Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xan hở một số nước EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi mở cho việt nam (Trang 52 - 62)

2.2.1. Lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh

Hiện nay vẫn chưa có một lộ trình thống nhất nào trên thế giới cho việc chuyển đổi từ “nền kinh tế nâu” sang “nền kinh tế xanh”. Điều này vẫn đang được tranh luận và có những quốc gia đã đưa ra những gợi ý về lộ trình thực hiện của riêng mình.

Liên minh châu Âu EU và các quốc gia thành viên tập trung vào các

hành động có thể tạo thành cơ sở của một lộ trình cho nền kinh tế xanh và đề xuất một số hành động xuyên suốt và ngành cụ thể để đưa vào lộ trình. Tuy nhiên, EU nhấn mạnh rằng đây không phải là đề nghị cuối cùng mà nên được xem xét như là một đóng góp cho các cuộc đối thoại Quốc tế ở Rio 20. Các đề xuất bao gồm: (1) Kết quả từ Rio +20 nên là một lộ trình với thời hạn cho các mục tiêu cụ thể, mục tiêu và hành động ở cấp Quốc tế; (2) EU đề nghị các hành động trong các lĩnh vực xuyên suốt sau: Đo lường tiến bộ - mô hình và các chỉ số, tiêu thụ và sản xuất bền vững (SCP); Đề án Phát triển năng lực nghiên cứu và hợp tác khoa học, sáng tạo tài chính và trợ cấp; và (3) Đề xuất các hành động phải thực hiện ở trong các khu vực cụ thể sau: nước, thực phẩm và nông nghiệp,

năng lượng bền vững, lâm nghiệp, đất và quản lý đất đai bền vững, môi trường biển - đại dương, thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững, đầu tư vào vốn tự nhiên cho một nền kinh tế xanh, hóa chất; và phát triển đô thị bền vững.

Thụy Sĩ là một nhà lãnh đạo trong các cuộc thảo luận xung quanh lộ trình

chuyển sang nền kinh tế xanh.Tầm nhìn của Thụy Sĩ cho một nền kinh tế xanh bao gồm: (1) Kết quả từ Rio +20 nên là một lộ trình cho nền kinh tế xanh Quốc tế và cam kết của các nước để phát triển một kế hoạch hành động quốc gia cho nền kinh tế xanh; (2) Lộ trình cần phải có một chân trời thời gian 20 năm (năm 2032); (3) Lộ trình sẽ có hai cấp độ: Ở cấp độ chính sách (một tầm nhìn chung, mục tiêu chung, các chỉ số và mốc thời gian để đạt được các mục tiêu sẽ được xây dựng ở cấp chính trị) và cấp độ hoạt động: một hộp công cụ với các công cụ, phương pháp tiếp cận và biện pháp cụ thể dựa trên thực hành tốt nhất sẽ được làm sẵn có để thực hiện thực tế; (4) Lộ trình nên nhận ra điểm bắt đầu và các tình huống khác nhau của các nước - không tồn tại một lộ trình phù hợp cho tất cả

các quốc gia; và (5) Lộ trình nên được hướng dẫn bởi các nguyên tắc Rio.

Bên cạnh những thách thức về kinh tế do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đem lại, nhiều nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến biến đối khí hậu; nước biển dâng; hạn hán, lụt lội; ô nhiễm môi trường; vấn đề an toàn năng lượng. Do đó, mỗi nước phải có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu những tác động này, tạo điều kiện để phát triển kinh tế bền vững.

2.2.2. Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU.

Hiện nay, việc chuyển đổi kinh tế xanh đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của cả châu Âu nói chung và của các nước tại Liên minh châu Âu nói riêng.

