Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh newcastle trên đàn gà cáy củm tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Theo Nguyễn Bá Huệ và cs (1980), đã phân lập được các chủng virus Newcastle gây các ổ dịch lớn cho gà nuôi tại xí nghiệp gà Cầu Diễn, An Khánh, Thành Tô, đông Anh. Từ kết quả gây nhiễm cho gà và cho phôi gà, tác giả kết luận các chủng virus có độc lực mạnh, liều gây chết 50% phôi gà (ELD50) 8-8,2, Liều gây chết 50% gà thí nghiệm (LD50) 7,2-7,6.

Trong những năm từ 1979 - 1984, bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo quy định của FAO, Trần Đình Từ (1985) kiểm tra độc lực của các chủng virus đang sử dụng làm giống gốc sản xuất vacxin Hệ 1. Kết quả: Thời gian trung bình gây chết phôi (MDT); Chỉ số gây bệnh cho gà 1 ngày tuổi khi tiêm vào não (ICPI) và chỉ số gây bệnh khi tiêm vào tĩnh mạch cho gà 6 tuần tuổi

(ICPI) đều rất ổn định, tuy nhiên chủng Mukteswar có độc lực cao hơn so với chủng Herforshire

Nguyễn Thu Hồng (2000) [8], từ 1985-1989 đã nghiên cứu lịch phòng bệnh Newcastle cho gà sản xuất con giống nuôi trong các cơ sở tập trung. Tác giả khuyến cáo tùy tình hình dịch mà lịch sử dụng vacxin cho từng cơ sở có khác nhau. Tại các cơ sở an toàn dịch nên cho gà uống vacxin lần 1 lúc gà 10- 15 ngày tuổi, uống lần 2 lúc gà 30 ngày tuổi và tiêm Hệ1 lúc gà 45-50 ngày tuổi. Cơ sở thường hay có dịch, gà cần được uống vacxin Lasota lần 1 rất sớm (lúc gà 3 ngày tuổi), 18 ngày tuổi cho uống lần 2 và 35 ngày tuổi tiêm Hệ1. Các cơ sở bị dịch đe dọa, cho gà uống vacxin Lasota lần 1 lúc 7 ngày tuổi, lần 2 lúc gà 20 - 30 ngày tuổi và tiêm Hệ 1 lúc gà 45 ngày tuổi.

Nguyễn Thu Hồng (1993) [7], nghiên cứu về độ dài miễn dịch của gà sau khi được phòng vacxin: Nếu cho gà uống vacxin Lasota với độ pha loãng 10- 3, liều 3-4 ml/con lúc 1 tuần tuổi thì đến 2 tháng rưỡi tuổi tỷ lệ bảo hộ 63%. Nếu cho gà uống lúc 2 tuần tuổi thì đến 2 tháng rưỡi tuổi, tỷ lệ bảo hộ đạt 100%

Cũng năm 1993, Nguyễn Thu Hồng và cs. [6], cho biết: thử nghiệm vacxin V4 chịu nhiệt phòng bệnh cho gà ở các trại nuôi công nghiệp: Gà được nhỏ mũi, cho uống đều rất an toàn và được miễn dịch tốt. Hiệu giá HI 4,2 - 5,8. Tỷ lệ bảo hộ 90-100%. Virus vacxin có khả năng truyền ngang trong đàn qua tiếp xúc trực tiếp. Gà tiếp xúc với tỷ lệ 25%, có khả năng đáp ứng miễn dịch tốt, HI 5,2-5,6; Tỷ lệ bảo hộ 80- 100%. Gà được uống vacxin V4 với liều 107 EID50 được miễn dịch chắc chắn. Gà được uống 1 lần, tỷ lệ bảo hộ 80%. Uống 2-3 lần tỷ lệ bảo hộ 100%.

