2.1. Khái quát chung về xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xan hở
2.1.1. Bối cảnh ban đầu của xu thế chuyển đổi
Một trong những hậu quả của quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong một thời kỳ dài là tài nguyên và chất lượng môi trường đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Do đó, từ những năm 1970 của thế kỷ XX, xu hướng phát triển kinh tế tại châu Âu đã có sự thay đổi theo hướng thân thiện với môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên thông qua chuyển đổi mô hình phát triển đầu tư vào khoa học công nghệ, xử lý ô nhiễm, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải [2]. Điều này được thể hiện qua những mô hình phát triển kinh tế mới, với việc tăng đầu tư vào phát triển khoa học- công nghệ, xử lý ô nhiễm, tài chế và tái sử dụng các chất thải…
Trong bối cảnh nhiều diễn biến phức tạp về ô nhiễm môi trường, an toàn năng lượng, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt,… các nước châu Âu đã và đang tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và bền vững [16] với những chiến lược cụ thể. Riêng giai đoạn 2002-2006, Liên minh châu Âu đã chi hơn 30 tỷ Euro cho các dự án phát triển kinh tế xanh tại các nước thành viên của khối này. Đến tháng 3-2009, EU đưa ra chương trình dài hạn “ Chính sách gắn kết châu Âu” với ngân sách đầu tư lên tới 105 tỷ Euro cho các dự án phát triển kinh tế xanh. Trong đó, 54 tỷ Euro dành để hỗ trợ các nước thành viên EU thực hiện đúng theo Hệ thống pháp luật về môi trường của khối này. 28 tỷ Euro dành cho các dự án cải thiện nguồn nước và quản lý rác thải.
Cho tới nay, nhiều nước trong tổng số 27 quốc gia thành viên EU đã đưa ra các
chỉ số giảm lượng khí thải nhà kính vào “Chương trình gắn kết quốc gia” [16].
Năm 2008, khi cả thế giới và châu Âu đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng về khí hậu và đa dạng sinh học (gia tăng phát thải khí gây “ hiệu ứng nhà kính” và mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng nhiên liệu (cú sốc giá nhiên liệu năm 2007-2008), khủng hoảng lương thực (giá lương thực thực phẩm tăng cao và tình trạng thiếu lương thực ở một số khu vực), khủng hoảng nước sạch (khan hiếm nước sạch) và nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 thì ý tưởng về “ kinh tế xanh” được Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) khởi xướng năm 2008, đã được các nước châu Âu hưởng ứng. Bởi thực tế cho thấy, mô hình kinh tế cũ, trong đó các hoạt động kinh tế dựa chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch và tăng trưởng nhanh nhờ sử dụng quá mức các nguồn lực tự nhiên mà không quan tâm đến vấn đề môi trường và xã hội, đã không còn phù hợp. Vì thế, cần phải tìm kiếm một mô hình, một phương thức phát triển kinh tế mới vừa giúp tăng trưởng kinh tế sau một giai đoạn suy giảm do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng, vừa đảm bảo chất lượng môi trường, giảm nguy cơ mất cân bằng sinh thái và rủi ro khí hậu, bảo đảm sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững và không làm gia tăng sự mất công bằng trong xã hội, tạo điều kiện để phát triển bền vững.
Xuất phát tự quan điểm này, nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế đã tập trung thảo luận về chủ đề kinh tế xanh. Gần đây chủ đề này được nhấn mạnh tại Hội nghị về phát triển bền vững (Rio+20) được tổ chức ở Braxin. Nhận thức về nền kinh tế xanh cho đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng, còn nhiều cách hiểu và cách gọi khác nhau: các nước phương Tây xác định là mô hình kinh tế xanh, các
nước đang phát triển hướng đến chiến lược tăng trưởng xanh, Trung Quốc tiến hành chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế với nội hàm phát triển xanh và xây dựng văn minh sinh thái làm trọng điểm, mô hình ở Thái Lan có tên gọi là “nền kinh tế đầy đủ…”. Dù với tên gọi nào thì tựu chung các quan điểm, nhận thức thống nhất là: Kinh tế xanh cùng với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là ba trụ cột của phát triển bền vững và đây là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển bền vững của các quốc gia. Đây là nền kinh tế thân thiện với môi trường, dựa vào năng lượng sạch, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, tiêu tốn ít nhiên liệu, đổi mới công nghệ, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, hướng đến mục đích là tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa kinh tế xanh là một mô hình kinh tế giúp nâng cao đời sống con người, cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và cân bằng sinh thái.
