Cơ chế, chính sách của tỉnh Bắc Ninh về phát triển bền vững làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 52 - 55)

1.1 .Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững làng nghề

1.1.2 .Phát triển bền vững làng nghề

2.2. Cơ chế, chính sách của tỉnh Bắc Ninh về phát triển bền vững làng nghề

Hoạt động văn hoá, thông tin và thể dục - thể thao có bước phát triển. Cơ sở vật chất văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được xây dựng với hơn 260 tỷ đồng bằng ngân sách và xã hội hoá. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được nhân rộng trên toàn tỉnh. Công tác bảo tổn di tích lịch sử được quan tâm đầu tư bằng cả nguồn vốn ngân sách và xã hội hoá. Sự kiện văn hoá quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh: UNESCO công nhận dân ca Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hoạt động y tế, bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến tiến bộ. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, áp dụng thành công một số kỹ thuật mới, tiên tiến, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Công tác y tế dự phòng và kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm…

2.2. Cơ chế, chính sách của tỉnh Bắc Ninh về phát triển bền vững làng nghề làng nghề

Về phía Trung ương: Chính phủ, các Bộ, ngành đều đã có những chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề

nông thôn. Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nhấn mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới, phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, thương hiệu làng nghề thủ công nổi tiếng cho những đơn vị, cá nhân có công bảo tồn, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề mới ở nông thôn nước ta. Năm 2005, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã có đề án Chương trình phát triển “Mỗi làng một nghề” giai đoạn 2006-2015. Mục tiêu là nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương về ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, thu hút và tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn giữa nhiều “nhà” như: nhà nước, nhà kinh doanh, nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà thiết kế mỹ thuật, nhà du lịch cùng tham gia phát triển ngành nghề, tạo ra những nghề mới, bảo tồn giá trị truyền thống, tạo ra các bản sắc mới của làng xã trong các sản phẩm. Từ đó thúc đẩy làng nghề phát triển bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, dịch vụ và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Đồng thời, để hỗ trợ các làng nghề vượt qua cơn khủng hoảng, Chính phủ đã có những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở các làng nghề, như: hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh (tức là vay vốn lưu động) - được gọi là gói kích cầu thứ nhất (Quyết định 131/2009/QĐ-TTg, tháng 1 năm 2009) của Thủ tướng Chính Phủ; Cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn của ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời gian tối đa là 24 tháng; Chính phủ cũng đã có quyết định về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, nhiều loại được hỗ trợ 100% lãi suất vay;

thời hạn từ 12 đến 24 tháng. Quy định mới này đã tạo điều kiện cho DN thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, tranh thủ thời cơ mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh khi kinh tế hồi phục (Thông tư liên tịch số 60/2009/TT-TCBNN)…

Về phía tỉnh Bắc Ninh: Do nhận thức được tầm quan trọng của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên thời gian qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề: Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 9/4/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 74/2009/QĐ-UBND ngày 20/5/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy định về việc hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 82/2009/QĐ-UBND ngày 03/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét danh hiệu và khen thưởng đối với làng nghề, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương tỉnh Bắc Ninh. Trong đó có quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền lợi của làng nghề mới và làng nghề truyền thống; Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền lợi của thợ giỏi, nghệ nhân và tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh. Quyết định số 267/QĐ-UBND ngày 25/2/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển làng nghề theo hướng bền vững như cử các Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các cụm công nghiệp làng nghề” ở tất cả các địa phương có làng nghề.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai các chính sách của nhà nước về đào tạo nghề và tài chính để hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề, như:

Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 v.v. Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích và mở rộng các hình thức đào tạo nghề mới, cho phép các nghệ nhân được tổ chức truyền nghề trực tiếp, được thu tiền của người học nghề, được miễn các loại thuế, khuyến khích các tổ chức, HTX, hiệp hội mở các lớp truyền nghề. Đến nay tại Bắc Ninh mỗi địa phương đều đã có những cụm điểm làng nghề, tạo điều kiện ổn định cho nhiều doanh nghiệp làng nghề phát triển. Những năm gần đây Bắc Ninh đã nổi lên là một tỉnh với những bước tiến vượt bậc về phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)