Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 106 - 108)

1.1 .Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững làng nghề

1.1.2 .Phát triển bền vững làng nghề

3.3. Những giải pháp cơ bản phát triển bền vững làng nghề Bắc Ninh

3.3.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động, Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nguồn nhân lực khá dồi dào. Nhưng chất lượng lao động chưa cao đang gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển làng nghề. Hiện trong các làng nghề số lao động lành nghề chiếm một tỷ lệ nhỏ. Số người được đào tạo bài bản qua trường lớp không nhiều. Người lao động trong các làng nghề chủ yếu học nghề theo kiểu truyền nghề và làm việc theo kinh nghiệm của bản thân là chính. Điều đó cản trở họ rất nhiều trong việc nhận thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Để có thể tận dụng tối đa được nguồn nhân lực một cách có hiệu quả cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tỉnh nói chung và trong các làng nghề nói riêng. Cụ thể:

- Theo tính toán của các nhà khoa học nếu phổ cập giáo dục nâng lên một lớp thì năng suất lao động bình quân của xã hội tăng lên 5%. Do đó muốn nâng cao năng suất chất lượng, giảm giá thành sản phẩm làng nghề cần phải tích cực nâng cao trình độ dân trí cho người dân, xoá bỏ tư tưởng “học chẳng để làm gì, bỏ học ở nhà làm nghề vừa đỡ tốn kém lại có tiền”. Đây là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định đến chất lượng lao động làng nghề.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề của trung ương và địa phương, các trường dạy nghề, các trung tâm, cơ sở dạy nghề của tư nhân để phát huy tiềm năng về người cũng như cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, gắn lý thuyết với thực hành.

- Tổ chức lại hệ thống dạy nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cải tiến nội dung, chương trình đào tạo cho sát thực với nhu cầu của làng nghề, đảm bảo cho học sinh sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng để mở cơ sở sản xuất tại các làng nghề.

- Xúc tiến thành lập trung tâm dạy nghề tại các huyện, phấn đấu đến năm 2015 mỗi huyện có một trung tâm dạy nghề, thời gian đào tạo từ 1 – 3 tháng với các nghề đào tạo đa dạng, linh hoạt, phục vụ nông thôn và làng nghề.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngắn hạn, tổ chức các lớp học vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà chủ yếu là rèn luyện kỹ năng hành nghề, chuyển giao công nghệ, truyền lại cho người học những kỹ năng nghề nghiệp, sử dụng công nghề mới vào trong quá trình sản xuất.

- Có chính sách đãi ngộ thoả đáng với đội ngũ nghệ nhân trong các làng nghề để họ tích cực truyền dạy các bí quyết nghề nghiệp cho thế hệ sau. Hàng năm Sở Văn hóa nên phối hợp với các đơn vị chức năng xét tặng danh hiệu nghệ nhân, “người có bàn tay vàng” cho những người có tay nghề cao, thợ giỏi tạo động lực kích thích tình thần học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề của người lao động làm nghề.

- Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp hoạt động trong các làng nghề bằng cách mở các lớp tập huấn ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, kế toán, tiếp cận thị trường. Thành lập các câu lạc bộ

giám đốc sinh hoạt định kỳ 1 -2 lần trong 1 năm để qua đó các chủ doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tỉnh nên dành một phần ngân sách để hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp kết hợp lập các quỹ đào tạo, thu hút con em địa phương sau khi được đào tào vào làm việc tại các doanh nghiệp trong làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)