Tình hình phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình 001 (Trang 40 - 41)

Bình trong những năm qua

Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của nước ta từ ngàn đời nay và là lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, là nền tảng có tính chiến lược trong thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đảm bảo an ninh lương thực.

Trong những năm gần đây, nông nghiệp được coi là nền tảng bền vững, cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, để thoát khỏi những hạn chế như sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều... Đảng ta xây dựng đột phá mạnh mẽ trên cơ sở bổ sung một số quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Nghị quyết 26 – NQ/TW ra ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn được thông qua tại Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng khóa X. Nghị quyết 26 vạch rõ mục tiêu “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài [6, tr.191]. Đồng thời khẳng định: “Cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia...”

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định rõ mục tiêu trong nông nghiệp phải “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới” [21, tr.95].

Trong chiến lược phát triển KT - XH (2011 - 2020) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng xác định rõ hướng cụ thể: “Phát triển trang trại doanh nghiệp Nhà nước phù hợp về quy mô và điều kiện từng vùng, gắn kết chặt chẽ hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

Quyết định 124/QĐ-TTg 02/02/2012 Quy hoạch tổng thể sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu chung “Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sồng của nông dân, ngư dân, diêm dân, người làm rừng”.

Những văn kiện trên đã cung cấp những phương hướng, định hướng, chủ trương, chính sách lớn cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình 001 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)