Đánh giá thực trạng huyđộng vốn tại BIDVTràng An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng huyđộng vốn tại BIDVTràng An

3.3.1. Kết quả đạt được

Tốc độ tăng trƣởngvốn huy động

Chi nhánh Tràng An có tốc độ tăng trưởng vốn huy động khá tốt và đều qua các năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch và duy trì ở mức cao so với chỉ tiêu chung của toàn ngành ngân hàng trên địa bàn Tràng An. Một phần nguyên nhân là do BIDV Tràng An với chính sách huy động vốn ứng với tình hình thực tiễn như thực hiện các chính sách thỏa thuận về lãi suất (trong khuôn khổ của BIDV, NHNN) để giữ các khách hàng có tiền gửi lớn nhằm ổn định số dư huy động vốn; ngoài ra, một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn dư vốn nên chuyển gửi ngân hàng.

Cơ cấu nguồn vốn huy động

BIDV Tràng An là chi nhánh có ưu thế về huy động từ khách hàng là doanh nghiệp lớn, nguồn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm phần lớn hơn và có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao qua các năm.

Kết quả khảo sát khách hàng

Đa số khách hàng đều đánh giá cao: BIDV Tràng An là đơn vị có uy tín, ngày càng tạo dựng niềm tin của khách hàng, đối tác và cộng đồng và được biết đến rộng rãi; trong thời gian qua BIDV Tràng An đã có chính sách Lợi ích tài chính rất tốt về: lãi, phương thức trả lãi, phí dịch vụ, linh hoạt các khoản rút trước hạn; chất lượng dịch vụ cũng được đánh giá cao nhất là giải quyết tốt các vấn đề của KH

3.3.2. Hạn chế

Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động

BIDV chi nhánh Tràng An là một chi nhánh mới được thành lập năm 2013, vẫn đang trong quá trình tạo dựng nền tảng khách hàng nên mức tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2015-2017 vẫn thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả hệ thống BIDV tại Hà Nội, chi nhánh cần chú trọng đến tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động, xem việc huy động vốn là nguồn quan trọng bậc nhất cho hoạt động của chi nhánh.

Cơ cấu nguồn vốn huy động

BIDV Tràng An chủ yếu huy động vốn từ các doanh nghiệp lớn sẽ có những thách thức lớn sẽ có thể gặp rủi ro trong việc sụt giảm vốn lớn do các doanh nghiệp

đột ngột rút vốn để sử dụng, thanh toán hoặc điều chuyển sang các ngân hàng khác Nguồn vốn không kỳ hạn tại chi nhánhchiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ trọng của nguồn vốn này tiếp tục có xu hướng giảm dần qua các năm.

Vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là huy động ngắn hạn với tính chất không ổn định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của chi nhánh

Chi phí huy động vốn

BIDV Tràng Antuân tuân thủ theo chính sách lãi suất chung của cả hệ thống BIDV nên khó có thể điều chỉnh lãi suất theo thị trường nếu không có sự chỉ đạo từ Trung Ương. Như vậy, BIDV Tràng An khó có thể cạnh tranh về lãi suất với các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn. Đây cũng là một điểm bất lợi cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

Cả 2 loại chi phí là chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi giai đoạn 2015-2018 của chi nhánh đều không ngừng tăng lên. Đây cũng là một dấu hiệu đáng lo cho hoạt động của chi nhánh, chính sự tăng nhanh của chi phí trả lãi làm tăng chi phí chung từ đó giảm thu nhập và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Kết quả khảo sát khách hàng

Kết quả khảo sát cho thấy, khách hàng phàn nàn, phí dịch vụ còn tương đối cao, nhân viên của BIDV Tràng An về việc phục phụ khách hàng không được nhanh chóng, thậm chí tiêu chí: “Nhân viên BIDV Tràng An có khả năng nhận diện ra khách hàng giao dịch thường xuyên”, chỉ có 45% khách hàng đồng ý; khách hàng cũng không đánh giá cao về trình độ, thái độ phục vụ của nhân viên tại BIDV Tràng An. Chất lượng phục vụ của nhân viên chưa được đánh giá cao, một phần cũng do nhân viên kể cả giám đốc tại BIDV Tràng An phải chịu áp lực lớn về việc BIDVgiao chỉ tiêu huy động vốn trong hệ thống

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Bối cảnh kinh tế nói chung

thông qua việc ấn định lãi suất cơ bản và trần lãi suất cùng sự điều hành đồng bộ của chính sách tài khoá và tỷ giá hối đoái đã phần nào giúp cho nền kinh tế vĩ mô đi vào ổn định, nhưng lại khiến doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng bị tổn thương; điều này gây ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động và niềm tin của người gửi tiền. Bên cạnh do tác động của lạm phát, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế này.

