2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁCTIÊU CHUẨN MÔ
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế:
- Hệ thống quy định và tiêu chuẩn về môi trường trong nước còn thiếu và chưa thực sự phù hợp với quy định quốc tế. Theo báo cáo của Tổng cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng thì các tiêu chuẩn Việt Nam đáp ứng chuẩn mực quốc tế còn quá ít, mới có khoảng 1200 tiêu chuẩn, trong khi đó số lượng tiêu chuẩn quốc tế là 5600. Các quy định về sản phẩm chưa cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế . Ví dụ như các quy định về nhãn sinh thái, bao bì đóng gói, PPM... Các quy định về thương mại liên quan đến môi trường của sản phẩm xuất khẩu chỉ là những nỗ lực nhằm đạt được lợi ích về thương mại chứ chưa coi trọng bảo vệ môi trường trong nước, biện pháp tự vệ tạm thời. Hơn nữa còn quá ít các quy định trong các chính sách thương mại trong lĩnh vực này. Các quy định môi trường về sản phẩm, ngược lại, chỉ là những cố gắng bảo vệ môi trường sức khoẻ mà chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh tự do hoá thương mại, khuyến khích xuất khẩu. Nước ta đang trong quá trình chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, hệ thống pháp luật về thương mại và môi trường còn chưa đồng bộ, kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật còn yếu kém.
- Nhận thức của doanh nghiệp và các cấp quản lý về các vấn đề thương mại môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. Doanh nghiệp xuất khẩu chưa ý thức được tầm quan trọng của các việc đáp ứng các quy định tiêu chuẩn môi trường quốc tế, hiểu biết rất ít về các vấn đề môi trường trong MEA và Hiệp định thương mại đa phương, các quy định của các nước xuất khẩu chủ yếu. Chính vì vậy trong chiến lược kinh doanh của mình các doanh nghiệp chưa đặt vấn đề môi trường thành mục tiêu lâu dài và bắt buộc, chạy theo lợi ích trước mắt và cục bộ. Các cấp quản lý cũng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này nên chưa kịp thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tín dụng và nguồn nhân lực.
- Hạn chế về thông tin, về tài chính và khả năng chuyên môn. Chi phí để có được chứng nhận môi trường thường rất cao (khoảng 15 - 20.000 USD), thủ tục lại phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư để xử lý các vấn đề môi
trường. Trong lúc sức cạnh tranh còn yếu, vấn đề tồn tại trước mắt của DN còn quan trọng hơn là uy tín lâu dài. Hạn chế về thông tin và năng lực chuyên môn về các vấn đề môi trường làm cho DN không dự báo được các vấn đề môi trường để kịp thời khắc phục và đối phó.
- Nhà nước có quá ít các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của nước nhập khẩu như hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyên môn, cung cấp thông tin, ưu đãi vay vốn… Quỹ môi trường chậm đưa vào hoạt động, hệ thống thông tin môi trường liên quan đến kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế phục vụ cho doanh nghiệp còn hạn chế.
- Công tác hoạch định chiến lược xuất khẩu, quy hoạch phát triển thương mại còn bất cập. Chiến lược phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu còn chú trọng quá mức đến tăng trưởng xuất khẩu, chưa đánh giá đầy đủ những thiệt hại môi trường của hoạt động này. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới vẫn còn dựa vào các nhóm hàng có nguồn gốc thiên nhiên mà khả năng khai thác, đánh bắt, diện tích canh tác bị hạn chế. Công tác đánh giá hiệu quả xuất khẩu có tính đến thiệt hại môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Các biện pháp môi trường được thể hiện trong các chương trình phát triển xuất khẩu còn mờ nhạt, chưa định hướng rõ nét cho hoạt động xuất khẩu. Công tác quy hoạch phát triển thương mại chưa chú trọng đặc biệt đến các yếu tố môi trường, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch các ngành, vấn đề lồng ghép các yếu tố môi trường trong phát triển thương mại chưa được chú ý đúng mức.
