Mô hình phổ biến và khung khổ lý thuyết về nền kinh tế xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi mở cho việt nam (Trang 27 - 32)

Đi từ trường phái kinh tế học xanh manh nha hình thành những năm đầu nửa cuối thế kỉ 20 và phát triển bùng nổ vào những năm cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, khái niệm “kinh tế xanh” ra đời như một hệ quả tất yếu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một định nghĩa, mô hình chung nhất nào về nền kinh tế xanh, các Quốc gia và các tổ chức Quốc tế đưa ra những định nghĩa khác nhau của riêng, từ đó xây dựng nên mô hình phát triển. Tuy nhiên, dù là hướng tiếp cận

nào, những mô hình về nền kinh tế xanh đều bao gồm 3 trụ cột chính:

(1) Phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, việc làm…); (2) Bền vững môi trường (giảm thiểu hàm lượng carbon và mức độ suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên v.v…); và

(3) Gắn kết xã hội (đảm bảo mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước các cơ hội mà nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành và có phẩm giá…

1.2.1. Những quan điểm về mô hình nền kinh tế xanh

Theo Chương trình môi trường LHQ (UNEP 2010), “kinh tế xanh” là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Nói cách khác, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên, hướng tới công bằng xã hội. Trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng về thu nhập và việc làm được tạo ra thông qua các khoản đầu tư của nhà nước và tư nhân giúp giảm thiểu phát thải CO2, giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên và ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Những khoản đầu tư cần phải được hỗ trợ bởi mục tiêu cải cách chi

tiêu chính sách công, và thay đổi các quy định. Con đường phát triển nên duy trì, tăng cường và, nếu cần thiết, xây dựng lại vốn tự nhiên như là một tài sản kinh tế quan trọng và là một nguồn lợi ích công cộng, đặc biệt là cho người nghèo mà sinh kế và bảo mật phụ thuộc vào thiên nhiên [49].

Khái niệm về một "nền kinh tế xanh" không thay thế “phát triển bền vững”, nhưng có một sự công nhận ngày càng tăng rằng việc đạt được tính bền vững cần dựa gần như hoàn toàn vào nền kinh tế. Nhiều thập kỷ tạo ra của cải mới thông qua một mô hình "kinh tế nâu" không giải quyết được những vấn đề gạt ra ngoài lề xã hội và sự cạn kiệt tài nguyên, và con người vẫn còn xa để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Tính bền vững là mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng chúng ta phải làm việc xanh hóa các nền kinh tế để ở đạt được những mục tiêu ở đó.

Báo cáo “Hướng tới nền kinh tế xanh – Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” (UNEP, 2011) nhận định các đặc điểm và vai trò to lớn của nền kinh tế xanh:

- Ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên. - Là trụ cột để giảm đói nghèo.

- Tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội.

- Sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

- Khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn. - Hướng tới lối sống đô thị bền vững và giao thông carbon thấp.

- Tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế nâu về dài hạn, đồng thời duy trì và phục hồi vốn tự nhiên.

Với các nước phát triển, phát triển kinh tế xanh được coi là một trong những nội dung của tái cơ cấu kinh tế nhằm phục hồi kinh tế sau khủng hoảng và duy trì lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Các nước này sử dụng kinh tế xanh như một công cụ để tạo lợi thế trong quan hệ quốc tế với các biện pháp: (1) Đưa ra các yêu cầu về phương pháp sản xuất, khai thác và chế biến sản phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường, (2) Áp dụng chính sách bảo hộ với các ngành kinh tế sạch, và (3) Gắn các điều kiện môi trường vào các thỏa thuận kinh tế với các nước đang phát triển.

Các nước đang phát triển cũng đánh giá cao những khía cạnh tích cực của kinh tế xanh như khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ, thúc đẩy hợp tác toàn cầu ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, với tiềm lực hạn chế, các quốc gia này cũng bày tỏ những quan ngại về phát triển kinh tế xanh: (1) Hạn chế về năng lực phát triển kinh tế xanh như thiếu vốn, công nghệ, nhân lực…(2) Xu hướng tách rời kinh tế xanh ra khỏi phát triển bền vững, do các nước phát triển và một số tổ chức quốc tế chỉ nhấn mạnh tới yếu tố môi trường trong phát triển kinh tế xanh mà không chú trọng tới hai trụ cột còn lại của phát triển bền vững là kinh tế và xã hội, và (3) Sự gia tăng bất bình đẳng trong quan hệ kinh tế Quốc tế, áp đặt các hàng rào bảo hộ và phân biệt đối xử đối với các quốc gia đang phát triển, hay không thực hiện đầy đủ các cam kết về hỗ trợ phát triển ODA.

Dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, thì xu thế hướng đến nền kinh tế xanh cũng là tất yếu trên toàn thế giới trong bối cảnh suy thoái môi trường, BĐKH và khủng hoảng an ninh lương thực, an ninh năng lượng như hiện nay. Các quốc gia này, đang dần vạch ra một lộ trình để tiến tới nền kinh tế xanh để đạt được sự phát triển bền vững, đó chính là con đường tăng trưởng xanh.

1.2.2. Những quan điểm về tăng trưởng xanh

Gần đây, mục tiêu “tăng trưởng xanh” đã được rất nhiều chính phủ của các nước đặt ra. Có thể xã hội đã tiến tới nấc phát triển cao hơn hoặc cũng có thể vấn đề xã hội và môi trường đang đe dọa nghiêm trọng đời sống con người tới giới hạn mà mục tiêu trên được coi trọng và đồng thuận cao như vậy.

Cho tới nay, chưa có một định nghĩa chung thống nhất về tăng trưởng xanh trong các cuộc bàn luận chính sách của các Quốc gia trên toàn thế giới. Khái niệm này có thể có phạm vi hẹp như đáp ứng một yêu cầu cụ thể đến sự kết hợp giữa giảm phát thải với tăng trưởng, đến một kế hoạch toàn diện nhằm cải thiện tính hiệu quả và tính bền vững về tài nguyên môi trường. Hiện tại có các quan điểm phổ biến về tăng trưởng xanh như sau:

Quan điểm về tăng trưởng xanh của chương trình môi trường LHQ

(UNEP)

Tháng 10/2008, Chương trình môi trường của LHQ (UNEP) đã công bố sáng kiến về nền kinh tế xanh (Green Economy Initiative – GEI) với mục tiêu hỗ trợ chính phủ các nước trong việc “xanh hóa” (greening) nền kinh tế của họ thông qua việc điều chỉnh quy mô và trọng tâm của chính sách, đầu tư và chi tiêu trong các lĩnh vực như công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên nước, giao thông xanh, quản lý chất thải, xây dựng xanh, nông, lâm nghiệp bền vững.

UNEP đã gộp những xu hướng xanh vào trong Nền kinh tế xanh. Những khái niệm này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thay đổi cơ cấu trong sản xuất và tiêu dùng. GEI cho rằng: “Một nền kinh tế xanh là nền kinh tế có sự cải thiện về đời sống và công bằng xã hội đồng thời giảm một các đáng kể những tổn hại về mặt môi trường và sinh thái”. Tháng 3/2009, trong khuôn khổ GEI, UNEP đã

đề xuất Global Green New Deal (GGND - Thỏa thuận xanh mới toàn cầu). GGND có ba mục tiêu chính: (1) phục hồi nền kinh tế, tạo ra việc làm và bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương; (2) giảm phát thải carbon và suy giảm hệ sinh thái, và (3) thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đạt các mục tiêu thiên niên kỷ và xóa bỏ nghèo cùng cực vào năm 2015.

Quan điểm về tăng trưởng xanh của OECD

Vào tháng 6/2009, Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) yêu cầu xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh trong cuộc họp của các Bộ trưởng để tìm kiếm một sự phục hồi kinh tế nhanh trong khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu thông qua sự phát triển bền vững về sinh thái và xã hội .

Theo quan điểm của OECD, “Tăng trưởng xanh là một cách để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên”.

 Quan điểm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của LHQ (UNESCAP). UNESCAP đã định nghĩa “tăng trưởng xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, với mục đích phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo sự bền vững về môi trường” [57]

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ xanh của nền kinh tế

Chỉ số nền kinh tế xanh toàn cầu (Global Green Economy Index- GGEI), xuất bản hàng năm bởi Công ty tư vấn Dual Citizen Inc [29] đo lường và xếp hạng sự am hiểu và việc thực hiện nền kinh tế xanh ở 27 quốc gia trên thế giới. Chỉ số này dựa trên bốn khía cạnh cơ bản của một nền kinh tế xanh như sau:

(1)Sự lãnh đạo và mức độ mà các nhà lãnh đạo quốc gia đầu tư cho các vấn đề liên quan đến kinh tế xanh ở trong nước và quốc tế.

(2)Chính sách trong nước và sự thành công của khung chính sách để thành công trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo tại các quốc gia.

(3)Đầu tư công nghệ sạch và cơ hội nhận thức và môi trường đầu tư công nghệ sạch tại mỗi quốc gia

(4)Du lịch xanh và mức độ cam kết thúc đẩy du lịch bền vững thông qua chính phủ các quốc gia.

Thiết kế chỉ tiêu: GGEI 2011 có 4 khía cạnh cơ bản như trên, trong đó lại chia

thành 12 mục phụ và bao gồm 35 tập dữ liệu như sau:

Hình 1.1: Bộ tiêu chí đo Chỉ số nền kinh tế xanh toàn cầu (GGEI) năm 2011

Nguồn: Dual Citizens (2011), trang 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi mở cho việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)