Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 34 - 37)

1.3. Các nhân tố ảnhhưởng đến công táchuy động vốn tại NHTM

1.3.2.Nhân tố khách quan

1.3.2.1. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế

Động thái của nền kinh tế chính là yếu tố quan trọng để người gửi tiền ra quyết định nên thực hiện gửi tiền vào ngân hàng hay tích trữ vàng, ngoại tệ hoặc mua sắm các tài sản khác.

Khi nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển, người dân có thu nhập cao hơn nhờ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, thì ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động thu hút vốn. Thu nhập của người dân là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền gửi vào ngân hàng. Thu nhập của người dân càng cao, nhu cầu giao dịch và đầu tư của họ càng lớn hơn so với nhu cầu tiêu dùng và lúc này nhu cầu mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng sẽ ngày một tăng lên. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra môi trường đầu tư cho ngân hàng, nhờ đó ngân hàng phải có biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình. Thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên khi môi trường đầu tư của ngân hàng được mở rộng, từ đó tạo tiền đề cho việc mở rộng nguồn vốn của ngân hàng.

Ngược lại, khi nền kinh tế kém phát triển, sản xuất bị trì trệ, lạm phát gia tăng làm cho môi trường đầu tư của NH bị thu hẹp do các doanh nghiệp hạn chế hơn trong việc đi vay vốn từ NH, thu nhập của ngân hàng bị giảm làm cho quá trình tạo vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, lạm phát tăng làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân và doanh nghiệp không gửi tiền vào ngân hàng mà thay vào đó họ dùng tiền để mua vàng cất trữ, vì vậy, cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động tạo vốn của ngân hàng.

1.3.2.2. Chính sách của Nhà nước

Hành lang pháp lý, các chính sách của Nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của NHTM. Luật và các quy định điều tiết, giám sát của Ngân hàng Trung ương tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Có thể kể đến như: Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng,... quy định tỷ lệ huy động vốn của NHTM đối với một khách hàng...Ngoài

ra, có những bộ luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài,.... Song song với đó, NHNN cũng giám sát hoạt động huy động vốn của NHTM thông qua các quy định về lãi suất trần, sàn.

Bên cạnh những bộ luật, thì các chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Nếu NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ giúp các NHTM thuận lợi hơn trong việc huy động vốn vay từ NHNN và làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ, ngược lại nếu NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ gây khó khăn cho các NHTM trong công tác huy động vốn vay từ NHNN và làm tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ. Chính sách tiền tệ còn ảnh hưởng đến lượng vốn lưu thông, cơ cấu vốn của ngân hàng

1.3.2.3. Tâm lý thói quen tiêu dùng của người gửi tiền

Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là thói quen sử dụng tiền tệ. Nếu người dân ưa thích việc tiêu dùng bằng tiền mặt thì rõ ràng ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh. Mức tiết kiệm của người dân cũng ảnh hưởng đến nguồn cung về vốn cho các NH.

Tập quán tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của NH. Việc HĐV của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn ở những vùng dân cư thường dùng tiền nhàn rỗi vào việc cất trữ là chính thì như vào thời kỳ vàng còn có giá trị thì người ta dùng tiền nhàn rỗi để mua vàng cất trữ... Còn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn nhờ đó mà NH dễ dàng hơn trong việc huy động vốn

Ở những nước phát triển thì nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng thường lớn. Hầu hết người dân có thu nhập đều có nhu cầu mở tài khoản để thanh toán qua Ngân hàng. Ngược lại, ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dân chưa cao, nhu cầu giao dịch thanh toán qua NH sẽ gặp không ít hạn chế nên số lượng người mở tài khoản tại ngân hàng còn thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch.

Đây không phải là yếu tố quyết định nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nhưng lại có giá trị vì nó khiến cho các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư được gửi vào ngân hàng.

Trình độ dân trí cũng là một nhân tố lớn ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Dịch vụ NH là một loại hình dịch vụ cao cấp, trình độ dân trí ở một nước càng cao thì khả năng phổ biến về các dịch vụ NH hiện đại càng thuận tiện và khi đó cơ hội để phát triển của NH cũng sẽ cao hơn và ngược lại.

1.3.2.4. Các đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của một NHTM trong hoạt động huy động vốn không chỉ là các NHTM khác, mà còn là các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…bởi đây cũng là những chủ thể cần thu hút vốn trong nền kinh tế.Mặc dù về nguyên tắc, các định chế tài chính khác nhau có những chức năng riêng trong thị trường tài chính và do đó cũng có những phương thức riêng để huy động vốn, nhưng tổng nguồn vốn trong nền kinh tế là hữu hạn và trong quá trình phát triển của nền kinh tế, ranh giới giữa các chức năng đó của mỗi định chế tài chính cũng bị xóa mờ, vì vậy mà cuộc cạnh tranh thu hút nguồn vốn giữa các định chế tài chính ngày càng khốc liệt hơn.

Trong hoàn cảnh hiện nay, khi thị trường đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh thì các ngân hàng cần phải có sự phân tích cẩn thận, nắm bắt được ưu, nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh của mình để từ đó phát huy được lợi thế trong hoạt động huy động vốn của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 34 - 37)