Để thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc xuất khẩu nêu trên, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
3.3.1 Giải pháp về vốn
Qua nghiên cứu tình hình kinh doanh của công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Nhật Thắng, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động huy động và sử dụng vốn của công ty thời gian qua chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Công ty vẫn chƣa khai thác hiệu quả các nguồn vốn và vẫn có hiện tƣợng lãng phí trong việc sử dụng vốn.
Một số mặt hàng đƣợc đầu tƣ khai thác nhƣng chƣa đem lại hiệu quả chƣa cao. Những vấn đề trên đã gây ảnh hƣởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của công ty. Nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Huy động vốn: công ty cần phải chú trọng khai thác triệt để những nguồn vốn sẵn có đồng thời tìm kiếm và thu hút đối tác đầu tƣ liên doanh, liên kết kinh tế trong và ngoài nƣớc.
- Sử dụng vốn:
+ Công ty có thể tích cực đầu tƣ vào kinh doanh các mặt hàng tinh chế có giá trị thƣơng phẩm cao trên thị trƣờng.
+ Cắt giảm mọi chi phí không cần thiết, tiến hành thực hiện phƣơng châm tiết kiệm trong mọi hoạt động cuả quá trình kinh doanh.
+ Đẩy mạnh tiến độ thực hiện hợp đồng, thực hiện tốt công tác thanh toán với ngƣời mua, để đảm bảo quá trình thu hồi vốn và tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn.
3.3.2 Giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Nhật Thắng có một ƣu điểm lợi thế đó là công ty đã tự xây dựng đƣợc một cơ sở sản xuất đảm bảo nguồn hàng ổn định cho việc xuất khẩu. Chất lƣợng hàng đƣợc giám sát và kiểm tra thƣờng xuyên chặt chẽ phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả xuất khẩu, công ty cần chú trọng vào việc đa dạng hóa sản phẩm cả về chất liệu, mẫu mã và chủng loại sản phẩm, đồng thời đảm bảo mức độ chau chuốt, đồng đều, an toàn cũng nhƣ khả năng chống mối mọt, cong vênh của sản phẩm.Để có thể làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp cần đầu tƣ trang bị máy móc, thiết bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần thƣờng xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động.
Công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Nhật Thắng hiện nay thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc. Điều này có điểm thuận lợi đó là giá thành nguồn nguyên liệu thấp, số lƣợng lớn tuy vậy việc khai thác ồ ạt nguồn nguyên liệu sẵn có đang dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và công ty có thể đứng trƣớc một rủi ro là việc bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài sẽ không đảm bảo đƣợc tính ổn định trong việc sản xuất hàng hóa. Do vậy, doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc thu thập nguồn nguyên liệu và tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới để có thể đảm bảo sản xuất ổn định và liên tục hơn.
3.3.3 Giải pháp về marketing sản phẩm
Ngày nay, quảng cáo đã thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu cho tất cả các công ty trong việc mở rộng kinh doanh và đẩy mạnh số lƣợng sản phẩm xuất khẩu.Tuy vậy, trong thời gian qua, công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm chƣa đƣợc công ty chú trọng và quan tâm khai thác thích đáng.Do vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, công ty cần phải xây dựng một kế hoạch quảng cáo lâu dài và phù hợp với điều kiện của công ty. Trƣớc mắt công ty có thể áp dụng một số biện pháp quảng cáo sau:
- Quảng cáo công ty và sản phẩm xuất khẩu của công ty bằng cách tăng cƣờng tham dự các hội chợ triển lãm hàng về có liên quan tới hàng quà tặng, đồ gỗ trên thế giới.
- Quảng cáo sản phẩm xuất khẩu qua internet thông qua các trang thƣơng mại điện tử, qua các công cụ tìm kiếm
- Xây dựng website thành trang web không chỉ là trang giới thiệu sản phẩm mà còn là trang web thƣơng mại có các công cụ đặt hàng và thể giao dịch đặt hàng trực tiếp trên đó.
Tuy nhiên để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động quảng cáo thì công ty cần phải chú trọng vào các vấn đề sau:
+ Công ty cần xác định rõ ràng mục đích của quảng cáo trƣớc khi tiến hành một chƣơng trình quảng cáo. Mục đích quảng cáo có thể là tìm thị trƣờng cho mặt hàng mới, phát triển thị phần cho hàng hóa đã có mặt ở thị trƣờng hoặc có thể là tăng kim ngạch xuất khẩu.
+ Dự kiến ngân sách tài chính quảng cáo. Một chƣơng trình quảng cáo có tính hiện thực phải phù hợp với khả năng tài chính của công ty, do vậy có thể đánh giá đƣợc tính hiện thực của chƣơng trình quảng cáo khi đánh giá và xem xét chi phí bỏ ra để thực hiện các chƣơng trình quảng cáo.
+ Sau khi tiến hành quảng cáo cần phải thực hiện việc đánh giá kết quả của chƣơng trình quảng cáo đem lại. Nội dung phân tích đánh giá hiệu quả của chƣơng trình quảng cáo tập trung vào số lƣợng hàng sản xuất ra, kim nghạch và lợi nhuận của số lƣợng hàng xuất khẩu.
3.3.4 Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình xuất khẩu
Trong quá trình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, công ty đã từng gặp những rủi ro nhất định nhƣ: bạn hàng không đủ khả năng thanh toán, thanh toán chậm, hàng trong quá trình xuất khẩu bị mất mát, hƣ hỏng, thiếu sót trong việc chuẩn bị thủ tục giấy tờ...Những điều này có thể dẫn đến những khiếu nại tranh chấp đáng tiếc. Do vậy, để có thể tránh hoặc ít nhất là hạn chế những rủi ro xảy ra, công ty có thể xem xét các cách thức giải quyết sau đây:
- Biện pháp hạn chế rủi ro: có nhiều biện pháp hạn chế rủi ro tùy thuộc vào phƣơng thức xuất khẩu công ty lựa chọn. Ví dụ nhƣ: thanh toán tiền hàng theo hình thức thƣ tín dụng đã đƣợc xác nhận và không thể hủy ngang hơn là hình thức" thanh toán bằng tiền mặt khi nhìn thấy chứng từ" thì phải bao gồm cả điều khoản điều chỉnh gía trong hợp đồng giao hạn kỳ hạn, cải thiện chất lƣợng sản phẩm và giám sát chất lƣợng phải đƣợc đảm bảo tốt hơn trƣớc những lời phàn nàn về độ tin cậy đối với sản phẩm đó.
- Chia sẻ rủi ro bằng cách: Đảm bảo hàng xuất khẩu của công ty không tập trung tất cả vào một thị trƣờng mà mỗi sản phẩm vào mỗi kênh phân phối.
Luôn luôn tìm kiếm các khách hàng mới, các thị trƣờng mới và tìm cách giới thiệu và quảng bá cho các sản phẩm mới.
Giải quyết rủi ro qua bảo hiểm:
+ Mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: chuyển trách nhiệm về những rủi ro có tính thƣơng mại hoặc chính trị của hàng hóa theo hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
+ Bảo hiểm về độ tin cậy: Bảo hiểm trong trƣờng hợp có những sự kiện cáo về độ tin cậy của mặt hàng đến ngƣời sản xuất.