Kết quả xác định các chủng virus Newcastle bằng kháng thể đơn dòng 4D6, 5A1, 8C11 và 7D4 của Nguyễn Tiến Dũng và cs (1995)[4]: Các chủng Lasota, F và M đều có ngưng kết với 4 kháng thể trên; Các chủng thuộc nhóm Mesogen và VN91 đều không ngưng kết với 5A1, 7D4; Chủng VL88 phân

lập từ Viên Chăn, Lào chỉ ngưng kết với 4D6. Các chỉ số độc lực của chủng VL91 thường đươc dùng để công cường độc trong kiểm nghiệm vcxin: MDT= 57 giờ; IPCI = 1,77; IVPI = 2,67; ELD50 = 9,41g/ml; LD50 = 7,91g/ml.

Theo Nguyễn Tiến Dũng và cs (1991)[3], nghiên cứu cấu trúc kháng nguyên HN của virus Newcastle và ảnh hưởng của chúng đến phản ứng HA và HI. Tác giả khuyến cáo trước khi tiến hành phản ứng cần chuẩn hóa kháng nguyên và các thành phần tham gia phản ứng. Bằng phản ứng HI xác định độ dài miễn dịch của gà sau khi được sử dụng vacxin và xác định sự lưu hành của virus Newcastle, kết quả cho thấy nếu hiệu giá kháng thể HI cao trên 6log2 với số mẫu >10% thì có thể khẳng định gà nuôi trong trại đã bị nhiễm virus cường độc Newcastle.

Nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch của gà được sử dụng vacxin chịu nhiệt V4, Trần Đình Từ (1995) [16], cho biết: Vacxin này thích hợp cho gà nuôi thả vườn. Nếu cho ăn thì gà có đáp ứng miễn dịch chậm và yếu nhưng có tỷ lệ bảo hộ tương đương với phương pháp nhỏ mắt, nhỏ mũi và cho uống. Vacxin có hiệu lực miễn dịch ít nhất là ngang với vacxin Lasota.

Trong những năm từ 1980 - 1991, Phan Lục và cs (1996) [12], đã theo dõi tình hình bệnh Newcastle ở 6 cơ sở nuôi gà sản xuất con giống tại các tỉnh phía Bắc. Theo tác giả, mặc dù các cơ sở này đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, quy trình chăn nuôi nhưng đã xảy ra 5 vụ dịch Newcastle ở gà các lứa tuổi khác nhau và mùa vụ khác nhau. Tác giả đã xây dựng và thử nghiệm lịch phòng bệnh: lúc gà 7 ngày tuổi và 21-28 ngày tuổi cho uống vacxin Lasota; tiêm vacxin Hệ1 lúc gà 50- 58 ngày tuổi và 133-140 ngày tuổi, kết quả rất tốt.

Nghiên cứu về mối tương quan giữa hàm lượng kháng thể lưu hành trong máu và khả năng bảo hộ chống lại virus cường độc Newcastle, Phan Lục và cs (1996) [11], cho biết:

Nếu HI < 2log2 thì gà không có khả năng bảo hộ, cần phải tiêm nhắc lại. Nếu HI > 2log2 nhưng < 3log2 thì 1 tháng sau kiểm tra lại, nếu HI vẫn không đổi thì phải tiêm nhắc lại.

Nếu HI > 3log2 và tỷ lệ chuyển dương 90% thì gà có khả năng bảo hộ Phạm Hùng và cs (2000) [9], nghiên cứu đáp ứng miễn dịch chống virus.

Newcastle ở gà đã bị bệnh Gumboro nhận thấy: Nếu gà bị bệnh Gumboro ngay lúc 1 hoặc 7 ngày tuổi thì khả năng đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle bị suy giảm; nếu gà bị bệnh Gumboro lúc 14 hoặc 21 ngày tuổi thì sự suy giảm này không rõ ràng.

