Cải cách giáo dục nhằm thích ứng với nền kinh tế tri thức và theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 97 - 99)

3.3. Mô ̣t số gợi ý chính sách nhằm phát triển nền kinh tế tri thức ở Viê ̣t Nam

3.3.1. Cải cách giáo dục nhằm thích ứng với nền kinh tế tri thức và theo

hướng tạo dựng xã hội học tập và nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Khi xã hội hướng tới kinh tế tri thức, năng lực trí tuệ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển, giáo dục trở thành ưu tiên số một đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Quan điểm cải cách giáo dục và đào tạo cần được nhận thức rõ ràng và cụ thể hóa trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục đào tạo phải đi trước một bước, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt của nền kinh tế dựa trên tài nguyên là chủ yếu vừa phải chuẩn bị và hướng tới nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào tri thức.

Phát triển giáo dục để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc, Bô ̣ Giáo du ̣c Trung Quốc cũng đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng mô ̣t bản “Đề cương Quy hoa ̣ch Cải cách và phát triển giáo du ̣c trung và dài hạn quốc gia năm 2010 - 2020” để trưng cầu ý kiến với mu ̣c tiêu cải cách

giáo dục , đồng thời cũng đưa ra quy hoa ̣ch về mu ̣c tiêu chiến lượ c xây dựng Trung Quốc thành một nước mạnh về nguồn lực vào năm 2020 nhằm đáp ứng với nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó cùng với nhiều chính sách quan tâm đầu tư cho phát triển giáo dục, Trung Quốc đã đạt được khá nhiều thành tựu trong việc cải tạo và xây dựng một xã hội học tập tạo chuyển biến tích cực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, quá trình cải cách giáo dục và đào tạo của Trung Quốc vẫn còn khá nhiều bất cập, điển hình là một nền giáo dục vẫn còn mang nặng tư tưởng của thời kỳ kế hoạch hóa chuyển sang cơ chế thị trường. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam cần tập trung vào:

- Giáo dục và đào tạo phải được coi là sự nghiệp chung, là trách nhiệm các ngành các cấp và các lực lượng xã hội trong cả nước. Giáo dục đào tạo cần được tiếp tục đổi mới, thực hiên đầy đủ hơn sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ và vai trò mới, đáp ứng có hiệu quả hơn những yêu cầu từng bước xây dựng nền kinh tế dựa vào tri thức.

- Phải coi trọng việc kết hợp đồng bộ giữa nâng cao dân trí với bồi dưỡng phát triển nhân tài là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống giáo dục trên cơ sở phổ cập giáo dục. Đào tạo nhân lực là chức năng trung tâm với nhiệm vụ chủ yếu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài là tiền đề, là cơ sở cho việc từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.

- Chuẩn bị những điều kiện cho hình thành một nền giáo dục suốt đời, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tiếp tục học tập suốt đời, bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức.

- Tăng quy mô, chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo. Phát triển quy mô giáo dục và đào tạo phải dựa trên cơ sở đảm bảo chất lượng.

- Đào tạo toàn diện, đồng bộ nguồn nhân lực cho các ngành nghề để phục vụ trực tiếp cho sự phát triển các ngành nghề, đồng thời hướng trọng tâm vào

các ngành nghề mũi nhọn, chú trọng đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm tiếp cận các công nghệ hiện đại của nền kinh tế tri thức.

- Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng công nghệ trình độ cao, có năng lực đổi mới, ứng dụng tiến bộ công nghệ và quản lý được sự thay đổi công nghệ, phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước, có năng lực tự học, tự tạo việc làm, có năng lực thích ứng và năng lực hợp tác cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)