Sơ đồ tiến hành phản ứng HI

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh newcastle trên đàn gà cáy củm tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)

Ô giếng số Nguyên liệu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đối chứng (-) (+) Nước sinh lý (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 50 Huyết thanh gà cần kiểm tra (µl) 25 độ pha loãng HT 1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 Virus Newcastle chuẩn (4 đơn vị HA) (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 50 Hồng cầu gà 1% (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 Lắc đều, để yên 30 phút.

Dùng micropipet nhỏ vào các giếng, từ giếng thứ nhất đến giếng thứ 8, mỗi giếng 25µl nước sinh lý. Sau đó cho vào giếng thứ nhất 25µl huyết thanh của gà cần kiểm tra hiệu giá kháng thể. Trộn đều rồi hút 25µl từ giếng thứ nhất sang giếng thứ hai. Trộn đều rồi hút 25µl từ giếng thứ 2 sang giếng thứ 3. Tiếp tục làm như vậy đến giếng thứ 8, trộn đều rồi hút bỏ đi 25µl. Như vậy huyết thanh của gà cần kiểm tra được pha loãng theo bậc 2 lần lượt từ giếng thứ nhất đến giếng thứ 8 là : 1/2, 1/4 , 1/8, 1/16, 1/32. 1/64. 1/128, 1/256.

- Cho 25µl dịch virus Newcastle chuẩn có hiệu giá 4HA vào tất cả các giếng từ giếng 1 đến giếng 8.

- Lắc đều tấm nhựa ngưng kết, sau đó để ở nhiệt độ phòng 30 phút cho kháng thể tác động đến kháng nguyên

- Cho 25µl hồng cầu gà 1% vào tất cả các giếng.

- Lắc đều tấm nhựa ngưng kết, để ở nhiệt độ phòng 30 phút rồi đọc kết quả. * Kết quả: Nếu trong huyết thanh của gà có chứa kháng thể Newcastle thì kháng thể này sẽ trung hòa virus Newcastle chuẩn, do đó không còn virus để làm ngưng kết hồng cầu gà.

Căn cứ vào hiện tượng ngưng kết hồng cầu của phản ứng, có thể xác định được hàm lượng kháng thể Newcastle có trong huyết thanh của gà. Hàm lượng kháng thể càng cao thì khả năng trung hòa virus càng lớn và ngược lại. Hiệu giá kháng thể trong phản ứng ngăn trở ngưng kết là độ pha loãng lớn nhất của huyết thanh có thể ngăn cản hoàn toàn sự ngưng kết hồng cầu của virus Newcastle. Ví dụ, hiện tượng gây ngưng kết chỉ bắt đầu nhận thấy ở giếng thứ 6 thì hiệu giá kháng thể là 1/64.

3.5.4. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh Newcastle ở gà Cáy Củm

 Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của gà bị bệnh Newcastle Phương pháp chủ yếu là quan sát những biểu hiện của con gà: thể trạng, niêm mạc, mào, tích, trạng thái phân, vận động, ăn uống. Ghi lại số gà có triệu chứng và biểu hiện của gà bệnh.

 Phương pháp xác định tổn thương do virus Newcastle gây ra

Mổ khám những gà bị bệnh Newcastle, quan sát bằng mắt thường các phần khí quản, phổi, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, thành ruột, van hồi manh tràng, túi khí. Chụp ảnh những vùng có bệnh tích điển hình.

3.5.5. Sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle và xử lý khi gà mắc bệnh Newcastle

+ Sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle - Vacxin Lasota

Lần 1: Lúc gà 7 ngày tuổi. Pha vacxin với nước sinh lý, nhỏ vào miệng cho từng con

Lần 2: Lúc gà 21 ngày tuổi. Pha vacxin với nước sinh lý, nhỏ vào miệng cho từng con.

- Vacxin Newcastle H1: lúc gà 45 ngày tuổi. đưa thuốc bằng đường tiêm dưới da.

Tiêm nhắc lại vacxin Newcastle H1 sau 3 tháng cho đối các gà nuôi lâu dài.

+ Xử lý khi gà mắc bệnh Newcastle

- Nếu đàn mới chớm nhiễm có thể dùng Vắc xin nhược độc cho gà còn khoẻ. - Nếu tỉ lệ trong đàn nhiễm cao nên sử dụng kháng thể. Sau đó 2 tuần làm lại vắc xin cho toàn đàn.