2.1.2. Các đặc điểm nổi bật của xu hướng chuyển sang nền kinh tế xanh ở EU.
2.1.2.1. Xu hướng tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế để chuyển đổi và phát triển những công nghệ sạch, sản xuất tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải carbon
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là cơ hội để Liên minh châu Âu, cũng như các quốc gia trên thế giới nhìn nhận lại mô hình tăng trưởng và tận dụng cơ hội đó để thúc đẩy chiến lược tăng trưởng xanh. Trong gói kích thích kinh tế của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, tỷ trọng dành cho khu vực “xanh” là tương đối lớn, một mặt là thúc đẩy tăng trưởng xanh, mặt khác, coi tăng trưởng xanh là động lực lớn cho phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.
Trong phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế, UNEP đã kêu gọi “Thoả thuận toàn cầu xanh mới" (Global Green New Deal – GGND) để phục hồi nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy việc làm trong khi đồng thời thúc đẩy cuộc chiến chống lại BĐKH, suy thoái môi trường và nghèo đói. Thỏa thuận này yêu cầu sự thực hiện và phối hợp "đầu tư xanh" của các nước G20, những quốc gia cũng đã áp dụng các chính sách giá cả bổ sung và thúc đẩy viện trợ quốc tế và hành động hỗ trợ khác của GGND. Dựa trên một báo cáo của UNEP [51], hơn 460 tỷ trong ước tính 3,1 nghìn tỷ USD (khoảng 15%) trong gói kích thích kinh tế được đầu tư trong năm lĩnh vực quan trọng:
• Tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà cũ và mới;
• Công nghệ năng lượng tái tạo, như gió, công nghệ năng lượng mặt trời, địa nhiệt và sinh khối;
• Công nghệ giao thông vận tải bền vững, chẳng hạn như xe lai, đường sắt tốc độ cao và hệ thống xe buýt vận chuyển tốc độ cao;
• Cơ sở hạ tầng sinh thái của hành tinh, bao gồm nước ngọt, rừng, đất và các rạn san hô;
• Bền vững nông nghiệp, bao gồm cả sản xuất hữu cơ.
Tại Châu Âu, Ủy ban châu Âu đã thông qua gói kích thích kinh tế “năng lượng – khí hậu” tháng 1/2008, với mục tiêu “3 lần 20”: giảm 20% lượng khí nhà kính, 20% tiêu thụ năng lượng và tăng sử dụng 20% năng lượng tái tạo đến năm 2020 trong EU. Trong thập kỷ qua, chuyển đổi hệ thống năng lượng đã trở thành giới hạn mới và không báo trước của châu Âu. Bắt đầu từ năm 1996, Liên minh châu Âu (EU) bắt buộc tự do hóa và hội nhập các hệ thống năng lượng quốc gia, đặt giá phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ sản xuất điện, thiết lập mục tiêu ràng buộc cho việc ứng dụng năng lượng tái tạo, chấm dứt độc quyền
năng lượng nhà nước, và tài trợ việc tạo ra các cơ quan thiết lập quy định và tiêu chuẩn cấp EU các cho cơ sở hạ tầng và thị trường năng lượng.
Bảng 2.1: Những gói kích thích kinh tế toàn cầu và Đầu tư xanh (tính đến tháng 1/2009)
Nước Tổng gói
kích cầu (tỷ USD)
Đầu tư xanh (tỷ USD) GDP (tỷ USD) Tỷ trọng đầu tư xanh Tỷ trọng đầu tư xanh trong GDP Carbon thấp Khác Tổng Pháp 33,7 7,1 7,1 2 075,0 21,2 0,3% Đức 104,8 13,8 13,8 2 807,0 13,2 0,5% Anh 34,9 3,7 0,1 3,7 2 130,0 10,6 0,2% EU 38,8 22,8 22,8 14 430,0 58,7 0,2% Tổng G20 2 702,2 366,3 88,4 454,7 63 145,8 16,8 % 0,7%
Nguồn: Robins và cộng sự (2009a,b,c), Khatiwada (2009), Edward B. Barbier (2009b)
Theo Chính sách gắn kết Châu Âu đã được ban hành ngày 9/3/2009, EU sẽ đầu tư 105 tỷ EUR vào kinh tế xanh (gấp 3 lần so với số tiền đã được chi cho giai đoạn 2002-2006). Hơn một nửa ngân sách này (54 tỷ EUR) được dùng để giúp đỡ các chính phủ thành viên EU tuân thủ hệ thống pháp luật về môi trường của EU. Đồng thời, EU cũng sẽ dành riêng 28 tỷ EUR cho việc cải thiện nguồn nước và quản lý rác thải. Việc thực hiện chính sách này cũng đã mở ra các thị trường mới cho các nền kinh tế trong khối thông qua việc nắm bắt các cơ hội mới đến từ công cuộc chống lại biến đổi khí hậu. Gần 1/2 các quốc gia thành viên của EU đã đưa các chỉ số giảm lượng khí thải nhà kính vào chương trình gắn kết của quốc gia mình.
