Các quan điểm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình 001 (Trang 90 - 93)

2006 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm

3.2. Các quan điểm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Thái Bình

thuận lợi, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nông nghiệp Thái Bình trong phát triển sản xuất, mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp có khả năng xuất khẩu và tiếp thu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản.

3.2. Các quan điểm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Thái Bình Thái Bình

Trên cơ sở các quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 tác giả luận văn xin nêu một số khía cạnh sau:

Một là, PTNN theo hướng bền vững phải dựa trên một nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại cho phép phát huy tối đa các nguồn lực, tạo ra thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú. Các sản phẩm làm ra có chất lượng cao sẽ là tiền đề góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của Tỉnh. Đồng thời còn là tiền đề quan trọng để phát huy những lợi thế so sánh của Thái Bình.

Thực hiện quan điểm phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại chính là thực hiện tốt nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh.

Trong những năm qua, sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Thái Bình đã tác động tích cực vào việc thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, phân tán, tự túc, độc canh cây lúa sang sản xuất hàng hóa, đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ.

Hai là, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đảm bảo giữ vững an ninh lương thực với an ninh xã hội và an ninh môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh hội nhập với các địa phương của cả nước và với quốc tế.

An ninh lương thực được coi là một vấn đề có tính chiến lược đối với sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia. Quan điểm này xuất phát từ vai trò của nông nghiệp,

nông thôn trong đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng đầu của con người là ăn và chỉ có sản xuất nông nghiệp mới tạo ra lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.

Nhu cầu được ăn no, tiến tới ăn ngon là nhu cầu cơ bản trước hết của con người. Nhu cầu này chỉ có thể thỏa mãn được khi có đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng. Nếu vì lý do nào đó không có đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu ăn sẽ làm nảy sinh các tệ nạn xã hội tiêu cực. Hoặc là vì lợi ích trước mắt, mục tiêu lợi nhuận, sản xuất lương thực bằng mọi giá, khai thác cạn kiệt tài nguyên, sử dụng các chế phẩm khoa học, thuốc bảo vệ thực vật không có nguyên tắc sẽ làm cho môi trường bị hủy hoại ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của con người. Vì vậy phải giải quyết hài hòa giữa an ninh lương thực với an ninh xã hội và an ninh môi trường.

An ninh lương thực được bảo đảm, Tỉnh sẽ có nông sản, thực phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường trong nước và có thể xuất khẩu. Đó cũng là điều kiện để Tỉnh hội nhập với cả nước và quốc tế.

Ba là, kết hợp chặt chẽ PTNN theo hướng bền vững với xây dựng nông thôn mới và củng cố quốc phòng, an ninh… Đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong thực hiện chiến lược phát triển KT - XH của Thái Bình. Bởi vì, quan điểm của Đảng ta là kết hợp chặt chẽ phát triển KT - XH với củng cố quốc phòng, an ninh, theo đó PTNN theo hướng bền vững phải hướng tới phát triển toàn diện KT - XH nông thôn, bảo đảm cho nông thôn Thái Bình giàu về vật chất, có đời sống văn hóa, tinh thần vui tươi lành mạnh, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc.

Xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên trên thực tế nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ nội dung xây dựng nông thôn mới. Vì vậy chưa gắn kết và thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu PTNN theo hướng bền vững với mục tiêu phát triển KT - XH và củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương. Thiếu một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể nên việc phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng vào PTNN theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế.

Bốn là, PTNN theo hướng bền vững, phải dựa trên cơ sở cơ chế thị trường định hướng XHCN để phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực nhằm giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong Tỉnh là chủ yếu, trước hết lao động, đất đai, khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư bên ngoài ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tỉnh không thể PTNN theo hướng bền vững dựa trên cơ sở sản xuất ra cái xã hội cần. Do vậy trong định hướng PTNN theo hướng bền vững tuân thủ cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Coi trọng phát triển lực lượng sản xuất, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương và nhu cầu của thị trường để sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả tốt, bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai.

Năm là, PTNN theo hướng bền vững đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương, vai trò chủ thể của nông dân.

Xuất phát từ phương châm: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Nên PTNN theo hướng bền vững nói chung và ở Thái Bình nói riêng phải đặt đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và sự quản lý chặt chẽ, khoa học của các cấp chính quyền. Mặt khác, PTNN theo hướng bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của các trang trại, gia trại, hộ gia đình và từng địa phương. Những tìm tòi thử nghiệm của các chủ trang trại, gia trại, hộ gia đình là cơ sở thực tiễn giúp gợi mở cho việc hoạch định đường lối của các cấp ủy đảng và giúp cho quy hoạch của các cấp chính quyền đúng đắn hơn, khả thi hơn. Ngược lại, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp ủy đảng cùng công tác quản lý

khoa học của các cấp chính quyền sẽ giúp cho quá trình PTNN theo hướng bền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình 001 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)