Bối cảnh của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình 001 (Trang 88 - 90)

2006 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm

3.1.3. Bối cảnh của tỉnh Thái Bình

Thái Bình luôn dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn sự quan tâm đặc biệt, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn là địa bàn quan trọng cho sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội.

Cùng với Hội nghị Trung ương 7 đã đánh giá nông nghiệp, nông thôn đang giữ vai trò hết sức to lớn vào sự nghiệp phát triển bền vững, Nghị quyết lần thứ XVIII của Đảng bộ Tỉnh và Nghị quyết XI của Đảng “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại bền vững và xây dựng nông thôn mới” Tỉnh đã tích cực tham gia hưởng ứng tập trung sản xuất nông nghiệp với mục tiêu: sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sạch sẽ, thôn xã văn minh và quản lý dân chủ xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện các nghị quyết chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, khuyến khích tích tụ ruộng đất. Có nhiều cơ chế chính sách của Tỉnh về hỗ trợ sản xuất các giống, cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được quản lý đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Điều đó có vai trò to lớn và tác động trực tiếp tới PTNN theo hướng bền vững ở Thái Bình đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông dân, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Mở rộng cánh đồng mẫu lớn đang là xu hướng sản xuất lúa tại Thái Bình. Góp phần không nhỏ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ,

hiệu quả trên một diện tích lớn rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng của các vùng sản xuất, qua đó nâng cao năng suất, gia tăng chất lượng lúa tạo ra được các vùng sản xuất hàng hóa trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp.

Hoạt động khoa học công nghệ đã có chuyển biến tích cực, việc ứng dụng các mô hình khoa học công nghệ vào sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nuôi trồng thủy sản bước đầu đạt kết quả tốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH của Tỉnh. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng mô hình khoa học công nghệ nhân rộng ra đại trà còn nhiều hạn chế chưa làm tốt vai trò “cầu nối” giữa nhà khoa học với nhà sản xuất kinh doanh nhất là việc tiếp thu chuyển giao các khoa học công nghệ từ bên ngoài, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp với các đơn vị và cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ.

Cũng giống như nhiều tỉnh trong cả nước, nông nghiệp Thái Bình có xuất phát điểm thấp về vốn, công nghệ và điều kiện khác về cơ sở hạ tầng, chưa xây dựng được các hợp tác xã nông nghiệp, các cụm sản xuất với nguyên liệu đồng nhất và thu hoạch bảo quản chế biến, đóng gói bao bì.

Nông dân Thái Bình thích làm ăn cá thể, nhưng chỉ làm manh mún, năng suất lao động không cao, khó khăn cho việc áp dụng khoa học công nghệ. Trong khi đó để PTNN theo hướng bền vững cần phải dựa vào các quy trình sản xuất cao an toàn vệ sinh thực phẩm.

Công tác quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp cũng như quy hoạch vùng sản xuất ở cơ sở tuy đã có chủ trương chỉ đạo nhưng về triển khai thực hiện đạt kết quả thấp. Việc liên kết “bốn nhà” còn chậm đi vào cuộc sống, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

Biến đổi khí hậu toàn cầu và những hiện tượng thời tiết bất thường không theo quy luật, thiên tai sâu bệnh, dịch hại tiềm ẩn nhiều, rủi ro có thể bùng phát bất kỳ lúc nào là yếu tố tác động khó lường làm giảm cung cấp hàng hóa nông sản, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái.

Từ những thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh chung của cả nước và của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình 001 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)