Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách marketing đối với hoạt động huy động vốn tại khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 40)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

3.1.1. Sự hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chắnh thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, ngân hàng TCMP Hàng Hải chắnh thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tắn dụng và Công ty Tài chắnh có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và ngân hàng TCMP Hàng Hải đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chắnh Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt NamẦ

Trong những ngày mới thành lập, Ngân hàng TCMP Hàng Hải chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ chỉ có 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Ngân hàng TMCP Hàng Hải tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

khủng hoảng tài chắnh tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

Đến nay, Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải là 9.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 114.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến hơn 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàngẦ đến nay, Ngân hàng TMCP Hàng Hải đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

- Tầm nhìn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải

 Trở thành Ngân hàng TMCP dẫu đần thị trường về cung ứng các

dịch vụ tài chắnh chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế.

 Trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng

động, chuyên nghiệp và lấy chữ Tắn trong mọi hoạt động kinh doanh.

- Sứ mệnh

 Thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành

Hàng hải, Bưu chắnh viễn thông, Hàng không, Đầu tư, Bảo hiểm

 Phát triển bền vững, tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối tượng khác hàng.

 Xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chắnh trong nước và quốc tế.

- Giá trị cốt lõi

 Chú trọng đáp ứng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ

 Hiệu quả là mục tiêu của mọi công việc.

 Học hỏi, sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện.

 Hợp tác, tin cậy là động lực của thành công

Các cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam:

- 12.07.1991: Chắnh thức khai trương tại thành phố Hải Phòng

- 1992 - 1994: Phát triển mạnh việc thực hiện giao dịch qua hệ thống

máy tắnh nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng về chất lượng dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế

- Năm 1996: Đã phát triển được mạng lưới chi nhánh trên 6 tỉnh,

thành phố trọng điểm kinh tế trong cả nước

- Năm 1997: Thu xếp thành công 28 triệu USD thông qua Ngân hàng

Mỹ (B.O.A) với sự bảo lãnh của Chắnh phủ đề đầu tư và 03 dự án trọng điểm quốc gia (Đường Láng Ờ Hòa Lạc, Quốc lộ 51 và quốc lộ 14

- 1998 - 2000: Vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh và vượt qua được sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng tài chắnh khu vực.

- Năm 2001: Là một trong 6 ngân hàng thương mại Việt Nam được

Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán.

- 2002 - 2004: Thực hiện củng cố bộ máy hoạt động và tiếp tục khẳng định thương hiệu Ngân hàng TMCP Hàng Hảitrên thị trường.

- Năm 2005: Là ngân hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia

giai đoạn 2 của Dự án Hiện đái hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán của WB từ năm 2005 đến nay.

- Tháng 8 - 2005: Chuyển trụ sở lên Hà Nội. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược đúng đắn, và là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Ngân hàng TMCP Hàng Hải

- 2006 - 2007: Tiến hành tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn

diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối Nghiệp vụ, đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chắnh.

- 2008 - nay: Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức hoạt động với việc

thành lập Ban ALCO, Ủy ban nhân sự, Ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng tắn dụng và hoàn thiện các khối nghiệp vụ

- Năm 2009: Tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ

với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Hệ thống này đã hoàn thành vào tháng 3 năm 2010

- 2009 - 2012: Thuê hãng tư vấn hàng đầu thế giới của Mỹ

làMcKinsey&Company xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh & thương hiệu cho toàn Ngân hàng.

- Hiện tại: Trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng với Vốn Điều lệ 9000 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 114 nghìn tỷ đồng và hơn 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.

-Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàngẦ đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 1991 1993 1996 2004 2006 2007 2009 2010 2014 40 60 109 200 700 1500 3000 5000 9000

Biểu đồ 3.1: Quá trình tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Như vậy chỉ với 40 tỷ đồng vốn điều lệ lúc khởi điểm thành lập ngân hàng thì qua thời gian con số đó đã không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng . Đến năm 2014 đã đạt mốc 9.000 tỷ đồng, tăng hơn 200 lần so với năm 1991. Điều đó chứng tỏ sự phát triển bền vững, ngày càng lớn mạnh của ngân hàng, chứng tỏ chiến lược đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như chứng tỏ được sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng đối với ngân hàng.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy nhân sự

Đại hội đồng Cổ đông

HĐQT

Tổng Giám đốc

Ban Kiểm soát

Phòng kiểm toán nội bộ Ban thư ký HĐQT

UB Quản lý rủi ro UB Nhân sự UB Kiểm soát và tuân thủ

Phòng Trợ lý TGĐ Ban ALCO HĐ Tắn dụng HĐ Điều hành NH cá nhân NH SME NH DN lớn NH định chế tài chắnh Khối quản lý rủi ro Khối phê duyệt tắn dụng Khối quản lý tài chắnh Khối công nghệ Ngân hàng Khối quản lý nhân tài Khối quản lý chiến lược Khối Tổng hợp Khối Tổng hợp Khối vận hành Khối PC và GSTT

- Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng TMCP Hàng Hải, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng TMCP Hàng Hải quy định.

- Hội đồng quản trị

Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đắch, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông , Hội đồng quản trị giữ vai tròn định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. Hiện tại Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Hàng Hải có 7 thành viên.

- Ban Kiểm soát

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chắnh của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chắnh 6 tháng và hàng năm; báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông tin chắnh xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chắnh của Ngân hàng. Hiện tại ban kiêm soát của Ngân hàng TMCP Hàng Hải có 3 thành viên.