Về quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh có sự khác nhau trong

cách tiếp cận quá trình này, trong khi các nước phát triển tập trung chuyển đổi sang một xã hội ít các- bon (nhấn mạnh đến yếu tố môi trường) thì các nước kém phát triển hơn lại nhấn mạnh vào yếu tố tăng trưởng trong xã hội ít các-bon. Vì thế, ngoài khái niệm kinh tế xanh, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển còn quan tâm hơn tới khái niệm tăng trưởng xanh do mục đích tăng trưởng luôn được đặt lên hàng đầu đối với các nền kinh tế này. Bên cạnh đó, bước đi, thời gian và chi phí để chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước về nguồn lực tự nhiên, con người và trình độ phát triển. Nhìn chung, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh có hai con đường chính. Các nước phát triển có điều kiện tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ thì có thể chuyển sang nền kinh tế xanh thông qua đầu tư, phát triển những lĩnh vực mới trong nền kinh tế có thể giúp xã hội phát triển, môi trường bền vững; trong khi đó, các nền kinh tế đang phát triển phải tốn nhiều chi phí và thời gian hơn bằng cách điều chỉn dần dần để nền kinh tế truyền thống trở nên thân thiện hơn với môi trường.

Hiện nhiều nước EU đang tiên phong trong việc xây dựng nền kinh tế xanh (như Đức, Hà Lan, Pháp, Anh …) với các biện pháp chính là: 1- Tăng đầu tư và chi tiêu trong các lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, như năng lượng, giao thông, xây dựng, nông nghiệp, du lịch, văn hóa, xử lý chất thải,… 2- Nâng cao nhận thức về các thách thức của nền kinh tế truyền thống cũng như cơ hội, thuận lợi của nền kinh tế xan và sự phát triển bền vững, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và đầu tư đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động phục vụ trong nền kinh tế xanh; 3- Mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường thông qua các chính sách khuyến

khích người tiêu dùng quan tâm tới sản phẩm xanh và có ghi nhãn sinh thái; 4- Giảm chi tiêu chính phủ vào các lĩnh vực sử dụng nguồn lực tự nhiên không thể tái tạo; 5- Phát triển mạng lưới các tổ chức, cơ quan giúp quản lý việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, đồng thời thiết lập hệ thống quy định pháp luật và chính sách giúp thúc đẩy kinh tế xanh ( như ban hành các quy định, tiêu chuẩn về môi trường cho hàng hóa, dịch vụ, tăng ưu đãi thuế đối với việc sản xuất kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thân thiện môi trường; hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ xanh, hỗ trợ đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế xan, …; 6- Sử dụng công cụ thuế, phí để giảm thiểu tác động tiêu về môi trường (áp dụng cơ chế mua bán phát thải khí nhà kính; áp thuế, phí đối với việc sử dụng năng lượng kém hiệu quả, thuế sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông;… tính đến các ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và cuộc sống con người khi hạch toán giá cả, chi phí hàng hóa, dịch vụ, từ đó tạo điều kiện để thị trường hàng hóa và từng bước chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ thân thiện môi trường; 7- Tăng cường hợp tác quốc tế để thiết lập các cơ chế ràng buộc điều chỉnh tới các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng tới phát triển bền vững.

Trong các nước EU, Pháp là quốc gia thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xanh- bền vững một cách rất tích cực và hiệu quả. Trong đó đáng chú ý là chương trình sản xuất điện tử các nguồn nhiên liệu tái tạo (đến năm 2030 đạt khoảng 23%). Cùng với đó là khôi phục hoạt động của các nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo, phát triển các dự án “ tăng trưởng xanh” trên khắp đất nước. Theo mục tiêu trong 10 năm tới, Chính phủ Pháp sẽ dành ngân sách khoảng 450 tỷ Euro cho các lĩnh vực đóng góp cho kinh tế xanh: năng lượng tái tạo, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý nguồn nước, xử lý rác thải, xây dựng, vận tải. Điều