- Chưa phát huy hết tác dụng vai trò của chính sách thương mại trong việc bảo vệ môi trường như chính sách bảo hộ hợp lý, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách trợ cấp... Trong vụ kiện về bán phá giá tôm và cá da trơn của ta với Hoa Kỳ cho thấy cần phải tính đến những chi phí môi trường trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn cần xem lại việc định giá giá trị đất ngập nước, nơi mang lại nguồn lợi thuỷ sản lớn. Thực tế đã chỉ ra rằng bảo hộ cao sẽ khuyến khích sử dụng tài nguyên lãng phí, hạn chế tiếp cận với các công cụ hiện đại để giảm thiểu ô nhiễm, trợ cấp cao cũng gây ra tình trạng sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào nhất là vật tư, nguyên liệu… [8, 115]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường cũng là một trong những yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, cần nhanh chóng đưa doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh thực sự, mà vấn đề quyết
định là phát triển kinh tế thị trường. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy ở những nước thể chế thị trường kém phát triển, ở đó doanh nghiệp Nhà nước được bảo hộ ở mức cao thì vi phạm các quy định bảo vệ môi trường khá phổ biến vì các doanh nghiệp ít quan tâm hơn đến nguyên tắc lợi ích chi phí do vậy mà sử dụng các nguồn tài nguyên, nguyên liệu một cách lãng phí không hiệu quả. Đây là nguyên nhân gây suy thoái môi trường [8, 114].
- Phối hợp giữa các cơ quan chức năng về các vấn đề thương mại và môi trường còn lỏng lẻo. Mặc dầu đã có sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương, tuy nhiên công việc này mới chỉ dừng lại trong việc nghiên cứu các vấn đề thương mại môi trường và tuyên truyền phổ biến thông tin nhân những ngày môi trường trong nước và thế giới mà chưa có kế hoạch để triển khai áp dụng tới các cơ sở kinh doanh, các địa phương.
- Thực thi các chính sách còn chưa triệt để. Tình trạng phổ biến hiện nay ở các nước đang phát triển cũng như Việt Nam là việc tuân thủ các quy định môi trường còn hết sức hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của các tổ chức môi trường, hàng năm ở các địa phương còn nhiều doanh nghiệp bị liệt vào sách đen do vi phạm các quy định về môi trường. Các cơ quan chức năng về quản lý môi trường chưa giám sát thường xuyên hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra theo chiến dịch, phong trào, nương nhẹ đối với nhiều trường hợp vi phạm.
Trình độ chuyên môn về các vấn đề thương mại, môi trường của cấp quản lý và doanh nghiệp còn thấp. Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường trong các cơ quan quản lý thương mại. Mặc dù thời gian gần đây các tổ chức quốc tế đã có nhiều chương trình đào tạo tập huấn cho các chuyên gia thương mại nhưng số lượng người tham gia còn hạn chế.
Chậm trễ trong hội nhập kinh tế. Chưa gia nhập WTO nên chưa có quyền tham gia vào quá trình phê chuẩn hiệp định, xây dựng tiêu chuẩn và đàm phán về các vấn đề về thương mại và môi trường ở cấp đa biên. Chưa có tiếng nói trong các diễn đàn quốc tế về thương mại và môi trường, đứng ngoài các cuộc giải quyết tranh chấp về thương mại và môi trường.
Cuối cùng phải tính đến một nguyên nhân khách quan là phía các nhà nhập khẩu đưa ra các yêu cầu tiêu chuẩn môi trường quá cao, trong nhiều trường hợp còn cao hơn cả tiêu chuẩn đối với hàng hoá trong nước của họ, và có sự phân biệt đối xử giữa các đối tác khác nhau. Việt Nam chưa là thành viên
của WTO và nhiều hiệp định thương mại môi trường khác nên luôn bị thua thiệt trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Chẳng hạn năm 2001 EU tự ý áp dụng quy định về dư lượng kháng sinh Cloruaphenicol ở mức 0,1 phần nghìn đối với tôm nhập khẩu trong khi đó tiêu chuẩn đối với tôm trong nước họ là 0,3 phần nghìn [11, 53].
CHƢƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG QUỐC TẾ