Hai là, cuộc chạy đua huy động vốn giữa các ngân hàng trong những năm gần đây không chỉ đơn thuần gia tăng lãi suất như trước đây mà các NHTM đã chú trọng hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn (Chứng chỉ tiền gửi, phát hành Giấy tờ có giá với lãi suất bậc thang…) đi kèm với các giải pháp Marketing hấp dẫn như: tặng quà, dự thưởng,… Người dân có thêm nhiều lợi ích như việc được hưởng lãi suất cao, có nhiều cơ hội lựa chọn để đầu tư hơn do sự cạnh tranh giữa các NHTM, tuy nhiên cũng làm tăng nguy cơ rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Ba là, sự sôi động, thăng trầm trên thị trường chứng khoán và thị trường vốn, thị trường Bất động sản cũng là kênh thu hút lượng vốn lớn.

Bốn là, ngành tài chính- ngân hàng phải có cái nhìn mới về rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động bởi một số biến cố, như việc giá vàng, giá USD ở thị trường tự do có lúc tăng đột biến, buộc NHNN phải kiểm soát và đặt ra giới hạn trần lãi suất huy động đối với đồng ngoại tệ USD. Tăng cường kiểm soát thông tin là bài học được chuyên gia đúc kết sau những biến động kể trên.

Năm là, cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra trên cả 2 mặt: Một mặt, cạnh tranh diễn ra các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm doanh thu cho hoạt động tài trợ của mình. Mặt khác, cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn cũng diễn ra trong nội bộ hệ thống các NHTM với nhau và với các định chế tài chính phi ngân hàng.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Lãi suất huy động

Lãi suất huy động vốn của BIDV ở mức thích hợp, tuy vậy vẫn còn thấp hơn so với các NHTM khác với lãi suất huy động cao, với nhiều sản phẩm huy động linh

họat kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng, quà tặng hấp dẫn. Trong khi đó mức lãi suất của BIDV Tràng An thấp hơn so với lãi suất của các NHTM trên địa bàn

Hơn nữa, trong thời gian qua, BIDV đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách lãi suất của mình song cũng chỉ dừng lại ở mức độ tương đối; ngân hàng đưa ra các mức lãi suất trên cơ sở tham khảo các mức lãi suất của các ngân hàng lớn. Việc đưa ra các mức lãi suất chủ yếu dựa trên cơ sở định tính, dựa trên việc tổng hợp, phân tích lãi suất đầu ra, đầu vào chưa được chú trọng.Chính sách lãi suất của BIDV Tràng An cũng phải căn cứ theo quy định lãi suất của cả hệ thống BIDV nói chung, do đó cũng gặp phải không ít khó khăn trong hoạt động huy động vốn của mình.

Về hình thức huy động:

Các sản phẩm huy động vốn của BIDV vẫn chỉ dừng lại ở hình thức truyền thống và chưa có được sự khác biệt nổi trội so với các NHTM khác. Tính đa dạng và phong phú của các hình thức huy động vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác huy động vốn tại các ngân hàng.

Ngoài những sản phẩm huy động vốn của ngân hàng BIDV, chi nhánh chưa tự phát triển được sản phẩm riêng biệt nào bởi thực ra để phát triển một sản phẩm riêng không phải là việc đơn giản, phải được sự phê duyệt và đồng ý từ Trung ương của Ngân hàng BIDV. Tuy vậy, chi nhánh cũng nên quan tâm và xây dựng kế hoạch phát triển một số sản phẩm huy động vốn mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng để góp phần tăng cường thu hút vốn huy động trên địa bàn.

