Xây dựng kế hoạch giám sát tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở bộ xây dựng (Trang 73 - 75)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng giám sát tài chính của Bộ Xây dựng giai đoạn

3.2.1. Xây dựng kế hoạch giám sát tài chính

Bộ thực hiện xây dựng kế hoạch giám sát trên cơ sở thông tin thu thập được từ kết quả quản lý trong cả quá trình và từ chính báo cáo của các doanh nghiệp. Để có được nguồn thông tin đó, hàng năm, Bộ giao Vụ KHTC đã chủ trì phối hợp với các Vụ TCCB, QLDN thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư của từng công ty mẹ để thực hiện giám sát trong quá trình hoạt động của các DN.

Từ khi cơ chế giám sát có hiệu lực (năm 2013) đến năm 2018, trong 2 năm đầu của giai đoạn là 2014 và 2015, Bộ chưa lập kế hoạch giám sát tài chính doanh nghiệp (bao gồm kế hoạch kiểm tra và thanh tra) theo quy định do trong năm 2015, Bộ Xây dựng cũng như 15/16 Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng đang tập trung để cổ phần hóa hoặc quyết toán vốn nhà nước giai đoạn từ khi xác định đến khi chính thức chuyển sang cổ phần, đến tháng 8/2015 mới thực hiện Kế hoạch giám sát tài chính doanh nghiệp 06 tháng năm 2015 và năm 2015.

Xét trong góc độ cả giai đoạn, đây là thời kỳ đầu của việc thực hiện cơ chế giám sát tài chính theo phương thức mới, cơ chế này đã được Chính phủ cụ thể hóa bằng hệ thống văn bản tương đối đồng bộ tuy nhiên việc thực hiện ở tất cả các Bộ, ngành quản lý khác cũng chỉ dừng lại ở kết quả giám sát cuối cùng là doanh nghiệp đó xếp loại gì (A/B hay C tương ứng với an toàn hay mất an toàn về tài chính) và đại diện chủ sở hữu vốn, kiểm soát viên được đánh giá thế nào (hoàn thành xuất sắc/hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ) còn trên thực tế công tác này chưa được thực hiện một cách bài bản và có quy trình, và khâu xây dựng kế hoạch giám sát thường bị bỏ qua hoặc chỉ làm hình thức đối phó.

Không xây dựng kế hoạch giám sát tài chính không có nghĩa là Bộ không thực hiện công tác này mà các nội dung liên quan đến tài chính doanh nghiệp được Bộ theo dõi, kiểm tra tra trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các

“kênh” quản lý và các đầu mối quản lý theo phương thức quản lý trước đây căn cứ vào các văn bản như Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định 25/2010/NĐ- CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH 1 TV và tổ chức quản lý công ty TNHH 1 TV do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Năm 2015, Bộ Xây dựng có phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch giám sát tài chính trực tiếp năm 2015 và 06 tháng đầu năm 2015 của 10 Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng trên cơ sở kế hoạch của Bộ Tài chính đưa ra. Kết quả giám sát đã được Tổ công tác của Bộ Xây dựng lập tại 05 Tổng công ty cơ bản phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của các đơn vị.

Đến năm 2016, Bộ đã xây dựng kế hoạch giám sát tài chính các doanh nghiệp trực thuộc nêu cụ thể về vấn đề giám sát, hình thức giám sát, thời gian giám sát và đơn vị thực hiện giám sát…

Kế hoạch này cũng được xây dựng trên cơ sở phối kết hợp yêu cầu giám sát của tất cả các bên liên quan, nêu rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi giám sát, thanh kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp và gửi tới Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước và các đơn vị có liên quan để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để phối hợp thực hiện.

Năm 2017 và năm 2018, Bộ cũng thực hiện xây dựng kế hoạch giám sát trực tiếp và gián tiếp thông qua Quy chế giám sát đã được ban hành.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Bộ cũng thực hiện trao đổi với các bên liên quan về các nội dung thông qua hình thức trao đổi từ cấp chuyên viên trực tiếp thực hiện đến cấp lãnh đạo quản lý/phụ trách bằng các hình thức như thư điện tử, công văn hoặc gặp trực tiếp để thảo luận.

Thông thường, các ý kiến của các bộ, ngành liên quan thường tập trung vào chỉ đạo của Chính phủ đối với doanh nghiệp trong năm, về kế hoạch

thanh/kiểm tra của Thanh tra, Kiểm toán hoặc là các tồn đọng về tài chính tại doanh nghiệp thuộc trách nhiệm xử lý của Bộ Xây dựng.

Trên cơ sở các ý kiến thống nhất/không thống nhất hoặc ý kiến khác của các bên liên quan, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện hoàn chỉnh, cập nhật kế hoạch giám sát cho phù hợp.

Bước cuối cùng trong khâu này, Bộ Xây dựng tổng hợp kế hoạch giám sát tài chính tổng thể và cung cấp cho các bộ/ngành/đơn vị liên quan để cùng thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra. Kế hoạch này được phát hành tới các đơn vị liên quan muộn nhất vào tháng 12 của năm trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở bộ xây dựng (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)