

- Công tác quản lý nhà nước và trợ giúp các thể chế thị trường còn lúng túng, hạn chế, đặc biệt về cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực, lập quỹ bảo lãnh tín dụng và lập trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Định kiến và nhiều thủ tục chưa hợp lý đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Chính sách ưu đãi tín dụng của thành phố (Quyết định số 107 ngày 7/12/1999) dựa trên Nghị định 43-NĐ/CP của Chính phủ đã triển khai gần năm nay, nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận, thậm chí có doanh nghiệp được xét duyệt rồi cũng bỏ, vì bản thân Nghị định 43-NĐ/CP có nhiều hạn chế, như: mức vốn cho vay thấp (tối đa chỉ bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án), lãi suất cho vay chưa hấp dẫn (bằng 70% - 80% lãi suất thương mại), thời hạn cho vay ngắn (không tương ứng với độ dài thu hồi vốn của dự án), thủ tục xét duyệt, thế chấp, giải ngân... phức tạp hơn so với tín dụng thương mại... Khung pháp lý cho việc hình thành thị trường lao động vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa tạo được cân bằng quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhiều quy định pháp lý về bản quyền, về phát minh và chuyển giao công nghệ vẫn chưa đi vào cuộc sống, việc xử lý vi phạm chưa nghiêm minh. Chưa có những quy định pháp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với nguồn ngân sách nhà nước cấp cho nghiên cứu và triển khai. Thiếu những quy định và chế tài hiệu quả bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, bảo vệ người tiêu dùng trong xã hội. Thiếu những quy định và chính sách cần thiết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân xâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

- Hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp còn yếu, chưa thu hút được nhiều hội viên, do thiếu kinh nghiệm, điều kiện hoạt động còn hạn chế, và thiếu sự quan tâm đồng bộ của các cấp ngành liên quan,...

Những vấn đề tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do vẫn có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần và định kiến với khu vực kinh tế tư nhân; chức năng và tổ chức của bộ máy nhà nước, nhất là trình độ của đội ngũ cơng chức chưa đáp ứng được yêu cầu mới, cũng như những địi hỏi chính đáng của doanh nghiệp.

Tóm lại, trong chương 2, chúng tôi đã tập trung phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế phát triển, những tác động của chủ trương chính sách, các văn bản pháp quy, các nghị định liên quan đến khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội. Mặt khác, đã cố gắng phân tích, đánh giá thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội trên một số mặt chủ yếu; chỉ rõ những thách thức và hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân ở địa phương này.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới - thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)