Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam thời kỳ 1996-2003

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu việt nam (Trang 66 - 104)

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Kim ngạch xuất khẩu (tr. USD) 90,0 71,0 53,0 106,5 213,1 344,3 201,0 152 Nguồn: [17, 64]

Tuy nhiên so với sản lượng thì tỷ trọng xuất khẩu hiện nay của ta chỉ chiếm khoảng 1% lượng rau quả thu hoạch. Lý do của tình trạng này là rau quả của Việt Nam chưa đảm bảo các yêu cầu về VSATTP do canh tác dàn trải, thiếu tập trung, quy trình trồng trọt, thu hoạch, bảo quản chế biến còn nhiều bất cập. Sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong hai năm 2002, 2003 trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh mở cửa thị trường cho thấy chất lượng rau xuất khẩu còn nhiều bất cập.

Như vậy so với tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của ta còn quá hạn chế. Với khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có tiềm năng và lợi thế để mở rộng diện tích trồng rau, quả và đa dạng hoá chủng loại. Thị trường rau quả thế giới cũng ngày càng mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng này ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các nước nhập khẩu đòi hỏi rất cao về mặt vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với loại mặt hàng này. Những quy định của nước nhập khẩu về rau quả hết sức ngặt nghèo từ khâu trồng trọt, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch đến quá trình đóng gói, vận chuyển, bốc xếp hàng lên tàu... Hiện nay, rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc vì yêu cầu về các tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn dễ dãi. Hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia còn rất hạn chế do ta không đáp ứng được các yêu cầu về VSATTP. Ngay cả ở thị trường trong nước nhu cầu về rau sạch cũng rất cao mà các nhà sản xuất cũng chưa đáp ứng kịp. Dư lượng độc tố và dư lượng vi sinh trong rau quả của

ta khá cao do phương thức canh tác lạc hậu, tuỳ tiện, chạy theo lợi ích trước mắt. Từ năm 1997 đến nay đã xảy ra 2.123 vụ ngộ độc thức ăn với 39.976 người bị ngộ độc và 378 người tử vong, trong đó nhiều trường hợp có nguồn gốc từ rau quả không đảm bảo vệ sinh. Ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân từ một số nguồn như do vi sinh vật và vệ sinh môi trường, tồn dư các loại hoá chất độc hại trong thực phẩm, thực phẩm chứa chất độc tự nhiên và một số trường hợp không xác định được nguyên nhân. Trong năm 2002, số vụ ngộ độc do vi sinh vật và vệ sinh môi trường chiếm 42%, do hoá chất chiếm 27% và hơn 24% ngộ độc do chất tự nhiên có trong thực phẩm [3, 64, 65].

Thách thức lớn nhất đối với mặt hàng này là đáp ứng các quy định của Hiệp định SPS, tiêu chuẩn của CODEX.

(5) Mặt hàng thịt

Từ năm 1995 đến nay, nhờ những cải tiến trong khâu chăn nuôi và chọn giống, sản lượng thịt của Việt Nam không ngừng tăng. Đến nay ngành chăn nuôi về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước ở những thành phố đông dân cư. Thịt là một trong những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Trước những năm 90 thế kỷ 20, thịt lợn được xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Từ năm 1992 -1995 xuất khẩu thịt của ta gặp phải những trở ngại lớn về thị trường nên kim ngạch xuất khẩu không đáng kể. Những năm gần đây xuất khẩu thịt đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2001 xuất khẩu thịt lợn của ta sang Liên bang Nga đạt 12.000 tấn, Hồng Kông 8.800 tấn, Trung Quốc 5.000 tấn [19, 32]. Tuy nhiên so với sản lượng, tỷ trọng xuất khẩu của ta còn quá thấp. Hàng thịt xuất khẩu của Việt Nam mới tiếp cận được những thị trường có tiêu chuẩn VSATTP thấp. Thịt của ta chưa vào được các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Lý do là thịt của ta chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. Chăn nuôi còn theo cách thủ công, không tuân thủ các quy định về chế độ ăn uống, chăm sóc y tế, khâu chế biến còn lạc hậu, hệ thống quy định về thú y chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất liên quan đến xuất khẩu thịt là HACCP. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc đối với mặt hàng thịt. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, chưa có một nhà máy nào của ta được cấp chứng chỉ về tiêu chuẩn VSATTP. Đây là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thịt của ta vẫn chưa sang được các thị trường được coi là "khó

tính" như Singapore, Nhật Bản, EU... Để hòa nhập với nền kinh tế khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất thiết chúng ta cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế nhất định để nâng cao giá trị, ổn định chất lượng sản phẩm thịt xuất khẩu. Trước đây, trong bước đi chiếm lĩnh các thị trường nhập khẩu khó tính, Bộ Thủy sản đã triển khai áp dụng HACCP tại các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu thủy sản và đã nhanh chóng làm "thay da đổi thịt" ngành thủy sản. Hiện nay Việt Nam đã có 61 DN tham gia tiêu chuẩn HACCP. Do vậy, Bộ NN - PTNT cũng muốn mở rộng thị trường xuất khẩu thịt, bắt đầu từ việc áp dụng HACCP.