Tháng 10/2009, Ủy ban châu Âu giới thiệu kế hoạch “ Đầu tư vào phát triển công nghệ thải ít khí C02 và con đường phát triển công nghệ giai đoạn 2010-2020”. Theo đó trong vòng 10 năm tới, nhu cầu đầu tư cho các lĩnh vực thuộc 6 sáng kiến công nghệ ở châu Âu sẽ là [5]:
- 6 tỷ Euro dành cho năng lượng gió - 16 tỷ Euro dành cho năng lượng mặt trời - 2 tỷ Euro đối với các hệ thống điện - 9 tỷ Euro đối với năng lượng sinh học - 13 tỷ Euro đối với việc dự trữ khí các-bon
- 7 tỷ Euro đối với phát triển năng lượng hạt nhân.
- 5 tỷ Euro đối với sáng kiến công nghệ phối hợp sản xuất pin nhiên liệu hiđrô
Đức đã ban hành hai gói kích thích kinh tế tổng trị giá lên đến 105 tỷ USD, tương đương 1,5% và 2% GDP năm 2009 và 2010. Các gói kích thích kinh tế này bao gồm cắt giảm thuế và đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Trong đó phần đầu tư xanh tập trung cho việc chống BĐKH và nâng cao hiệu quả năng lượng với các kế hoạch nhằm cải tiến các tòa nhà và phương tiện giao thông. [50] Kinh phí có sẵn cho công cuộc đổi mới trên các tòa nhà nhằm mục đích cắt giảm phát thải CO2 sẽ được nâng lên 3,78 tỷ USD từ 2009 đến năm 2011. Đầu tư khẩn cấp trong giao thông sẽ được đẩy mạnh trong năm 2009 và 2010, một chương trình mới 1,26 tỷ USD/năm đã được đưa ra. Việc mở rộng đường sắt và đường thủy được trợ cấp. Số tiền thuế được khấu trừ cho sửa chữa và hiện đại hóa nhà ở sẽ tăng gấp đôi lên hơn 1.500 USD. Xe ô tô mới sẽ được thuế miễn phí cho một năm và những xe có lượng khí thải thấp sẽ được miễn thuế trong hai năm. Việc giảm thuế kết thúc vào ngày 31/12/2010 [55]
Ở Pháp, kể từ khi diễn đàn về môi trường Grenelle của Pháp ra đời (2007), nước này đóng một vị trí quan trọng trong tiến trình tăng trưởng xanh. Hơn nữa, nước này đã nắm lấy cơ hội của cuộc khủng hoảng để chuyển sang nền kinh tế xanh hơn. Trong các nước công nghiệp hóa, kế hoạch đối phó với khủng hoảng của Pháp tỏ ra đầy tham vọng: 1/3 kế hoạch nhằm vào những biện pháp xanh (so với 13% của Mỹ) và một cam kết tài chính có giá trị cao (110 tỷ euro cho nước Pháp trong 12 năm, so với 70 triệu euro của Mỹ trong 10 năm).
2.1.2.2. Xu thế xây dựng và củng cố các thể chế, chính sách cho tăng trưởng xanh
Bất kì một sự chuyển đổi mô hình nào cũng cần đến những thay đổi và củng cố về mặt thể chế và chính sách, để đảm bảo sự tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng diễn ra đúng hướng và bền vững. Sau khủng hoảng, các nước đưa ra các gói kích thích kinh tế mang tính phục hồi, nhưng cũng là điều kiện để các quốc gia củng cố, làm mới và hoàn thiện khuôn khổ chính sách và thể chế phù hợp với các mục tiêu và lộ trình phát triển mới.