- Các hội đồng, Ủy ban, Ban

Do Hội đồng quản trị thành lập, làm tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc quản trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay,Ngân hàng có các Hội đồng, Ủy ban sau:

- Hội đồng tắn dụng

Quyết định về chắnh sách tắn dụng và quản lý rủi ro tắn dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tắn dụng của Ngân hàng, Phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tắn dụng khác.

- Ủy ban nhân lực

- Ủy ban quản lý rủi ro

Tham mưu, đề xuất với Hội đồng quản trị trong việc xây dựng hệ thống, quy trình quản lý rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, giám sát việc thực thi chắnh sách, cảnh báo mức độ an toàn của Ngân hàng trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

- Ủy ban ALCO

Ủy ban Quản lý tài sản Nợ- Tài sản có ( ALCO) có chức năng quản trị, điều hành thống nhất, an toàn , hiệu quả tài sản Nợ, tài sản Có của ngân hàng để tối ưu hóa lợi nhuận trong mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và các quy định an toàn trong hoạt động tài chắnh, ngân hàng.

- Tổng giám đốc

Là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị , trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. 3.2. Thực trạng huy động vốn của khối Ngân hàng cá nhân tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Tình hình huy động vốn của khối Ngân hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2011-2014 được chia theo các tiêu chắ như sau:

3.2.1. Thực trạng huy động vốn theo hình thức huy động

Về mặt lý luận nếu dựa vào tiêu thức huy động vốn thì nguồn vốn huy động của ngân hàng được chia làm 02 loại: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi và nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Nguồn vốn nói chung và nguồn vốn huy động nói riêng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam hiện nay sử dụng các hình thức huy động dưới đây:

- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - Nguồn vốn huy động từ dân cư

- Nguồn vốn huy động từ việc phát hành các giấy tờ có giá - Nguồn vốn khác

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng, giảm ( %) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng, giảm ( %)

Tiền gửi của khách hàng 48,626,708 51,77 62,294,523 69,35 28,1 71,060,046 73,7 14,07

- Tiền gửi của TCKT 28,396,429 58,39 37,765,025 60,62 32,99 40,731,618 57,32

7,85

+ DN nhà nước 13,139,709 46,27 20,173,785 53,42 53,53 20,170,297 49,52 (0,017)

+ DN ngoài nhà nước và các đối tượng khác

15,121,070 53,25 16,993,253 45 12,38 19,143,860 47 12,65

+DN có vốn đầu tư nước ngoài 135,650 0,48 597,987 1,58 340,83 1,417,461 3,48 137,03

- Tiền gửi của cá nhân 20,226,888 41,6 24,527,058 39,37 21,26 30,321,322 42,67 25

- Tiền gửi của các đối tượng khác 3,391 0,01 2,440 0,01 17,52 7,106 0,01 191,23

Tiền gửi của các TCTD 33,099,544 35,24 20,350,698 22,65 (38,52) 19,871,744 20,61 (2,35)

Phát hành giấy tờ có giá 12,195,320 12,99 7,178,500 8 (41,14) 5,486,182 5,69 (23,57)

Tổng 93,921,572 100 89,822,721 100 (4,36) 96,417,972 100 7,34

Từ bảng phân tắch trên ta có thể thấy những vấn đề sau về tình hình huy động vốn xét theo hình thức huy động trong những năm vừa qua:

Về loại hình huy động: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam có các hình thức huy động khá phong phú và truyền thống bao gồm huy động qua các TCKT thông qua việc huy động từ tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, quốc doanh và ngoài quốc doanh, huy động qua các đối tượng là khách hàng cá nhân, huy động qua việc phát hành giấy tờ có giá và qua việc thu hút tiền gửi của các TCTD. Việc này giúp cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam có thể chủ động được nguồn vốn huy động, luôn có được kế hoạch bù đắp khi bị mất nguồn, giúp tổng thể ngân hàng hoạt động một cách nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

Chúng ta có thể thấy nhìn một cách tổng thể thì nguồn tiền gửi của khách hàng là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động, lần lýợt là 51,77% nãm 2012, nãm 2013 là 69,35% và lên 73,7% nãm 2014.

Bên cạnh đó, dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy đối với khối Ngân Hàng cá nhân của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải thì nhìn một cách chi tiết, nguồn huy động từ đối tượng khách hàng các nhân liên tục tăng qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014, cụ thể: Năm 2012 huy động được 20.226.888 triệu đồng, chiếm 41,6% trong tổng nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng của toàn ngân hàng. Năm 2013 huy động được 24.257.058 triệu đồng, chiếm 39,37% và năm 2014 huy động được 30.321.322 triệu đồng và chiếm 42,67% trong tổng nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng của toàn Ngân hàng. Điều này chứng tỏ khối Ngân Hàng cá nhân của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã có những chắnh sách huy động hiệu quả và phù hợp. Tuy nhiên do đây là nguồn huy động chắnh, cốt lõi của khối ngân hàng cá nhân nên với tỷ trọng đạt được như trên, để đạt được sự ổn định trong cơ cấu nguồn huy động cũng như để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trong thời gian tới thì ngân hàng vẫn cần nâng cao tỷ trọng hơn nữa.

3.2.2. Thực trạng huy động vốn theo kỳ hạn

Nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam được phân ra thành các kỳ hạn khác nhau bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và kỳ hạn tháng là từ 1 tháng đến 36 tháng. Cơ cấu theo kỳ hạn của nguồn vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng như xây dựng những chắnh sách huy động phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách marketing đối với hoạt động huy động vốn tại khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)