Để đáp ứng tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất và xuất khẩu thịt cần phải tiến hành đồng bộ từ khâu chăn nuôi đến khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển. Các nhà máy, xí nghiệp cần phải tu bổ, xây dựng lại toàn bộ chuồng trại chăn nuôi, trang thiết bị chế biến, nhà xưởng cho tới trình độ và sức khỏe cán bộ công nhân. Muốn vậy trước tiên phải tuân thủ theo tiêu chuẩn GMP (thông lệ sản xuất tốt). Để thực hiện tiêu chuẩn HACCP, từ tháng 7/2001, Tổng công ty Chăn nuôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu tại các nhà máy, xí nghiệp và được các đơn vị thành viên hưởng ứng. Xí nghiệp Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hải Phòng, một trong những đơn vị mạnh của Tổng công ty Chăn nuôi và được coi là nơi bắt đầu thực hiện tiêu chuẩn HACCP. Xí nghiệp có công suất 13.000 tấn thịt một năm với sản phẩm xuất khẩu dạng sơ chế đông lạnh, trong đó cơ bản là thịt lợn. Tuy nhiên, để thực hiện theo tiêu chuẩn này, các cơ sở chăn nuôi và chế biến cần phải nâng cấp lại toàn bộ dây chuyền sản xuất, hệ thống thông gió, xử lý hệ thống nước thải, môi trường làm việc, đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật ... Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất hiện nay trong xuất khẩu thịt là vùng nguyên liệu chưa đủ tiêu chuẩn. Các hộ dân chăn nuôi vẫn theo tình trạng tự do, thức ăn chăn nuôi chưa được quản lý. Vừa qua Bộ NN - PTNT đã có Quyết định số 1032QĐ/13NN-KHCN về nhiệm vụ hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó giao cho Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam thực hiện tiêu chuẩn HACCP, coi đây là tiêu chuẩn bắt buộc cho các nhà xuất khẩu thịt ...

Cũng giống như mặt hàng thuỷ sản, vấn đề VSATTP đối với thịt xuất khẩu là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo tăng kim ngạch. Đây là vấn đề hết sức nan giải của Việt Nam. Thực tế cho thấy nhu cầu về thịt chất lượng cao cũng rất lớn ngay ở thị trường nội địa. Hàng năm lượng thịt xuất khẩu của ta còn quá ít trong khi phải nhập khẩu một lượng lớn để phục vụ nhu cầu của khách

du lịch và người có thu nhập cao. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối hiện nay ở nước ta. Số vụ ngộ độc thực phẩm tươi sống khá phổ biến và ngày càng gia tăng [3, 65]. Nguyên nhân phổ biến gây nên nhiều vụ ngộ độc thức ăn là vấn đề vệ sinh thực phẩm không đảm bảo từ nơi chế biến thức ăn như các lò mổ, quầy hàng, vệ sinh phương tiện sử dụng. Đó là chưa nói đến khâu chọn giống, kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh.

Tiềm năng xuất khẩu thịt của ta là rất lớn. Tuy nhiên để có được thịt chất lương cao phải vượt qua được các rào cản về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm như PPM, HACCP, SPS, CODEX...

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM MÔI TRƢỜNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM

2.3.1. Những mặt tích cực

Nhìn chung, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện chất lượng hàng xuất khẩu, trong đó có vấn đề đáp ứng các yêu cầu về môi trường của nước nhập khẩu. Hàng thuỷ sản, nông sản của ta phần lớn đã được chấp nhận ở các thị trường có yêu cầu cao về an toàn sức khoẻ và vệ sinh môi trường. Minh chứng cho nhận định này là số lô hàng bị cảnh báo về ATVSTP đã giảm đáng kể trong năm 2003, số doanh nghiệp chế biến hải sản được phía Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc công nhận đủ điều kiện xuất khẩu ngày một tăng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đang gia tăng với tốc độ cao. Đạt được điều này trước hết là do nhận thức của các doanh nghiệp, ngành và người tiêu dùng về các vấn đề môi trường ngày càng cao. Hệ thống quy định và tiêu chuẩn về môi trường ngày càng được hoàn thiện theo hướng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế như HACCP, ISO 9000, ISO 14000. Nước ta đã có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành về chất lượng hàng thuỷ sản, cà phê, rau quả và thực phẩm. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến VSATTP được ban hành kịp thời có tác dụng định hướng kinh doanh và tiêu dùng, xử lý các vụ vi phạm như Pháp lệnh về VSATTP, Luật Thuỷ sản, Bảo tồn đa dạng sinh học, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường thời kỳ 2001-2010 và tầm nhìn 2020... Nhìn chung hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến thương mại và môi trường của nước ta phản ánh được những nội dung cơ bản của các vấn đề thương mại và môi trường bức xúc hiện nay, phần nào phù hợp với nguyên tắc của pháp luật môi trường và pháp luật thương mại quốc tế. Bước đầu có sự phối hợp, lồng ghép các vấn đề môi trường vào các chính sách phát triển thương mại, và