Nguyễn Thị Thu Hà (2000) [5], nghiên cứu bệnh Newcastle ở chim cút: 65% chim cút bị liệt khi bị bệnh Newcastle; bệnh tích ở đường tiêu hóa nhẹ hơn ở gà; 100% số chim cút bị liệt đều có tổn thương ở não. Có thể sử dụng vacxin Lasota cho chim cút uống, nhỏ mắt, mũi để phòng bệnh. Chim cút sau khi được sử dụng vacxin, nếu HI > 3log2 thì tỷ lệ bảo hộ 100%.

Theo Trương Quang (1999), Salmonellosis gây ảnh hưởng xấu đến đáp ứng miễn dịch chống Newcastle của gà. Gà bị Salmonellosis, sử dụng vacxin để phòng bệnh đều có HI thấp (82-89), tỷ lệ bảo hộ 83-94%. Nếu gà bị nhiễm CRD thì đáp ứng miễn dịch chống Newcastle kém: Hiệu giá HI bình quân thấp từ 72- 81, tỷ lệ bảo hộ chỉ đạt 80-89%.

Phạm Xuân Ty và cs (2000) [15], sản xuất chế phẩm sinh học phòng trị bệnh Gumboro và Newcastle ở gà cho kết quả tốt, trong đó hiệu giá kháng thể kháng Gumboro là 1/11.755, hiệu giá kháng thể kháng Newcastle trung bình đạt 10,37log2.

Nguyễn Huy Phương (2001), nghiên cứu bệnh Newcastle ở gà nuôi với số lượng lớn trong các gia đình tại Phúc Thọ, Hà Tây (cũ) và khuyến cáo với gà thịt nuôi công nghiệp thời gian nuôi trên 2 tháng nên cho uống 3 lần vacxin lúc gà 10, 21 và 35 ngày tuổi.

Nguyễn Hồng Minh (2012) [13], đã nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm vacxin nhược độc đa giá, tiêm một mũi vacxin đồng thời phòng ba bệnh Newcastle, Gumboro và Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà. Kết quả khẳng định gà được sử dụng vacxin đa giá lúc 7 và 14 ngày tuổi đều rất an toàn và hiệu giá kháng thể đều đạt tiêu chuẩn bảo hộ theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 181-93; 10TCN 195- 94 và khuyến cáo của OIE.

Tại Vụ Bản, Nam định, Vũ Văn Mong (2012) [14], đã nghiên cứu thực trạng bệnh Newcastle và tình hình sử dụng vacxin phòng bệnh ở các đàn gà nuôi tập trung trong các gia đình. Kết quả cho biết các đàn gà mua con giống từ các cơ sở chăn nuôi tư nhân có tỷ lệ chết do bệnh Newcastle cao hơn so với con giống mua từ các cơ sở tập trung. Không phân biệt giống và hướng chăn nuôi, gà con 1-21 ngày tuổi bị chết nhiều hơn so với lứa tuổi 22 ngày đến xuất chuồng.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh Newcastle ở gà Cáy Củm nuôi tại trại chăn nuôi hợp tác xã, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm thực hiện đề tài

Trại chăn nuôi thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – công ty cổ phần khai khoáng miền núi tại xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

3.3. Thời gian thưc hiện đề tài

Từ ngày 28 tháng 05 năm 2020 đến 27 tháng 11 năm 2020.

3.4. Nội dung nghiên cứu

3.4.1. Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trang trại

3.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Newcastle trên đàn gà Cáy Củm tại trang trại Củm tại trang trại

Tình hình nhiễm bệnh Newcastle tại trại:

- Tình hình nhiễm bệnh Newcastle trên đàn gà từ ngày 28/05/2020 đến 27/11/2020

- Tỷ lệ nhiễm và chết do bệnh Newcastle gà theo tuổi

- Tỷ lệ nhiễm và chết do bệnh Newcastle theo phương thức chăn nuôi

3.4.3. Nghiên cứu các đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh Newcastle

- Xác định gà có triệu chứng lâm sàng bệnh Newcastle - Nghiên cứu những tổn thương của gà bị bệnh Newcastle.

