Cải cách chế độ tuyển dụng và đãi ngộ để phát huy tính sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 99 - 103)

3.3. Mô ̣t số gợi ý chính sách nhằm phát triển nền kinh tế tri thức ở Viê ̣t Nam

3.3.2. Cải cách chế độ tuyển dụng và đãi ngộ để phát huy tính sáng tạo

và đóng góp của mọi thành phần và cá nhân vào phát triển kinh tế - xã hội

Nếu con người là vốn quý, thì nhân tài là vốn quý giá nhất. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ở bất cứ quốc gia nào, đều có những nhân tài trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, khoa học,... có thể tạo nên sự phát triển mang tính bước ngoặt cho quốc gia mình, thậm chí cho cả thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang cần một sự phát triển nhảy vọt để thoát khỏi tình trạng lạc hậu, theo kịp với trình độ phát triển tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, việc cải cách chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân tài của đất nước có ý nghĩa hết sức to lớn. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam cần tập trung vào một số điểm như sau:

Đối với những nhân tài, điều quan trọng nhất của họ là nhu cầu tự khẳng định và tự thực hiện nhân cách. Trong nhiều trường hợp, nó còn mạnh hơn cả nhu cầu vật chất. Lợi ích vật chất không chiếm vị trí hàng đầu, ngược lại những lợi ích chính trị, tinh thần và đặc biệt mong mỏi có được điều kiện thuận lợi để lao động sáng tạo mới là điều có sức cuốn hút mãnh liệt đối với những nhân tài. Theo thống kê năm 2007, số giáo sư và phó giáo sư là khá cao. Hiện nay, Việt Nam có số giáo sư là 1271 người, số phó giáo sư là 6420 người [16, tr.96]. Bởi vậy, chính sách khôn ngoan nhất để thu hút nhân tài và sử dụng tài năng là tạo ra môi trường làm việc đầy đủ và thuận lợi cho họ nhất, tạo điều kiện để họ tự khẳng định nhân cách thông qua lao động sáng tạo. Một nhà khoa học Việt Nam đã từng phát biểu “Xét về mặt kinh tế, sử dụng nhân tài thì lãi nhất là làm sao

người tài dùng tài của mình trong 100% thời gian làm việc của họ, dù có phải tốn kém ít nhiều để họ làm được như vậy và lỗ nhất là để cho họ dùng tài trong một tỷ lệ rất thấp trong thời gian làm việc, thậm chí không sử dụng để cái tài chảy đi chỗ khác” [34, tr.1].

Cùng với việc tạo cho họ điều kiện làm việc, được lao động sáng tạo, chế độ đãi ngộ vật chất thỏa đáng cũng là vấn đề có ý nghĩa thiết thực hiện nay nhằm bảo vệ và phát huy nguồn lực quý giá này. Cần tạo môi trường thực sự dân chủ trong sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó đối với những người tài năng xuất chúng, việc khen thưởng cần kết hợp hài hòa giữa quyền lợi vật chất và quan tâm đến giá trị tinh thần, đó là những danh hiệu thi đua nhằm tôn vinh người có tài. Tuy nhiên, cũng không hình thức hóa các danh hiệu thi đua mà cần có những tiêu chí cụ thể về quyền lợi và mức độ cống hiến.

Ngoài ra, chúng ta cần thu hút và sử dụng có hiệu quả đội ngũ tri thức Việt kiều ở nước ngoài.

Theo báo cáo của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài: “Tính đến năm 2000, số cán bộ khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài có học hàm, học vị từ tốt nghiệp đại học trở lên (kể cả những người đã bảo vệ tiến sĩ nhưng chưa về nước) là khoảng 35.000 người, trong số này có hơn 5.000 người có học vị từ tiến sĩ trở lên và có người là giáo sư có uy tín trên thế giới” [14, tr.164] và con số này không ngừng tăng lên. Những tri thức này đang sống và làm việc trong môi trường hết sức thuận lợi ở các nước phát triển, vì vậy họ có nhiều vốn liếng kiến thức và kinh nghiệm. Nếu chúng ta khai thác được tiềm năng của bộ phận Việt kiều này thì chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức. Có thể đề xuất một số giải pháp về chính sách đãi ngộ và sử dụng tri thức là Việt kiều như sau:

Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học có thể đi lại, hoặc định cư ở Việt Nam, kể cả việc chấp nhận hai quốc tịch.

