2.3. Giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc
2.3.4. Phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin làm ngành công
nghiệp chiến lược
Trong nền kinh tế tri thức, việc chiếm lĩnh được đỉnh cao thông tin đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới thế kỷ XXI. Vì thế, các nước và các khu vực trên thế giới đều hoạch định và thực thi chiến lược phát triển ngành nghề hóa kỹ thuật thông tin thế kỷ XXI, tích cực phát triển công nghệ thông tin
và ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin. Trung Quốc nắm bắt cơ hội, đón nhận thách thức và thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kinh tế tri thức.
Phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin được Trung Quốc cho đây là chiến lược lâu dài với các nội dung cơ bản như: ưu tiên phát triển công nghệ thông tin và ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin và coi đây là yếu tố trọng tâm vì trong quá trình hoàn thành công nghiệp hóa, quá trình thúc đẩy thông tin hóa cần chú trọng, vận dụng kỹ thuật thông tin để cải tạo các ngành công nghiệp truyền thống. Lấy thông tin hóa để thúc đẩy công nghiệp hóa, phát triển ưu thế nước đi sau, tích cực thực hiện phát triển nhảy vọt về kỹ thuật, thực hiện thông tin hóa toàn diện kinh tế, xã hội. Phấn đấu đến 2010, xây dựng được một cơ sở hạ tầng thông tin quy mô hiện đại, hiệu quả cao, trình độ kỹ thuật, dịch vụ thông tin, khả năng thông tin mạng, khai thác và sử dụng nguồn thông tin dần dần đạt được trình độ hiện đại của thế giới. Xa lộ thông tin thông thoáng, những mạng thông tin quan trọng đi đến từng thôn xóm, đưa sự vận hành kinh tế và phát triển xã hội vào trong mạng. Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ thông tin và ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin, không những phải đưa ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin phát triển thành ngành công nghiệp chủ đạo, mà còn phải đưa nó trở thành động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tích cực thúc đẩy việc ứng dụng kỹ thuật thông tin đưa các sản phẩm của nó vào trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình thông tin hóa đời sống kinh tế - xã hội.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI:
- Ngành công nghiệp phần mềm: phần mềm là linh hồn của máy tính. Thông tin hóa đại biểu cho kỹ thuật và sức sản xuất mới mà phần mềm chính là cơ sở, là hạt nhân và là yếu tố then chốt của nó. Đồng thời, phần mềm cũng đóng vai trò hỗ trợ không thể thiếu đối với hầu hết các loại kỹ thuật.
Ngành công nghiệp phần mềm là hạt nhân của ngành công nghiệp thông tin. Sự phát triển của nó có quan hệ trực tiếp đến tiến trình thông tin hóa của Trung Quốc, nó sẽ thúc đẩy sự thay đổi trong phương thức tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế và sắp xếp lại tài sản, giảm sự tiêu hao các nguồn lực, đẩy nhanh chu kỳ quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời hầu hết các phần mềm máy tính đi vào các trường học, các gia đình, nâng cao trình độ của người dân và có lợi cho việc bồi dưỡng nhân tài. Chính vì ngành công nghiệp phần mềm có vị trí và tác dụng quan trọng như vậy nên cần phải coi nó là trọng điểm chiến lược, nắm bắt các cơ hội, một điều đáng mừng là hàng loạt các doanh nghiệp phần mềm của Nhà nước đang nhanh chóng trỗi dậy. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phần mềm của Trung Quốc đã cho thấy Trung Quốc cần phải và cũng có khả năng phát triển ngành công nghiệp phần mềm.
- Sản xuất máy tính và các linh kiện máy tính. Ngày công nghiệp máy tính và phần mềm là ngành cơ sở vật chất quan trọng để thực hiện thông tin hóa nền kinh tế quốc dân. Điều này được tập trung thể hiện ở:
Một là, việc xây dựng mạng dịch vụ thông tin máy tính và hệ thống dịch
vụ thông tin trong cả nước cần đến máy tính và các sản phẩm phần mềm.
Hai là, việc xây dựng "công trình kim tự tháp" cần đến máy tính và các sản phẩm phần mềm.
Ba là, việc cải tạo các ngành công nghiệp truyền thống cần đến các loại hệ thống máy tính điều khiển công nghiệp. Vì vậy, việc phát triển ngành công nghiệp này đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp kỹ thuật máy tính cũng như nền kinh tế quốc dân. Kể từ kế hoạch 5 năm lần thứ IX, ngành công nghiệp chế tạo thiết bị máy tính đã phát triển nhanh chóng, năm 1998 sản xuất được 2,88 triệu máy, tăng 73,94% so với năm 1997; năm 1999 sản xuất được 4,5 triệu máy, tăng 56,25% so với năm 1998. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp máy tính của Trung Quốc vẫn còn rất lạc hậu so với trình độ tiên tiến của thế giới, sức cạnh tranh thị trường còn tương đối yếu.
Trung Quốc coi ngành công nghiệp, chế tạo máy tính và các sản phẩm đi kèm của nó là trọng điểm chiến lược, nhanh chóng nâng cao trình độ và sức cạnh tranh của nó.
- Ngành công nghiệp thiết bị thông tin. Ngành công nghiệp thiết bị thông tin là ngành công nghiệp cơ bản để phát triển ngành công nghiệp thông tin ở Trung Quốc. Vì trong thời gian tới, ngành thông tin sẽ duy trì được tốc độ phát triển cao, điều này sẽ tạo ra nhu cầu cực lớn đối với sản phẩm thiết bị thông tin có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp thông tin cũng như đối với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.
2.3.5. Phát triển kinh tế tri thức với vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước
Sự phân bổ nguồn lực thông qua thị trường là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo sự nghiệp phát triển kinh tế tri thức cần phải có vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Tạo lập mô trường pháp lý, thể chế hữu hiệu cho việc lưu thông tri thức và công nghệ; kích thích, đổi mới thông qua các chính sách vĩ mô; tạo động lực đổi mới thông qua kích thích cạnh tranh bình đẳng. Trung Quốc đã tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô thông qua các chính sách tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức như chính sách khuyến khích các tài năng sáng tạo; giúp đỡ và ưu đãi đối với các xí nghiệp kỹ thuật cao; phát triển kết cấu hạ tầng thông tin và giáo dục công; chế định hệ thống pháp luật vừa bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và có thể thúc đẩy phổ cập tri thức mới. Trong năm 2009, khi thu nhập tài chính giảm tương đối hai tháng đầu năm 2009, thu nhập tài chính cả nước giảm 11,4%, đứng trước tình hình khó khăn như vậy, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện đã nắm bắt tình hình, với tinh thần “ra tay phải nhanh, ra đòn phải mạnh, biện pháp phải chuẩn, công tác phải thực” [12, tr.12]. Để duy trì kinh tế phát triển ổn định, Trung Quốc đầu tư hơn 4.000 tỷ NDT để chấn hưng 10 ngành kinh tế lớn (ô tô, gang thép, dệt, chế tạo trang thiết bị, công nghiệp đóng tàu, điện tử viễn thông, công nghiệp nhẹ, hóa dầu, kim loại màu và ngành kho vận).
2.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ các nhà khoa học tham gia tích cực vào các dự án khoa học lớn mang tính toàn cầu
Để tăng khả năng tiếp thu và hấp thu ̣ tri thức thúc đẩy quá trình hình