Biện pháp phòng và điều trị bệnh Newcastle

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh newcastle trên đàn gà cáy củm tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 65)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Biện pháp phòng và điều trị bệnh Newcastle

4.4.1. Hiệu lực của vacxin Newcastle

Tại Quy định về việc tiêm phòng bắt buộc vacxin cho gia súc, gia cầm Ban hành kèm theo Quyết định số: 63/2005/ Qđ-BNN ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1], ghi rõ:

- Bệnh Newcastle là một trong những bệnh phải tiêm phòng và tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% gia cầm trong diện tiêm phòng (điều 3)

Tại điều 9:

- Đối tượng tiêm phòng: Gà các lứa tuổi

- Phạm vi tiêm phòng: Các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trong hộ gia đình phạm vi cả nước.

- Tùy theo lứa tuổi gà, loại vacxin có thể vacxin được nhỏ vào mắt, mũi cho uống hoặc tiêm đối với chăn nuôi hộ gia đình. đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung tiêm phòng theo lịch

- Liều lượng, đường tiêm, gia cầm trong diện tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vacxin.

Trong thời gian thực tập em có sử dụng một số loại vacxin Newcastle cho gà. Kết quả được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 4.8. Hiệu quả của vacxin phòng bệnh Newcastle cho gà Lô TN Thuốc sử dụng Số gà theo dõi (con) Liều lượng

Sau khi sử dụng vacxin Số mẫu

nhiễm Tỷ lệ (%)

I ND-IB 50 Hoà nước

cho uống. 3 6

II Lasota 50 Nhỏ vào mắt

mũi 2-3 giọt. 2 4

III Newcastle H1 50 Tiêm dưới da

1ml/con. 2 4

Qua bảng 4.8 em thấy: Vacxin Lasota và ND-IB đều cho hiệu quả phòng bệnh tốt cho gà giai đoạn nhỏ với tỷ lệ nhiễm bệnh thấp lần lượt là 6% và 4%.

Vacxin Newcastle hệ 1 cho hiệu quả phong bệnh tốt đối với gà giai đoạn > 45 ngày tuổi. Các loại vacxin qua quá trình sử dụng em thấy rất an toàn không gây các phản ứng phụ.

Kết quả cho thấy, vẫn đề sử dụng thuốc phòng bệnh Newcastle cho gà đã có tác dụng rõ rệt, làm giảm thấp tỷ lệ nhiễm Newcastle. Do đó có thể sử dụng kết hợp các loại vacxin trên để phòng bệnh Newcastle trong các giai đoạn chăn nuôi gà.

4.4.2. Hiệu lực của kháng thể điều trị bệnh Newcastle cho gà

Để xác định được hiệu lực của thuốc em đã tiến hành kiểm chứng hai loại kháng thể điều trị Newcastle là Hanvet K.T.G và Kháng thể Newcastle - Gum trong điều trị Newcastle cho gà. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Hiệu lực của kháng thể điều trị bệnh Newcastle Tên kháng thể Số gà sử dụng Tên kháng thể Số gà sử dụng (con) Số gà khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) Hanvet K.T.G 30 17 56,67 Kháng thể Newcastle - Gum 21 10 47,62

Qua bảng 4.9 cho thấy: Kháng thể hanvet K. T. G điều trị cho 30 gà bị nhiễm Newcastle trong đàn I của nhóm gà 1 – 3 tháng tuổi, trong đó có 17 gà khỏi bệnh. Hiệu lực của thuốc đạt 56,67%.

Kháng thể Kháng thể Newcastle - Gum được sử dụng điều trị cho 21 gà cũng Đàn I của nhóm gà 1 – 3 tháng tuổi, trong đó thì có 10 gà khỏi bệnh. Như vậy Kháng thể Newcastle - Gum có hiệu lực chữa bệnh Newcastle đạt 47,62%. So sánh thì hiệu lực điều trị của Hanvet K.T.G cao hơn Kháng thể Newcastle - Gum. Tuy nhiên, cả hai loại kháng thể trên đều có hiệu lực điều trị bệnh Newcastle khá cao. Vì vậy có thể sử dụng một trong hai loại để điều trị bệnh Newcastle cho gà.

4.4.3. Đánh giá độ an toàn của kháng thể điều trị bệnh Newcastle

Trong quá trình sử dụng hai loại kháng thể là Hanvet K.T.G và Navet- kháng Gum để điều trị Newcastle cho gà em đã thường xuyên theo dõi các

phản ứng của gà để đánh giá mức độ an toàn của kháng thể. Kết quả em trình bày dưới bảng 4.10.

Bảng 4.10. Đánh giá độ an toàn của kháng thể điều trị Newcastle

Kháng thể Số gà điều trị Có phản ứng An toàn n (%) n (%) Hanvet K.T.G 30 0 0 30 100 Kháng thể Newcastle - Gum 21 0 0 21 100

Qua bảng 4.10 cho thấy rằng: Hanvet K. T. G, điều trị cho 30 gà bị nhiễm Newcastle. Trong thời gian dùng kháng thể và sau khi dùng, kiểm tra những gà này thấy 30 gà không có phản ứng với kháng thể. Độ an toàn của kháng thể đạt 100%. Kháng thể Newcastle - Gum, điều trị cho 21 gà bị nhiễm Newcastle. Trong thời gian dùng và sau khi dùng, kiểm tra những gà này thì cả 21 gà không có phản ứng với kháng thể, độ an toàn đạt 100%. Do đó, có thể sử dụng một trong hai loại kháng thể trên đều an toàn để điều trị bệnh Newcastle.

4.4.4. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh Newcastle cho gà

Phòng bệnh: Từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và

hiệu lực của thuốc điều trị bệnh Newcastle, xin đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh Newcastle cho đàn gà.

-Hạn chế không cho người ngoài vào trong khu vực chăn nuôi, công nhân được trang bị quần áo bảo hộ lao động.

- Thường xuyên phun thuốc sát trùng Haniodine 10% với tần suất 1lần/tuần. Khi xung quanh có dịch bệnh xảy ra thì phun thuốc sát trùng Haniodine 10%, Navet-iodine với tần suất 2 ngày/lần.

- Giữ đệm lót chuồng luôn khô, sạch, tơi, không mùi, định kỳ thay đệm lót cho gà.

- Tăng cường vệ sinh thức ăn nước uống cho gà

- Xử lý phân và đêm lót cũ để diệt virus Newcastle gà

- Sử dụng vacxin phòng bệnh đúng lịch phòng bệnh: Lasota, ND-IB, H1. - Cách ly gà khỏe và gà ốm, nuôi riêng từng khu cho từng lứa tuổi - Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của gà

Trị bệnh:

- Nếu đàn mới chớm nhiễm có thể dùng Vắc xin để xử lý.

- Nếu tỉ lệ trong đàn nhiễm cao nên sử dụng kháng thể (có thể dùng Hanvet KTG hoặc Navet kháng gum cho hiệu quả điều trị khá tốt).

- Sau đó 2 tuần làm lại vắc xin cho toàn đàn. - Sử dùng thuốc bổ trợ:

Paracetamol hạ sốt

Gluco KC nâng cao sức đề kháng.

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh newcastle trên đàn gà cáy củm tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)