1.5.1. Đặc điểm thị trường EU
Nhìn chung, thị trƣờng quốc tế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Trƣớc đây, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, các nƣớc láng giềng nhƣ Lào, Campuchia và Thái Lan (năm 1996 xuất khẩu sang 50 nƣớc và vùng lãnh thổ, năm 2000 là 90 nƣớc và vùng lãnh thổ, năm 2004 là trên 100 nƣớc và vùng lãnh thổ, năm 2005 là 133 nƣớc và vùng lãnh thổ), thì hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang đƣợc bán ở hầu hết trên thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên EU là thị trƣờng quan trọng nhất mà ngành thủ công mỹ nghệ cần chọn làm thị trƣờng mục tiêu.
EU luôn là đối tác thƣơng mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-EU đạt trên 33,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 24,3 tỷ USD tăng 19%, nhập khẩu đạt trên 9,4 tỷ USD, tăng 7,5%.
Theo trang báo http://baocongthuong.com.vn/ bài viết “Đƣa hàng thủ công mỹ nghệ tiến sâu vào thị trƣờng EU” thì EU là thị trƣờng truyền thống và quan trọng của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Đơn cử, ngay tháng đầu tiên của năm 2014, giá trị xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào một số thị trƣờng trong khối tăng mạnh so với cùng kỳ nhƣ: Đức đạt 3,19 triệu USD, tăng 26,43%; Hà Lan đạt 868 nghìn USD, tăng 23,1%; Tây Ban Nha đạt 572 nghìn USD, tăng 24%; Thụy Điển 449 nghìn USD, tăng 30%...
EU là thị trƣờng truyền thống, quan trọng nhƣng cũng khá “khó tính” trong nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Cách mà nhiều doanh Việt lựa chọn để vƣợt qua rào cản, ngày càng tiến sâu hơn vào thị trƣờng này là đầu tƣ kỹ lƣỡng cho thiết kế, đẩy mạnh nghiên cứu thị trƣờng, không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ lao động…
Trong khi đó, khả năng tiếp cận thị trƣờng EU của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn khó tiếp cận đƣợc thị trƣờng này. Ông Claudio Dordi, Trƣởng nhóm tƣ vấn kỹ thuật Dự án EU-MUTRAP cho biết, ngành phân phối của các nƣớc thành viên EU có đặc điểm chung là coi EU nhƣ một thể thống nhất. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt cơ bản giữa các nƣớc thành viên EU là thói quen tiêu dùng theo đặc trƣng vùng miền và luật lệ từng nƣớc thành viên điều chỉnh bán lẻ.
Chính vì vậy, để hàng hóa có thể bán tại thị trƣờng EU, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc tìm hiểu rõ Luật kiểm dịch của EU, quy định về việc dán nhãn mác, cách đóng gói cũng nhƣ các tiêu chuẩn về an toàn hạt chống ẩm, chất chống mốc, sơn… còn cần quan tâm đến thói quen tiêu dùng cũng nhƣ tiêu chuẩn riêng của các nƣớc thành viên.
1.5.2. Các đối thủ cạnh tranh của công tyĐối thủ trên thị trường Quốc tế: Đối thủ trên thị trường Quốc tế:
Năm 2012, Trung Quốc là nƣớc xuất khẩu sản phẩm mây tre liễu gai lớn nhất thế giới. Tại thị trƣờng thủ công mỹ nghệ của EU,Trung Quốc là nƣớc thi phần lớn. Trung Quốc đã chiếm khoảng 70,2% giá trị xuất khẩu của toàn thế giới, đạt 1.236.451 ngàn USD, giảm 1% hàng năm trong giai đoạn 2008- 2012. Đặc biệt mặt hàng HS 460219 có xuất xứ từ nƣớc Trung Quốc đang đạt mức tăng trƣởng cao, và là một trong những mặt hàng xuất khẩu của nƣớc này đang đƣợc ƣa chuộng. Ngoài ra, Indonesia (với tốc độ tăng trƣởng 14% hàng năm trong giai đoạn 2008-2013) hiện là nƣớc xuất khẩu mặt hàng HS.4602 lớn thứ 3 trên thế giới, cũng là đối thủ xuất khẩu cạnh tranh lớn khác của Việt Nam. Đặc biệt, Mexico hiện cũng đang nổi lên thành một trong những đối thủ cạnh tranh mới, với tốc độ tăng trƣởng trung bình đáng nể 38%/ năm. Riêng trong khu vực Nam Á, một đối thủ cạnh tranh khác của Việt Nam là Ấn Độ. Ấn Độ là nƣớc có tiềm năng xuất khẩu hàng TCMN. Tuy trong giai đoạn 2008-2013, xuất khẩu hang TCMN của Ấn Độ bị giảm 19% nhƣng theo “Báo cáo điều tra cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề hội nhập-ngành thủ công mỹ nghệ” của VCCI năm 2011 thì “Ấn Độ cũng đƣợc dự báo là một cƣờng quốc mới về hàng TCMN”. Mặt hàng mây tre liễu gai là thế mạnh của công ty Nhật Thắng. Trong năm 2013 giá trị của mặt hàng này đƣợc công ty xuất khẩu sang thị trƣờng EU là 483,051.82 USD.
