2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu sang
2.2.1 Phân tích thực trạng xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng
sang thị trƣờng EU của công ty TNHH Nhật Thắng
2.2.1 Phân tích thực trạng xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng EU của công ty TNHH Nhật Thắng EU của công ty TNHH Nhật Thắng
Công ty TNHH Nhật Thắng đã thực hiện xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu theo quy trình sau:
Hình 2.1. Sơ đồ quá trình xây dựng chiến lƣợc của công ty • Xác định mục tiêu
Các mục tiêu của kế hoạch dài hạn công ty xác định dựa trên các căn cứ:
- Căn cứ vào phân đoạn thị trƣờng của công ty. Mặt hàng TCMN là hàng mọi tầng lớp có thể có nhu cầu. Tuy nhiên mỗi quốc gia, mỗi khu vực có thị hiếu, thẩm mỹ khác nhau. Vì vậy công ty xác định mục tiêu là phát triển các sản phẩm phục vụ tất cả các khách hàng và tất cả các khu vực.
- Đề ra mục tiêu dựa trên kết quả của tình hình thực hiện kế hoạch ở giai đoạn trƣớc. Chẳng hạn nhƣ để đề ra mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2014-2020 công ty đã căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2007-2013. Trong giai đoạn 2007-2013, công ty đã đề ra mục tiêu tăng doanh thu trên tất cả các thị trƣờng 120%.
• Phân tích môi trƣờng kinh doanh:
* Môi trường bên ngoài
Xác định mục tiêu Phân tích MTKD Đề ra các giải pháp chiến lƣợc Lựa chọn chiến lƣợc
- Môi trƣờng nền kinh tế, Việt Nam đã tham gia vào WTO là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác đƣợc hƣởng lợi từ các điều khoản của hiệp định do tổ chức này quy định. Nhu cầu ổn định của thị trƣờng thế giới đối với những phụ kiện dùng trong nhà và hàng quà tặng ngày càng tăng.
- Các đối thủ cạnh tranh nhƣ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN của Trung Quốc, là nơi luôn có giá cạnh tranh nên công ty phải khó khăn để đƣa ra quyết định về giá.
- Môi trƣờng ngành: Trong môi trƣờng ngành kinh tế công ty hầu nhƣ không phân tích đến, yếu tố đƣợc công ty quan tâm nhất chính là phân tích nội bộ công ty.
* Môi trường bên trong
Trong nội bộ công ty , đã tiến hành 2 vấn đề sau: + Năng lực kĩ thuật của nhà máy còn chƣa đƣợc tốt.
+ Nguồn hàng thu từ các cơ sở làng nghề và các hộ dân không ổn định
• Đề ra các chiến lƣợc
Sau khi phân tích môi trƣờng kinh doanh công ty đã lựa chọn chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm và chiến lƣợc cải tiến sản phẩm
+ Chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm :
Đây là mô hình chiến lƣợc nhằm hƣớng phát triển đồng thời những sản phẩm mới và những thị trƣờng mới. Chiến lƣợc này dựa vào một sự thay đổi nghề và khả năng của doanh nghiệp. Muốn vậy, một trong những điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải có khả năng làm chủ các nhân tố cốt yếu thành công của các phân loại hoạt động chiến lƣợc mới.
Thứ nhất là chiến lƣợc mở rộng mặt hàng từ sản phẩm truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thƣờng xuyên biến động.
Thứ hai là chiến lƣợc liên kết dọc: Theo hƣớng chiến lƣợc này, doanh nghiệp có thể phát triển một hoạt động trên cơ sở nghề ban đầu của mình về phía trên (cung ứng). Công ty Nhật Thắng đã tiến hành chiến lƣợc này bằng cách hợp đồng với các cơ sở làng nghề để đƣợc cung cấp sản phẩm đa dạng hơn và ổn định hơn.
+ Chiến lƣợc cải tiến sản phẩm :
Đây là chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới tiêu thụ ở các thị trƣờng hiện tại của công ty. Sản phẩm mới có thể lựa chọn theo chiến lƣợc này là sản phẩm mới cải tiến, sản phẩm mới hoàn toàn (do bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty thiết kế hoặc mua bằng sáng chế từ cơ quan nghiên cứu), sản phẩm mới mô phỏng.
Bên cạnh sự đa dạng sản phẩm bằng cách mua từ các cơ sở khác, bản thân công ty Nhật đã rất nỗ lực trong khâu thiết kế mẫu mã, tìm tòi cách sản xuất tốt nhất, luôn cập nhật các loại sơn, keo tốt nhất.
• Các giải pháp thực hiện mục tiêu:
Để thực thi tốt chiến lƣợc đã đƣợc lựa chọn. Công ty đã dùng các giải pháp sau :
- Tìm hiểu kĩ lƣỡng thị hiếu của khách hàng từng khu vực. Phân loại sản phẩm để sản xuất theo các đồi tƣợng khách hàng mục tiêu.
- Nghiên cứu biện pháp đầu tƣ phát triển mở rộng sản xuất.
- Nghiên cứu để cải tiến công nghệ ép tre, xử lý nguyên liệu lá nhƣ lá cọ, bèo tây ... tránh mốc và mối mọt
- Nghiên cứu tìm nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng hàng gốm sứ không đều. Tránh tình trạng hàng mẫu khách chọn là một màu và khi sản xuất hàng giao thì lại là một màu khác.
- Nghiên cứu và giữ vững thị trƣờng các sản phẩm TCMN.
- Tăng cƣờng tìm kiếm thị trƣờng mới, chăm sóc khách cũ.