Ở châu Âu, chương trình châu Âu 2020 đã thành lập các mục tiêu hiệu lực thi hành cho việc tích hợp, tự do hóa, và giảm hóa carbon của hệ thống cung cấp điện châu Âu, và các mục tiêu đầy tham vọng nhưng đầy khát vọng về hiệu suất năng lượng. Năm 2010, bộ chính sách năng lượng của EU bao gồm bốn sáng kiến lớn:
(1) Chương trình Thương mại phát thải, thiết lập giá các lượng khí thải carbon có nguồn gốc từ năng lượng cho khoảng 40% của nền kinh tế châu Âu thông qua các giới hạn hàng năm về khí thải và thị trường thứ cấp cho lượng khí thải cho phép trong giới hạn đó.
(2) Chỉ thị năng lượng tái tạo, trong đó đặt mục tiêu bắt buộc đối với các nước thành viên tiêu thụ, trung bình cho cả EU, là 20% sản lượng điện của họ từ các nguồn tái tạo vào năm 2020
(3) Chương trình Tự do hóa thị trường năng lượng, phá bỏ thị trường năng lượng quốc gia tích hợp theo chiều dọc vào các lĩnh vực riêng biệt của sản xuất, phân phối và bán lẻ; và đặt ra các điều khoản mới cho thị trường cạnh tranh trong việc cung cấp năng lượng bán buôn và bán lẻ (Jamasb và Pollitt, 2005).
(4) Kế hoạch và chương trình khung, trong đó cung cấp quỹ châu Âu và các nước thành viên quan trọng cho nghiên cứu, phát triển, và triển khai các công nghệ năng lượng mới (European Commission Staff, 2009; European Commission, 2009).
Bộ chính sách của EU kết hợp tiến bộ về giảm khí thải với hành động về an ninh năng lượng và sức cạnh tranh kinh tế, cho phép trợ cấp các mục tiêu chính sách khác nhau và giữ liên minh chính trị giữa các nước thành viên. Như vậy, EU đã bắt tay vào một chiến lược phức hợp với nhiều đề nghị trong chiến lược "tăng trưởng xanh". Cải thiện khả năng cạnh tranh và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, tăng trưởng xuất khẩu trong các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo thông qua xúc tiến thị trường nội địa, và tạo doanh thu từ giá khí thải để nghiên cứu và phát triển, tất cả đều đại diện cho chiến lược tăng trưởng xanh nổi bật. Ủy viên Hội đồng Năng lượng Günther Öttinger lập luận ủng hộ châu Âu tăng chi tiêu vào công nghệ năng lượng phát thải thấp bằng cách nói rằng "trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, chúng ta cần phải tránh rằng chúng ta bắt đầu tụt lại phía sau Trung Quốc và Mỹ."
Đức đã thực hiện tốt thông qua thúc đẩy các công ty năng lượng tái tạo như Siemens nội địa (mặc dù Frondel và cộng sự (2009) cho thấy, có một chi phí
rất cao, đặc biệt là cho các công nghệ năng lượng mặt trời). Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đều đã tìm cách sử dụng mở rộng thị trường trong nước để thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu ra nước ngoài và tái phát triển công nghiệp nội địa (Rosenthal, 2010). Cuối cùng, một loạt các quốc gia, từ Anh Quốc đến Ba Lan, xem năng lượng gió ngoài khơi là nguồn nhu cầu mới cho lao động tay nghề cao di dời từ các thành phần suy giảm chẳng hạn như thăm dò dầu khí (Scotland) và xây dựng tàu (Ba Lan). Như Huberty và cộng sự (2011) lưu ý, mặc dù, các chiến lược này vẫn còn giới hạn trong phạm vi và thời gian tiềm năng.
Các nước châu Âu đi đầu trong cuộc cải cách thuế sinh thái, một trong những chính sách trụ cột cho chiến lược tăng trưởng xanh. Năm 1993, Ủy ban châu Âu đã có cái nhìn chuyên sâu vào những thách thức phải đối mặt trong tương lai và đánh giá sự chuẩn bị của các khối kinh tế để ứng phó với chúng. Ủy ban kết luận rằng nguồn lực lao động không được sử dụng đầy đủ và tài nguyên môi trường bị sử dụng quá mức. Các loại thuế đánh cao đánh vào việc sử dụng