3.4.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng và điều trị bệnh Newcastle

- Hiệu lực của vacxin Newcastle cho gà

- Hiệu lực và độ an toàn của vacxin phòng bệnh Newcastle

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Tiến hành phương pháp hồi cứu - Quan sát trực tiếp

- Phỏng vấn chủ trại gà và bác quản lý trại

3.5.2. Phương pháp xác định sự có mặt của virus Newcastle trong bệnh phẩm (não gà) nghi bệnh phẩm (não gà) nghi bệnh

- Bước 1: Gây nhiễm huyễn dịch não của gà trong đàn nghi bệnh vào xoang niệu của phôi gà 10 - 12 ngày đang phát triển.

Lấy não của gà trong đàn xảy ra bệnh Newcastle nghiền và pha với nước sinh lý theo tỷ lệ 1/10. Khử tạp khuẩn bằng kháng sinh rồi tiêm vào phôi thai gà 10 - 12 ngày, tiêm 0,2 ml cho mỗi phôi vào xoang niệu, ấp tiếp ở 370C 2 - 4 ngày. Hàng ngày soi trứng để phát hiện phôi chết và ghi lại thời gian gây chết phôi. Những phôi gà chết, lấy ra để ở tủ lạnh 0- 40C/6h cho mạch máu co lại và nước trứng trong. Sau đó mổ trứng thu nước trứng và kiểm tra bệnh tích trên phôi. Thử vô trùng nước trứng bằng cách cấy vào các môi trường nước thịt, thạch thường, thạch máu. Bảo quản nước trứng trong tủ lạnh âm.

- Bước 2: Tiến hành phản ứng ngưng kết hồng cầu HA (Haemagglutintion Test) xác định sự có mặt của virus Newcastle trong nước trứng sau khi gây nhiễm huyễn dịch não của gà trong đàn nghi bệnh (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2010).

- Nguyên liệu: + Hồng cầu gà 1%

+ Nước trứng có chứa virus sau khi gây nhiễm huyễn dịch não của gà trong đàn xảy ra bệnh (đã chuẩn bị ở bước 1).

+ Nước sinh lý vô trùng.

+ Bơm tiêm, kim tiêm để hút nước trứng.

mổ trứng, bộ đồ mổ trứng, hộp lồng, ống hút, ống nghiệm, giá ống nghiệm, panh, kẹp …), hóa chất (Xitrat natri, cồn-Iod).

* Chuẩn bị:

- Hồng cầu gà 1%:

Lấy 10ml máu tim của gà khỏe mạnh +5ml xitrat natri 5% để chống đông. Ly tâm 3000 vòng/ phút, trong vòng 10 phút. Hút nước trong ở phía trên bỏ đi, thu lấy hồng cầu. Cho nước sinh lý vào rửa hồng cầu, ly tâm rồi hút bỏ phần nước trong ở trên (làm như vậy 3 lần). Cuối cùng được hồng cầu đặc.

Lấy hồng cầu đặc pha với nước sinh lý thành hỗn dịch 1%. * Tiến hành phản ứng:

Phản ứng được tiến hành trên tấm nhựa ngưng kết (Microplates) có 96 lỗ đáy chữ U hoặc đáy chữ V.

Cho các thành phần vào dãy phản ứng theo sơ đồ sau:

- Dùng micropipet nhỏ vào các giếng, từ giếng thứ nhất đến giếng thứ 10, mỗi giếng 50µl nước sinh lý. Sau đó cho vào giếng thứ nhất 50µl nước trứng chứa virus, trộn đều rồi hút sang giếng thứ hai 50µl. Trộn đều rồi hút từ giếng thứ 2 sang giếng thứ ba 50µl. Tiếp tục làm như vậy cho đến giếng thứ 10, trộn đều rồi hút bỏ đi 50µl.

Như vậy độ pha loãng nước trứng (Hiệu giá virus) thứ tự từ giếng 1 đến giếng 10 lần lượt là 1/2; 1/4; 1/8, 1/16, 1/32. 1/64…1/1024.