- Sử dùng thuốc bổ trợ: Paracetamol để hạ sốt

Gluco KC để nâng cao sức đề kháng.

Dùng thêm kháng sinh đề phòng bội nhiễm vi khuẩn kế phát.

3.5 6. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng cách tính tỷ lệ theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2002), trên phần mềm Excel.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả chăn nuôi, công tác thú y tại trại

4.1.1. Kết quả chăn nuôi

Tại trại chăn nuôi hợp tác xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên chăn nuôi chủ yếu theo mô hình trang trại. Chia làm 2 khu lớn là: khu trong là khu chăn nuôi các loài động vật như dê, ngựa, hươu; khu ngoài là khu chăn nuôi lợn và gà. Ở khu ngoài thì khu chăn nuôi gà được quy hoạch riêng, tách biệt với các khu vực khác như: khu nuôi lợn, khu nhà ở, kho chứa thức ăn, kho đựng chất độn chuồng, khu vực chứa phân. Xung quanh khu chăn nuôi gà có tường bao chắn bằng lưới mắt cáo, được trang thiết bị đầy đủ các hệ thống kênh thoát nước bên ngoài. Có hệ thống bạt che chắn gió và giữ ấm cho gà , ngoài ra còn các hệ thống ống dẫn nước, máng ăn, máng uống được cung cấp đầy đủ phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Nuôi gà phân đàn theo lứa tuổi với mục đích: tiện trong việc cho ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, tiêm phòng đồng thời tiến hành được công tác chọn lọc kịp thời, gây giống tốt.

Tại khu ngoài chăn nuôi chủ yếu là gia cầm, một số ít là lợn rừng, rừng lai. Trong trang trại khu ngoài gia cầm được nuôi là giống gà Cáy Củm với số lượng gần 1000 gà nuôi chủ yếu để nhân giống, bảo tồn và nghiên cứu các thí nghiệm cho dòng gà quý hiếm này.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật: khu chăn nuôi gà gồm 4 khu, chia khu úm gà (≥1 tháng tuổi), khu gà từ 1 - 3 tháng tuổi, khu gà từ 3 - 6 tháng tuổi, khu nuôi gà đẻ (gà trên 6 tháng tuổi).

4.1.2. Kết quả công tác thú y tại trại

Bên cạnh việc nuôi dưỡng thì công tác thú y cũng là vấn đề rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả chăn nuôi. Hiểu rõ điều này, tại các Trang trại luôn có kế hoạch chủ động trong việc phòng bệnh cho đàn gà.

 Phòng bệnh bằng vệ sinh

Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống. Trước khi vào khu vực chuồng nuôi phải thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng, đen khẩu trang, đội mũ chuyên dụng…

Sát trùng chuồng trại trước khi đưa gà vào chuồng nuôi và sau khi xuất chuồng. Khi có thời gian ngắn trống chuồng thì thực hiện công tác, vệ sinh quét dọn, tẩy uế, sát trùng, quét vôi, rắc vôi trước khi nuôi đợt gà mới.

Sát trùng chuồng trại định kỳ 2 lần/ tuần trong suốt quá trình nuôi, và 1 lần. tuần đối với môi trường bên ngoài chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng vetvaco-iodine hoặc rắc vôi bột.

Sát trùng chuồng trại khi xung quanh có dịch bệnh đe dọa, khi trong trại có dịch bệnh và sau khi khỏi dịch bệnh.

Sát trùng chuồng trại trước và sau khi chủng ngừa vacxin 1 - 2 ngày. Vì chủng ngừa vacxin chính là đưa mầm bệnh vào cơ thể gà, vậy nên nếu như môi trường bên ngoài có quá nhiều mầm bệnh thì nguy cơ phát bệnh sau khi chủng ngừa là rất cao hoặc khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sẽ bị hạn chế. Do đó việc vệ sinh và phun thuốc sát trùng vào chuồng trước và sau khi chủng ngừa vacxin là việc rất cần thiết và sẽ giúp cho việc chủng ngừa đạt hiệu quả cao.

 Phòng bệnh bằng thuốc và vacxin

Việc phòng bệnh bằng vệ sinh chỉ ngăn cản được sự xâm nhập và phát triển của mầm bệnh chứ không tiêu diệt được mầm bệnh. Do vậy công tác phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cũng góp phần rất quan trọng trong công tác phòng bệnh cho đàn gà.

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh newcastle trên đàn gà cáy củm tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)