1.1 .Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững làng nghề
1.1.2 .Phát triển bền vững làng nghề
3.2. Phƣơng hƣớng phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh
3.2.1. Phát triển làng nghề theo hƣớng đẩy mạnh áp dụng khoa học công
công nghệ vào sản xuất, kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại
Với các làng nghề ở Bắc Ninh, kỹ thuật sản xuất được đánh giá rất quan trọng. Công việc này thường do một nghệ nhân lành nghề đảm nhiệm và truyền lại bí quyết theo kiểu “cha truyền con nối”. Với những kỹ năng này, sản phẩm của họ thường mang bản sắc riêng. Tuy nhiên, Có một thực tế là, tại các làng nghề, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, mặt bằng sản xuất chật hẹp, công nghệ lạc hậu, nguồn nguyên liệu tại chỗ chưa đáp ứng được. Chính vì thế đã gây ra những hệ lụy như ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí có chiều hướng gia tăng, làm xấu cảnh quan làng nghề và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Do đó, để phát triển làng nghề Bắc Ninh theo hướng bền vững cần tối đa hoá khả năng công nghệ sẵn có của địa phương, chú trọng đến việc nâng cấp và tính tương thích của công nghệ, ứng dụng những công nghệ mới, kết hợp công nghệ truyền thống và hiện đại. Phát triển bền vững làng nghề phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa gia tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá. Qua xem xét hoạt động sản xuất tại các làng nghề cho thấy có những công đoạn sản xuất mà máy móc công nghiệp không thể thay thế được nhu vẽ hoa văn trên đồ gốm Phù Lãng, chạm khắc trên các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Đồng Kỵ, pha màu khi vẽ tranh dân gian Đông Hồ… Kinh nghiệm truyền thống sẽ giúp cho các sản phẩm làng nghề có được những lợi thế mà các sản phẩm công nghiệp không thể có được.
Việc phát triển làng nghề kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại cần được thực hiện hài hoà thông qua áp dụng công nghệ vào sản xuất với mục tiêu nâng cao giá trị văn hoá dân tộc trong sản phẩm. Tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại nhằm giúp cho các sản phẩm có độ đồng đều và tính chính xác cao, và sẽ giảm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Nếu sản xuất thủ công, tính độc đáo của sản phẩm rất cao nhưng số lượng ít nên hiệu quả kinh tế thấp mặc dù có thể bán được giá cao. Nâng cao kỹ thuật trong sản xuất có ý nghĩa đối với nâng cao khả năng cạnh tranh của làng nghề thông qua tăng năng suất và giảm giá thành. Có thể nói việc kết hợp yếu tố truyền thống với công nghệ hiện đại đang là một đòi hỏi bức xúc nhằm phát triển làng nghề Bắc Ninh theo hướng bền vững.