Hai là, có thể trả lương tương đương với mức lương họ đang hưởng ở nước ngoài nếu thấy lĩnh vực khoa học đó thật sự cần thiết đố với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Ba là, bố trí nhà ở, sắp xếp công việc cho vợ (hoặc chồng), con; ưu tiên việc bố trí học tập ở những trường có uy tín đối với con cái nhà khoa học có nguyện vọng về Việt Nam công tác lâu dài.

Bốn là, sắp xếp công việc phù hợp với ngành nghề và có thể giao giữ một số chức vụ quản lý khoa học, kinh tế nếu thấy cần thiết.

Năm là, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học có thể khai thác thông tin khoa học, các điều kiện thí nghiệm, trao đổi học tập và khảo sát thực tế ở Việt Nam.

Sáu là, cho vay vốn ưu đãi, miễn thuế, cho mượn hoặc cho thuê đất với

giá rẻ, giúp các nhà khoa học triển khai các sản phẩm khoa học - công nghệ mới, có hàm lượng tri thức cao.

Để thực hiện thành công chính sách tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài nhằm sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, cần phải kết hợp đồng bộ những giải pháp đó. Tiềm năng của nguồn nhân lực Việt Nam là rất lớn, nếu có chính sách tuyển dụng và đãi ngộ tốt sẽ thu hút được số lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.

3.3.3. Đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ

Hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ và cơ chế vận hành hệ thống này ở nước ta cũng được hình thành từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung như ở Trung Quốc do đó nó cũng có nhược điểm tương tự như: tách rời tổ chức R&D với khu vực doanh nghiệp; nhiệm vụ hoạt động và kết quả không gắn với nhu cầu thị trường; năng lực yếu kém và tiêu tốn lãng phí các nguồn lực.

Trung Quốc đã không mấy thành công trong lĩnh vực cải cách hệ thống này và kết quả đã làm cản trở quá trình phát triển của thị trường KH&CN. Điều

đó cho Việt Nam thêm kinh nghiệm và quyết tâm đối với hệ thống KH&CN ở Việt Nam theo nguyên tắc vận hành của thị trường và nhằm tạo cơ sở cho sự hình thành nền kinh tế tri thức cần tập trung vào các điểm sau:

Một là, thành lập doanh nghiệp KH&CN và chuyển đổi các tổ chức KH&CN ở Việt Nam công lập thành các doanh nghiệp KH&CN theo hướng: các tổ chức KH&CN hoạt động thuần túy mang tính chất thương mại, có sản phẩm và các dịch vụ gắn liền với sản xuất kinh doanh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, được chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp. Sau khi chuyển đổi, các tổ chức này, hoặc các doanh nghiệp thu nạp các tổ chức này được hưởng các ưu đãi đối với doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực KH&CN theo quy định ban hành tại Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/05/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các tổ chức KH&CN không đăng ký hoạt động theo luật doanh nghiệp, phải chuyển đổi hoạt động theo quy chế tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Hai là, tiếp tục đổi mới chính sách đầu tư cho KH&CN theo hướng xã hội hóa và tạo sự cạnh tranh. Ví dụ, đấu thầu tuyển chọn công khai và thực chất các nhiệm vụ KH&CN; khuyến khích nhiều thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư cho KH&CN.

Ba là, đầu tư cho nghiên cứu cơ bản theo hướng tập trung, trọng điểm và hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

Qua thời gian thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 và doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/05/2007 của Chính phủ, thấy rằng: số lượng các tổ chức chuyển đổi đạt thấp so với yêu cầu; quá trình chuyển đổi còn gặp nhiều khóa khăn. Nguyên nhân chính là do người đứng đầu chưa kiên quyết, đội ngũ các nhà khoa học còn chưa quen với cơ chế thị

trường, văn bản hướng dẫn chưa cụ thể và đáp ứng được yêu cầu đặc thù của chuyển đổi, cuối cùng là do chưa chưa biến chủ trương thành nhận thức và hành động của cộng đồng khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)