Kết quả chăn nuôi

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh newcastle trên đàn gà cáy củm tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 54)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Kết quả chăn nuôi

Tại trại chăn nuôi hợp tác xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên chăn nuôi chủ yếu theo mô hình trang trại. Chia làm 2 khu lớn là: khu trong là khu chăn nuôi các loài động vật như dê, ngựa, hươu; khu ngoài là khu chăn nuôi lợn và gà. Ở khu ngoài thì khu chăn nuôi gà được quy hoạch riêng, tách biệt với các khu vực khác như: khu nuôi lợn, khu nhà ở, kho chứa thức ăn, kho đựng chất độn chuồng, khu vực chứa phân. Xung quanh khu chăn nuôi gà có tường bao chắn bằng lưới mắt cáo, được trang thiết bị đầy đủ các hệ thống kênh thoát nước bên ngoài. Có hệ thống bạt che chắn gió và giữ ấm cho gà , ngoài ra còn các hệ thống ống dẫn nước, máng ăn, máng uống được cung cấp đầy đủ phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Nuôi gà phân đàn theo lứa tuổi với mục đích: tiện trong việc cho ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, tiêm phòng đồng thời tiến hành được công tác chọn lọc kịp thời, gây giống tốt.

Tại khu ngoài chăn nuôi chủ yếu là gia cầm, một số ít là lợn rừng, rừng lai. Trong trang trại khu ngoài gia cầm được nuôi là giống gà Cáy Củm với số lượng gần 1000 gà nuôi chủ yếu để nhân giống, bảo tồn và nghiên cứu các thí nghiệm cho dòng gà quý hiếm này.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật: khu chăn nuôi gà gồm 4 khu, chia khu úm gà (≥1 tháng tuổi), khu gà từ 1 - 3 tháng tuổi, khu gà từ 3 - 6 tháng tuổi, khu nuôi gà đẻ (gà trên 6 tháng tuổi).

4.1.2. Kết quả công tác thú y tại trại

Bên cạnh việc nuôi dưỡng thì công tác thú y cũng là vấn đề rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả chăn nuôi. Hiểu rõ điều này, tại các Trang trại luôn có kế hoạch chủ động trong việc phòng bệnh cho đàn gà.

 Phòng bệnh bằng vệ sinh

Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống. Trước khi vào khu vực chuồng nuôi phải thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng, đen khẩu trang, đội mũ chuyên dụng…

Sát trùng chuồng trại trước khi đưa gà vào chuồng nuôi và sau khi xuất chuồng. Khi có thời gian ngắn trống chuồng thì thực hiện công tác, vệ sinh quét dọn, tẩy uế, sát trùng, quét vôi, rắc vôi trước khi nuôi đợt gà mới.

Sát trùng chuồng trại định kỳ 2 lần/ tuần trong suốt quá trình nuôi, và 1 lần. tuần đối với môi trường bên ngoài chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng vetvaco-iodine hoặc rắc vôi bột.

Sát trùng chuồng trại khi xung quanh có dịch bệnh đe dọa, khi trong trại có dịch bệnh và sau khi khỏi dịch bệnh.

Sát trùng chuồng trại trước và sau khi chủng ngừa vacxin 1 - 2 ngày. Vì chủng ngừa vacxin chính là đưa mầm bệnh vào cơ thể gà, vậy nên nếu như môi trường bên ngoài có quá nhiều mầm bệnh thì nguy cơ phát bệnh sau khi chủng ngừa là rất cao hoặc khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sẽ bị hạn chế. Do đó việc vệ sinh và phun thuốc sát trùng vào chuồng trước và sau khi chủng ngừa vacxin là việc rất cần thiết và sẽ giúp cho việc chủng ngừa đạt hiệu quả cao.

 Phòng bệnh bằng thuốc và vacxin

Việc phòng bệnh bằng vệ sinh chỉ ngăn cản được sự xâm nhập và phát triển của mầm bệnh chứ không tiêu diệt được mầm bệnh. Do vậy công tác phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cũng góp phần rất quan trọng trong công tác phòng bệnh cho đàn gà.

Bảng 4.1. Lịch dùng vacxin cho gà Cáy củm tại trại

Ngày tuổi Tên vacxin Phòng bệnh Cách chủng

7 Lasota newcastle Nhỏ mắt Gumboro lần 1 Gumboro Nhỏ miệng 21 ND-IB Newcastle + IB Uống

Gumboro lần 2 Gumboro Nhỏ miệng 35 Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng Tiêm dưới da 45 Newcastle H1 Newcastle Tiêm dưới da Sau đó cách 3 tháng tiêm nhắc lại tụ huyết trùng và Newcastle H1 từ mũi đầu tiên.

Bảng 4.2. Lịch sử dụng thuốc tại trang trại

Tên thuốc Thành phần Mục đích Liều lượng

Úm gia cầm

Ampicillin, Erythromocin, tá dược đặc biệt (vitamin

A, D3, E, bột đậu tương, Glucose, Điện Giải)

Tiêu Lòng đỏ, phòng bệnh cho gà úm 2g/1 lít nước Vimecox – SPE3 sulfachloropyrazine, Diaveridine, Vitamin K, tá dược đặc biệt Phòng bệnh cầu trùng 1g/lít nước MARCOC STOP sulfadimethoxine, trimethoprime, tá dược đặc biệt Phòng bệnh cầu trùng 1g/lít nước Baycox® 2,5 % Toltrazuri Đặc trị cầu trùng 1ml/lít nước

Hanzuril – 25 Toltrazuri, tá dược

đặc biệt Đặc trị cầu trùng 1ml/lít nước Vita B – complex + K3+ C Vitamin nhóm B, vitamin K3, Vitamin C, Kích thích thèm ăn, tăng sức đề kháng 1g/2 lít nước HANVIT K & C Vitamin K3, vitamin C Cầm máu 1g/lít nước

SORBITOL B12V

Sorbitol, L - Lysin, Methionin, Vitamin B12,

glucoza

Giải độc gan 2g/lít nước

BRON-E Bromhexin HCL, Eucalyptol

Giảm ho long đờm,

giãn phế quản 1ml/2 lít nước Flo-Doxy Flofenicol, Doxycycline Hen khẹc, CRD 1g/2 lít nước

Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh, bằng thuốc và bằng vacxin tại trại

Nội dung Số lượng (con) Kết quả Số lượng khỏi bệnh Tỷ lệ (%)

Chăm sóc, nuôi dưỡng An toàn

Gà cáy củm > 6 tháng tuổi 183 183 100,00 Gà cáy củm > 3 - 6 tháng tuổi 187 187 100,00 Gà cáy củm > 1 - 3 tháng tuổi 275 275 100,00 Gà cáy củm ≤ 1 tháng tuổi 150 150 100,00 Phòng bệnh bằng vacxin An toàn Lasota 550 550 100,00 Gumboro 550 550 100,00 Tụ huyết trùng 550 550 100,00 Newcastle 550 550 100,00 Phòng bệnh bằng thuốc An toàn Vimecox – SPE3 50 44 88,00 MARCOC STOP 50 46 92,00 Điều trị bệnh Khỏi Bệnh Newcastle (con) 51 27 52,94 Công tác khác An toàn Sát trùng chuồng trại (lần) 55 55 100,00

4.2. Tình hình bệnh Newcastle trên đàn gà nuôi tại trang trại trong thời gian thực tập 28/05/2020 - 27/11/2020)

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh newcastle trên đàn gà cáy củm tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)