này đang được chính phủ Pháp đặc biệt quan tâm là “ tạo thêm nhiều việc làm thông qua các dự án phát triển kinh tế xanh”. Theo đánh giá của các chuyên gia về năng lượng và môi trường, Pháp là quốc gia có nhiều tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo (nhất là từ gió, với hơn 3.500 trạm sản xuất điện từ gió, và Mặt trời). Vì thế, chính phủ nước này đã đề ra và thực thi nhiều chính sách tạo điều kiện cho thị trường năng lượng tái tạo phát triển: miễn giảm thuế tiêu thụ, tăng cường các chiến dịch quảng cáo, kêu gọi, khuyến khích người dân sử dụng nguồn điện tái tạo và tự nhiên, phát huy những sáng kiến về “ việc làm kinh tế xanh”, những phát minh mới… Chính phủ Pháp còn đặt mục tiêu về sử dụng năng lượng hiệu quả, thúc đẩy mua sắm các sản phẩm xanh, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo,… nhằm cho đông đảo người dân nhận thấy đó là cơ hội thị trường lớn và bền vững. Chính phủ và các ban ngành liên quan luôn có biện pháp để tạo niềm tin đối với sự bền vững của thị trường kinh tế xanh. Đặc biệt, chính phủ Pháp có những nghiên cứu toàn diện về kinh tế xanh; điều tra hàng năm về thị trường lao động xanh để có những đánh giá về việc làm và xu thế phát triển các ngành công nghiệp xanh. Tại châu Âu, Pháp là một trong số ít quốc gia sử dụng năng lượng tái tạo nhiều nhất, chiếm hơn 7% tổng nguồn năng lượng của nước này. Nước Pháp đặc biệt được đánh giá cao trong việc sử dụng nguyên vật liệu cách âm, cách nhiệt đối với các công trình xây dựng mới và sửa chữa lại hệ thống cách nhiệt của nhiều tòa nhà cũ ở thủ đô Pari và các thành phố lớn nhằm tiến tới giảm thiểu 30% tiêu thụ điện năng vào năm 2020.

Đan Mạch là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới và châu Âu trong hoạt động BĐKH, sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả. Năm 2006, Thủ tướng Đan Mạch đã trình bày các mục tiêu đầy tham vọng về việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch khỏi các nguồn năng lượng ở Đan Mạch. Bối

cảnh khủng hoảng kinh tế và BĐKH toàn cầu là điều kiện để Đan Mạch thúc đẩy tăng trưởng xanh mạnh mẽ hơn nữa "Chiến lược năng lượng 2050" xuất bản gần đây đặt ra một mục tiêu đến năm 2050 và vạch ra một lộ trình để đạt được điều đó. Nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng tăng gấp mười lần từ 183,4 triệu USD đến 1,83 tỷ USD vào năm 2012. Các ngành công nghiệp Đan Mạch chịu ràng buộc phát thải, doanh thu được sử dụng trong cuộc cải cách thuế xanh – giảm thuế về lao động và tăng thuế ô nhiễm. Giới thiệu về thuế xe xanh sẽ làm việc mua phương tiện tiết kiệm năng lượng rẻ hơn nhưng sử dụng một chiếc xe hơi thì tốn kém hơn [60]. Sự thay đổi chính sách hỗ trợ cho năng lượng tái tạo và tìm cách hỗ trợ hội nhập sâu hơn của sinh khối, gió, khí sinh học thông qua trợ cấp, hỗ trợ RD&D, và các cuộc gọi thầu trên hai trang trại gió mới (400 + 600 MW). Khi lý do cho chính sách này là tăng trưởng kinh tế cũng như bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng, cần hiểu rằng ngành công nghiệp phát triển công nghệ sạch sẽ nổi lên như một kết quả của các giai đoạn đầu tiên của tăng trưởng xanh. Hai nghiên cứu của chính phủ từ năm 2006 và 2009 điều tra tiềm năng kinh doanh "xanh" ở Đan Mạch đã xác định được một nhóm các khả năng cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp công nghệ sạch tại Đan Mạch sản xuất và xuất khẩu giải pháp "sạch" cho các vấn đề môi trường. Đến năm 2006, khu vực này bao gồm 720 công ty sử dụng khoảng 120.000 lao động, với tổng giá trị gia tăng trong lĩnh vực này chiếm 86 tỷ DDK (tiền Đan Mạch) - khoảng 5% GDP (Andersen, Bertelsen, và Rostend, 2006; FORA 2009). Xuất khẩu và doanh thu trong lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ từ 2000-2008 so với các khu vực khác của nền kinh tế cũng như Liên minh châu Âu (Danish Government 2010). Nói cách khác, Đan Mạch hiện đang được ở một vị trí mạnh trên thị trường công nghệ sạch toàn cầu, trong đó đất nước này đứng đầu thế giới trong