So sánh với các NHTM khác, các sản phẩm huy động của BIDV Tràng An ít hơn hẳn cả về số lượng và chủng loại.

Về quy mô, cơ cấu huy động

Mặc dù tổng huy động tương đối ổn định và đáp ứng được nhu cầu của BIDV Tràng An ở thời điểm hiện tại nhưng tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đang có xu hướng giảm. Với việc xác định mục tiêu lành mạnh hoá tài chính của toàn hệ

thống BIDV nhằm chuẩn bị cho quá trình cổ phần hoá trong những năm qua, có thể nói rằng tốc độ tăng trưởng và sự giảm sút trong một số nguồn vốn là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên đến nay sau khi đã hoàn thành việc cổ phần hoá, hoàn thiện tổ chức, BIDV nói chung và BIDV Tràng An nói riêng cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa ra các hình thức huy động đa dạng, linh hoạt hấp dẫn … mới có thể duy trì được thị phần.

Cơ cấu vốn của chi nhánh chưa thực sự hợp lý. Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư còn thấp so với tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức; trong khi tiền gửi từ dân cư có tính chất lâu dài và ổn định hơn, có thể giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng cho chi nhánh. Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ do sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động huy động tiền gửi dân cư của các ngân hàng trên địa bàn: lãi suất huy động của chi nhánh cũng chưa hấp dẫn được người dân (thấp hơn so với lãi suất huy động của các NHTM cổ phần), các hình thức huy động chưa đa dạng và phong phú nên khó thu hút người dân. Chứng tỏBIDV Tràng Anchưa làm tốt công tác phân tích nguồn vốn, mặc dù trong những năm qua, ngân hàng đã xem xét, nghiên cứu vấn đề này nhưng những việc đó chưa đúng với bản chất phân tích nguồn vốn. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp hạn chế các rủi ro có thể gặp và tối thiểu hóa chi phí đầu vào. Thực tế cho thấy, ngân hàng bị mất cân đối về kỳ hạn huy động, cơ cấu vốn huy động chưa thực sự cân xứng và phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kỳ hạn và việc cân đối nguồn vốn, lập kế hoạch dự trữ chưa tốt.

Về thời gian và phương thức phục vụ khách hàng

Trong những năm qua, Ban lãnh đạo BIDV và BIDV Tràng An nói riêng luôn chú trọng đến chính sách khách hàng. Mặc dù vậy cơ chế của mộtNHTM nhà nước vẫn còn ăn sâu vào đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng; trong chừng mực nào đó, BIDV và BIDV Tràng An chưa có được sự linh hoạt trong các quy trình chính sách, thủ tục giao dịch. Chính vì vậy theo đánh giá của các khách hàng, so với một số NHTM lớn trên địa bàn thì thời gian giao dịch tại BIDV Tràng Anvẫn còn lâu hơn và thái độ của nhân viên ngân hàng chưa thực sự niềm nở.

Hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn của chi nhánh còn chưa được quan tâm đúng mức

được đếnbộ phận khách hàng cũ, khách hàng truyền thống của chi nhánh còn nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng chưa hề biết đến; nguyên nhân của việc này là do thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới chưa được truyền tải rộng rãi đến khách hàng. Chi nhánh chưa khai thác triệt để các kênh truyền thông tin hiện có để có thể tiếp thị, quảng bá rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng

Hiện tại, không gian giao dịch tại Chi nhánh đã được trang bị theo chuẩn nhận diện thương hiệu của hệ thống BIDV nhưng hệ thống cơ sở vật chất của hầu hết các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh chưa thật sự hiện đại, bắt mắt, chưa gây được ấn tượng lớn đối với khách hàng,... phần nào cản trở công tác huy động vốncủa Chi nhánh.