các vấn đề thương mại vào trong chính sách môi trường. Các chính sách môi trường đã bắt đầu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại tự do và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế và thương mại. Các chính sách thương mại đã phần nào góp phần ngăn chặn các nguy cơ môi trường, thúc đẩy phát triển thương mại theo hướng thân thiện hơn với môi trường.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã có những điều chỉnh nhất định chiến lược kinh doanh để đáp ứng tốt hơn về các vấn đề môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế như tăng cường công tác thông tin, đầu tư đổi mới công nghệ, từng bước quy hoạch vùng sản xuất, lựa chọn các phương pháp nuôi trồng, chế biến thân thiện hơn với môi trường, cố gắng tuân thủ các quy định môi trường để có được chứng nhận môi trường nhằm nâng cao uy tín với người tiêu dùng và niềm tin đối với các cấp quản lý. Nhà nước đã có những biện pháp hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp như cung cấp kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, cấp chứng nhận môi trường, tiếp cận thông tin và thị trường, giám sát và kiển tra chặt chẽ nguồn hàng xuất khẩu, xử lý một số vụ vi phạm...

2.3.2. Một số hạn chế

Tuy nhiên, khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu cũng như quy định về bảo vệ môi trường trong nước của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm với môi trường còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, có rất ít các doanh nghiệp có được chứng chỉ môi trường do các cơ quan quốc gia và quốc tế cấp như chứng chỉ ISO 14000, chưa có một loại nhãn sinh thái nào, ngay cả sản phẩm gỗ là mặt hàng dễ đáp ứng nhất các yêu cầu môi trường cũng chưa có nhãn môi trường. Các công ty có chứng nhận môi trường ISO 14000 chủ yếu là các xí nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

Thứ hai, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về quá trình sản xuất và chế biến còn rất hạn chế. Có rất nhiều vi phạm trong lĩnh vực này như phương tiện đánh bắt hải sản còn bất hợp lý, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản còn gây tác hại lớn đối với môi trường, gia tăng các mặt hàng xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học kéo theo những vấn đề môi trường như chặt phá rừng, gia tăng sử dụng hoá chất làm thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước và đất, suy giảm đa dạng sinh học...

Thứ ba, vi phạm các quy định về VSATTP còn khá phổ biến đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, rau quả, thịt. Số lượng các doanh nghiệp có được chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản còn quá ít so với tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế:

- Hệ thống quy định và tiêu chuẩn về môi trường trong nước còn thiếu và chưa thực sự phù hợp với quy định quốc tế. Theo báo cáo của Tổng cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng thì các tiêu chuẩn Việt Nam đáp ứng chuẩn mực quốc tế còn quá ít, mới có khoảng 1200 tiêu chuẩn, trong khi đó số lượng tiêu chuẩn quốc tế là 5600. Các quy định về sản phẩm chưa cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế . Ví dụ như các quy định về nhãn sinh thái, bao bì đóng gói, PPM... Các quy định về thương mại liên quan đến môi trường của sản phẩm xuất khẩu chỉ là những nỗ lực nhằm đạt được lợi ích về thương mại chứ chưa coi trọng bảo vệ môi trường trong nước, biện pháp tự vệ tạm thời. Hơn nữa còn quá ít các quy định trong các chính sách thương mại trong lĩnh vực này. Các quy định môi trường về sản phẩm, ngược lại, chỉ là những cố gắng bảo vệ môi trường sức khoẻ mà chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh tự do hoá thương mại, khuyến khích xuất khẩu. Nước ta đang trong quá trình chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, hệ thống pháp luật về thương mại và môi trường còn chưa đồng bộ, kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật còn yếu kém.

- Nhận thức của doanh nghiệp và các cấp quản lý về các vấn đề thương mại môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. Doanh nghiệp xuất khẩu chưa ý thức được tầm quan trọng của các việc đáp ứng các quy định tiêu chuẩn môi trường quốc tế, hiểu biết rất ít về các vấn đề môi trường trong MEA và Hiệp định thương mại đa phương, các quy định của các nước xuất khẩu chủ yếu. Chính vì vậy trong chiến lược kinh doanh của mình các doanh nghiệp chưa đặt vấn đề môi trường thành mục tiêu lâu dài và bắt buộc, chạy theo lợi ích trước mắt và cục bộ. Các cấp quản lý cũng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này nên chưa kịp thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tín dụng và nguồn nhân lực.

- Hạn chế về thông tin, về tài chính và khả năng chuyên môn. Chi phí để có được chứng nhận môi trường thường rất cao (khoảng 15 - 20.000 USD), thủ tục lại phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư để xử lý các vấn đề môi

trường. Trong lúc sức cạnh tranh còn yếu, vấn đề tồn tại trước mắt của DN còn quan trọng hơn là uy tín lâu dài. Hạn chế về thông tin và năng lực chuyên môn về các vấn đề môi trường làm cho DN không dự báo được các vấn đề môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu việt nam (Trang 66 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)