1.1 .Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững làng nghề
1.1.2 .Phát triển bền vững làng nghề
3.2. Phƣơng hƣớng phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh
3.2.2. Khôi phục làng nghề truyền thống đi đôi với phát triển làng nghề mớ
nghề mới gắn với thị trƣờng
Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, sản phẩm của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài. Do đó vấn đề đặt ra là khôi phục làng nghề truyền thống phải đi đôi với phát triển làng nghề sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất đã hiểu rằng để có thể tồn tại và phát triển họ cần phải tiến hành hoạt động sản xuất trên cơ sở nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, cần phải sản xuất những sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu, người tiêu dùng đang ưa thích. Sự phát triển của một số làng nghề ở Bắc Ninh những năm gần đây đã chứng minh điều đó. Các làng nghề như gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, giấy Dương Ổ, sắt thép Đa Hội có thể đứng vững được trên thị trường là bởi những người sản xuất trong các làng nghề này đã biết thay đổi sản phẩm của mình cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong đó có những sản phẩm
đã và đang là thế mạnh xuất khẩu của tỉnh (gỗ mỹ nghệ), có những sản phẩm đang dần chiếm lĩnh trên thị trường xuất khẩu (đồ đồng, mây tre đan), một số sản phẩm còn lại được người tiêu dùng trong nước ưa thích. Để tận dụng được thế mạnh của các làng nghề này, tỉnh Bắc Ninh chủ trương chỉ đạo cho các làng nghề có sản phẩm xuất khẩu tiến hành đa dạng hoá sản phẩm theo hướng cao cấp mang đậm nét văn hoá dân tộc và tiến hành quảng bá sản phẩm thông qua con đường khách du lịch nước ngoài. Đây là những sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn cho tỉnh nên cần phải nhân rộng ra các làng, xã lân cận theo kiểu “vết dầu loang” nhằm gia tăng năng lực sản xuất cho các làng nghề. Sự phát triển lan toả của các làng nghề phát triển đã làm cho số làng nghề và số lao động tham gia làm nghề ở Bắc Ninh gia tăng nhanh chóng góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong tỉnh.
Hiện nay, tỉnh có 26 làng nghề đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng, chưa phát triển được, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu...), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng… Với những làng nghề này cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ kém phát triển để nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục. Đối với những làng nghề hiện sản phẩm còn được thị trường chấp nhận thì tỉnh cần hỗ trợ vốn và có các chính sách ưu đãi để các làng nghề này đầu tư đổi mới công nghệ cải tiến sản phẩm. Tiếp cận thị trường, giành những vị trí thuận lợi là những đầu mối giao thông quan trọng trong tỉnh để trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Đối với những sản phẩm hiện khó tiêu thụ nhưng mang đậm nét văn hoá dân tộc thì khai thác thị trường xuất khẩu là một hướng đi có thể giúp các làng nghề này thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Muốn vậy, họ cần tìm tòi các bí quyết công nghệ đã bị thất truyền trong nhân dân để từ đó có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có độ tinh sảo cao phù hợp với thị hiếu của khách nước ngoài.
Còn lại 16 làng nghề làm ăn kém hiệu quả, có nguy cơ mai một, mất nghề do sản phẩm làm ra không còn thích hợp với thị trường hoặc do chậm đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã nên bị các sản phẩm công nghiệp cạnh tranh và chiếm mất thị trường. Những làng nghề này nên tìm cho mình một hướng đi mới. Nếu đổi mới công nghệ cải tiến sản phẩm mà có thể lấy lại thị trường thì sẽ đầu tư vốn để tiếp tục sản xuất. Ngược lại, các làng nghề này nên ghi chép lại các bí quyết công nghệ để sau này có điều kiện thì sẽ khôi phục còn hiện tại nên chuyển sang sản phẩm khác có thể tiêu thụ được ngay nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống.
Khôi phục làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề mới là phương hướng cơ bản không riêng gì của Bắc Ninh vì nó đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh những làng nghề hiện có cần tiếp tục nhân rộng hơn nữa những làng nghề có khả năng phát triển và tạo những làng nghề mới. Phấn đấu từ 40-50% số xã hiện taị chưa có làng nghề (gồm 73 xã) ít nhất mỗi xã sẽ có 1 làng nghề, đưa số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh lên 91- 98 làng, đến năm 2015 không còn xã “trắng nghề”[4].