- Nhỏ hồng cầu gà 1% vào tất cả các giếng, mỗi giếng 50µl.

- Lắc đều tấm nhựa ngưng kết, để ở nhiệt độ phòng, sau 20 phút đọc kết quả.

*Kết quả:

- Phản ứng dương tính: Hồng cầu ngưng kết thành những hạt lấm tấm nằm rải đều trên bề mặt đáy giếng như hình cái dù lộn ngược, giống như ở giếng đối chứng dương. Hiệu giá đọc ở giếng ngưng kết cuối cùng (trước ống không ngưng

kết). Thí dụ ngưng kết ở giếng thứ 6 thì hiệu giá ngưng kết là 1/64.

Phản ứng âm tính: Hồng cầu lắng xuống đáy thành cục tròn đỏ, nước ở trên trong, giống như ở giếng đối chứng âm.

Bảng 3.1. Sơ đồ tiến hành phản ứng HA 50 50 50 50 50 50 50 50 50 bỏ đi 50µ1 Giếng số Nguyên liệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng (-) (+) Nước sinh lý (µl) 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 Nước trứng chứa virus (µl) 50 50 Hiệu giá virus 1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 1/1024 Hồng cầu gà 1% (µl) 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50

3.5.3. Phương pháp xác định hiệu giá kháng thể Newcastle trong huyết thanh của gà ở đàn xảy ra bệnh. thanh của gà ở đàn xảy ra bệnh.

Tiến hành phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà HI - Haemagglutination Inhibition Test (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2010) để kiểm tra hiệu giá kháng thể Newcastle trong huyết thanh của gà ở đàn xảy ra bệnh.

* Chuẩn bị

- Hồng cầu gà 1% (chế như trong phản ứng HA)

-Huyết thanh của gà trong đàn đang xảy ra bệnh Newcastle: Bắt ngẫu nhiên một số gà trong đàn đang xảy ra bệnh Newcastle, lấy máu chắt huyết thanh riêng từng con để kiểm tra hiệu giá kháng thể.

- Kháng nguyên chuẩn: Virus Newcastle đã biết (Virus vacxin chủng Mukteswar) được xác định bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu gà và được pha ở hiệu giá chứa 4 đơn vị ngưng kết hồng cầu (4 đơn vị HA) để chắc chắn có ngưng kết khi làm phản ứng. Thí dụ virus vacxin chủng Mukteswar khi làm phản ứng ngưng kết hồng cầu, có hiệu gía ngưng kết là 1/256 (1 đơn vị HA) thì ở phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu này virus vacxin pha ở hiệu giá 1/64. Cách tính cụ thể: 1 đơn vị HA là 1/156 thì 4 đơn vị HA là 1/256 x 4 = 4/256 hay 1/64.

* Tiến hành phản ứng:

Phản ứng được tiến hành trên tấm nhựa ngưng kết (Microplates) có 96 giếng đáy chữ U hoặc đáy chữ V.

Bảng 3.2. Sơ đồ tiến hành phản ứng HI 25 25 25 25 25 25 bỏ đi 25 µl Ô giếng số Nguyên liệu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đối chứng (-) (+) Nước sinh lý (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 50 Huyết thanh gà cần kiểm tra (µl) 25 độ pha loãng HT 1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 Virus Newcastle chuẩn (4 đơn vị HA) (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 50 Hồng cầu gà 1% (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Lắc đều, để yên 30 phút.

Dùng micropipet nhỏ vào các giếng, từ giếng thứ nhất đến giếng thứ 8, mỗi giếng 25µl nước sinh lý. Sau đó cho vào giếng thứ nhất 25µl huyết thanh của gà cần kiểm tra hiệu giá kháng thể. Trộn đều rồi hút 25µl từ giếng thứ nhất sang giếng thứ hai. Trộn đều rồi hút 25µl từ giếng thứ 2 sang giếng thứ 3. Tiếp tục làm

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh newcastle trên đàn gà cáy củm tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37)