Tiếp đó là các biện pháp Marketing đi kèm. Chính sách marketing, khuếch trương sản phẩm mới chỉ dừng lại ở việc công bố lãi suất huy động, treo áp phích tại phòng giao dịch, và tổ chức các hội nghị khách hàng lớn,… Quảng cáo về ngân hàng chủ yếu ở trên báo đài, tạp chí, truyền hình,… kênh bán hàng cá nhân chưa được áp dụng, chủ yếu là khách hàng cá nhân tự tìm đến với ngân hàng do vậy hiệu quả huy động vốn sẽ không cao do nhiều khách hàng cá nhân có tiền nhàn rỗi nhưng lại không có thời gian đến Chi nhánh hoặc không rõ thủ tục, không có thời gian tìm hiểu,...

Đội ngũ nguồn nhân lực của chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm

Ngân hàng muốn phát triển bền vững thì cần phải quan tâm và đầu tư cho vấn đề con người. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ, thái độ phục vụ khách hàng,... cho ta thấy tính chuyên nghiệp của ngân hàng đó. Tính chuyên nghiệp làm vị thế của ngân hàng tăng lên, uy tín được củng cố.

Đội ngũ cán bộ ngân hàng của chi nhánh đa phần là cán bộ trẻ. Họ giàu nhiệt huyết, được đào tạo bài bản về kiến thức song kinh nghiệm chưa nhiều. Khi được tuyển dụng lại thiếu sự đào tạo từ lớp người đi trước nên chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có.

Mặc dù chi nhánh luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên,... song trên một khía cạnh nào đó nếu thiếu đi sự quan sát thực tế thì cũng khó có thể phát huy được hết hiệu quả của hoạt động đào tạo.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

TRÀNG AN

4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An trong thời gian tới

4.1.1. Định hướng phát triển chung

Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2019 dự kiến diễn biến khó lường, kinh tế vĩ mô trong nước dự kiến được duy trì ổn định, với phương châm hành động “Kỷ cương – Trách nhiệm - Hiệu quả - Bứt phá”, BIDV xác định năm 2019 là năm tạo tiền đề thực hiện thắng lợi phương án tái cơ cấu và tạo dựng nền tảng then chốt cho phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, cụ thể: Duy trì tăng trưởng có chất lượng, củng cố vị trí dẫn đầu trên các phân khúc thị trường chủ đạo, chú trọng khách hàng bán lẻ, khách hàng SME; Triển khai mạnh mẽ chiến lược ngân hàng số, phát triển kênh bán hàng điện tử, đẩy mạnh mô hình kinh doanh đa dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế.

BIDV chi nhánh Tràng An là chi nhánh thuộc hệ thống BIDV nên mục tiêu chiến lược hoạt động kinh doanh phải phù hợp và tuân theo đúng định hướng chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống BIDV nói chung. Một số định hướng chiến lược hoạt động của chi nhánh Tràng An

- Một là, Tăng cường và củng cố chất lượng hoạt động, thể hiện ở tăng trưởng quy mô tổng tài sản, dư nợ tín dụng, cơ cấu và tỷ trọng tín dụng... Tập trung, quan tâm hơn nữa đến các giải pháp huy động vốn và phát triển tín dụng bền vững, an toàn, đảm bảo chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro…

- Hai là, Xây dựng và phát triển mảng kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiệu quả và bền vững, thực hiện củng cố và phát triển hệ thống công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm dịch vụ… đồng thời cơ cấu mô hình tổ chức, quản lý theo dòng sản phẩm, theo nhóm khách hàng.

- Ba là, Phát triển chính sách thu hút, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên

môn vừa có đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo các lợi ích của người lao động; đảm bảo an sinh xã hội; quảng bá thương hiệu, văn hóa BIDV.

- Bốn là, Duy trì sự ổn định của nền khách hàng đang có và tiếp tục mở rộng, phát triển mạng lưới khách hàng mới: gia tăng thị phần tiền gửi, tiền vay và sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác…

- Năm là, Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để đem đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất

Bảng 4.1. Kế hoạch kinh doanh 2019 của BIDV chi nhánh Tràng An

TT Chỉ tiêu kế hoạch KH 31/12/2019 (tỷ đồng)

1 Huy động vốn cuối kỳ 8.000

2 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 6.500

3 Lợi nhuận trước thuế 415

4 Thu dịch vụ ròng 20

(Nguồn: Quyết định phê duyệt kế hoạch kinh doanh 2019 đối với BIDV chi nhánh Tràng An)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 71)