sản xuất năng lượng gió. Vị trí này, do đó trở nên thú vị về mặt chính trị vì nhu cầu về năng lượng xanh toàn cầu cao và dự kiến sẽ tăng ồ ạt trong tương lai. Có một tiềm năng rất lớn thị trường toàn cầu cho công nghệ sạch, và đầu tư trong lĩnh vực này được dự báo sẽ tăng nhanh chóng trong ṿòng 20 năm tới .

Cùng với Đức và Pháp, Đan Mạch, nhiều nước EU khác như: Anh, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Hà Lan, Đan Mạch, Áo… cũng xây dựng nhiều dự án năng lượng gió, mặt trời. Nhìn chung, các nước EU đều có những cơ chế, chính sách tập trung tạo thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó trọng tâm là cơ cấu ngành nghề phù hợp, ưu tiên phát triển các ngành có ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; tập trung tuyên truyền về kinh tế xanh nằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Cùng với đó là đầu tư cho hợp tác nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiêu hao ít năng lượng, công nghệ giảm thiểu phát thải gây hiệu ứng nhà kính,… Đặc biệt là khuyến khích tiết kiệm tài nguyên và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên quý hiếm, bảo vệ môi trường. [16]

Trong các nước EU, Hà Lan cũng là một điển hình về chuyển đổi sang

nền kinh tế xanh. Hà Lan cam kết để thực hiện tăng trưởng kinh tế mà không

làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Trong một “nền kinh tế xanh”, các sáng kiến địa phương, từ dưới lên với sự tham gia của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự là rất quan trọng. Tăng trưởng xanh có thể tạo ra các cơ hội đầu tư mới cho hoạt động kinh doanh, trong khi bảo vệ các nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Chính phủ Hà Lan đã thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh thông

qua một số công cụ. Thứ nhất, công bố “Chương trình nghị sự phát triển bền

vững” vào ngày 03 tháng 10 năm 2011. Chương trình nghị sự này mô tả các lĩnh vực chính cho hành động và liên kết các cam kết hiện có và mới của chính phủ

và các bên liên quan khác. Các cam kết này có thể rất cụ thể, chẳng hạn như là một mục tiêu tăng tỷ lệ chất thải tái chế lên 83% vào năm 2015, hoặc mục tiêu để có 15-20.000 xe điện ở Hà Lan vào năm 2015 và 200.000 vào năm 2020. Cam kết đầy tham vọng đã được thực hiện trong lĩnh vực của các chuỗi tài nguyên bền vững, hướng tới tiêu thụ 100% đậu nành cũng như 50% gỗ nhiệt đới và ca cao.

Thứ hai, khuyến khích các thành phần kinh tế và các bên liên quan tham

gia vào chương trình phát triển xanh, vai trò của kinh tế tư nhân được đề cao, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và nguồn ngân sách bị thắt chặt. Chính phủ Hà Lan gần đây đã ban hành “Ưu đãi xanh- Green Deals”, như là một phần của “Chương trình nghị sự phát triển bền vững”. Ưu đãi xanh khuyến khích khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và công dân phát triển và thực hiện các kế hoạch cho một nền kinh tế bền vững hơn. Tạo ra quan hệ đối tác, trao đổi thông tin và giúp loại bỏ các quy định có hại để thực hiện các giao dịch có hiệu quả. Ví dụ về các Ưu đãi xanh là (1) một thỏa thuận với thành phố Amsterdam để xây dựng khí hậu trung lập vào năm 2015, (2) một thỏa thuận với Tổ chức sữa Hà Lan và các tổ chức nông nghiệp và làm vườn Hà Lan để thực hiện một chuỗi sữa 100% năng lượng trung lập năm 2020; (3) và một dự án thí điểm bởi KoppertCress, một công ty nhà kính, để lưu trữ nhiệt từ nhà kính của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi mở cho việt nam (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)