Về sản phẩm gốm sứ, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ luôn đứng đầu trong nhóm hàng TCMN của Việt Nam. Trong năm 2013 xuất khẩu hàng gốm sứ đạt 151,3 triệu USD, chiếm 4,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Riêng sản phẩm gốm sứ của công ty Nhật Thắng xuất khẩu sang thị trƣờng EU là 205 nghìn USD chiếm 29.79% tổng giá trị hàng TCMN xuất sang thị trƣờng EU. Thách thức hiện nay đối với công ty Nhật Thắng cũng nhƣ những doanh nghiệp làm hàng gốm sứ xuất khẩu ngoài sự biến động của giá nhiên liệu thƣờng xuyên tang cao thì sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quyết liệt. Việt Nam đƣợc xếp thứ hai trong top 5 quốc gia xuất khẩu gốm sứ hàng đầu trên thế giới. Trung Quốc là nƣớc đứng đầu, tuy nhiên so sánh tổng giá trị xuất khẩu thì Việt Nam kém 3,5 lần. Gốm sứ của nƣớc ta đang đối mặt trực tiếp với Trung Quốc, Mexico, Thái Lan, Ấn Độ. Đặc biệt, các nƣớc này đều có giá trị xuất khẩu sang thị trƣờng EU là cao.
Các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc
Theo website http://yellowwpage.vnn.vn tổng số các doanh nghiệp thuộc ngành hàng thủ công mỹ nghệ là 817 doanh nghiệp. Công ty TNHH Nhật Thắng là công ty có quy mô nhỏ, tuy nhiên lại có doanh số cao và có uy tín trong ngành. Vì có quy mô nhỏ, lại là công ty tƣ nhân nên công ty bị bất lợi nhất định trong một số vấn đề.
Trong số 817 doanh nghiệp này, phải kể đến công ty cổ phần Atexport, tiền thân là doanh nghiệp nhà nƣớc. Chính vì vậy ngay khi đã cổ phần, công ty này vẫn là công ty hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Atexport có lợi thế về kinh nghiệm, nguồn vốn, đặc biệt là sự hỗ trợ từ Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ - Vietcraft. Thị trƣờng EU cũng là thị trƣờng truyền thống của Atexport.
Kế tiếp là các hợp tác xã thủ công mỹ nghệ, đây là tổ chức đƣợc đƣợc nhà nƣớc “chăm sóc” nên có lợi thế về vốn, máy móc. Hơn thế các hợp tác xã nằm ở các làng nghề nên có lợi thế về nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu. Đây chính là đe dọa cho công ty TNHH Nhật Thắng, với nguy cơ không có nguyên liệu đầu vào hoặc giá nguyên liệu cao. Các hợp tác xã thủ công mỹ nghệ có mặt hầu hết các tỉnh Bắc, Trung, Nam. Nhƣ hợp tác xã TCMN An Dƣơng – Hải Phòng, Hợp tác xã TCMN Hải Dƣơng, hợp tác xã TCMN Vĩnh Phƣớc – Khánh Hòa, hợp tác xã TCMN Quang Minh – Tiền Giang …
Thêm vào đó, các công ty tƣ nhân trong lĩnh vực xuất khẩu TCMN ngày càng tăng về số lƣợng. Phần lớn là các công ty có quy mô vừa và nhỏ, tuy nhiên lại là những công ty năng động, có những lợi thế đi sau nhất định. Những công ty đáng chú ý nhƣ Công ty TNHH Phú Nghĩa, Công ty Cổ phần XNK Atex Thăng Long, Công ty TNHH Nhất Linh.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT THẮNG